Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước chuyên ngành IB thực hiện (Trang 70)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã được công bố như các báo cáo của kiểm toán nhà nước nói chung và kiểm

toán dự án đầu tư do vụ Ib thực hiện qua các năm. Ngoài ra thông tin, số liệu phục vụ nghien cứu đề tài còn được thu thập từ các nguồn trên internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan đến cuộc kiểm toán và chất lượng kiểm toán do Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện. Đó là các cán bộ thuộc KTNN, cán bộ thuộc kiểm toán chuyên ngành Ib và các cán bộ đơn vị được kiểm toán, các đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán.

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực của thông tin điều tra, dựa trên lý thuyết thống kê số lớn (mẫu từ 30 trở lên) chúng tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu thuận tiện 60 đối tượng trong đó có 30 cán bộ kiểm toán nhà nước (gồm 10 cán bộ các vụ của KTNN và 20 cán bộ các đoàn kiểm toán của KTNN chuyên ngành Ib) và 30 cán bộ quản lý thuộc các đơn vị được kiểm toán có liên quan đến các dự án đầu tư được KTNN chuyên ngành Ib thực hiện kiểm toán.

Để lấy được ý kiến đánh giá về chất lượng kiểm toán và kiểm soát CLKT, chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra (phần phụ lục). Tiến hành phát phiếu, thu phiếu và xử lý số liệu và lập bảng phân tích. Ngoài phát phiếu điều tra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia có kinh nghiệm về kiểm toán, đặc biệt là kinh nghiệm về kiểm soát chất kiểm toán các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN.

3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp thống kê mô tả:

Điều tra thu thập số liệu trên cơ sở khách quan đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời. Sau khi thu thập số liệu tiến hành phân bổ thống kê và tổng hợp thống kê tính toán các loại số liệu tuyệt đối, tương đối, bình quân và ghi sổ. Trên cơ sở đó mô tả sự biến động của các thông tin sau khi thu thập dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ nhằm đánh giá và phân tích HTKSNB.

Phương pháp phân tích quy trình:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả lại các quy trình làm việc và kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư được thực hiện tại chuyên ngành Ib. Thông qua quy trình, các đối tượng, nội dung kiểm soát được làm rõ, từ đó các sai sót, lỗi trong quá trình kiểm toán được dễ dàng tìm thấy. Quy trình phân tích bao gồm các bước công việc theo thứ tự, người chịu trách nhiệm trực tiếp, người

soát xét, kiểm tra, báo cáo...được thể hiện đầy đủ. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn kiểm toán một cách có căn cứ khoa học.

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu này bao gồm việc phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia về kiểm toán và chuyên gia kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đây là những người đang làm việc trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các chuyên gia am hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến chuyên gia chủ yếu dựa trên đánh giá hoạt động chất lượng kiểm soát, quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH IB THỰC HIỆN

4.1.1. Tổ chức KSCL kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib

4.1.1.1. Thực hiện kiểm soát từ Kiểm toán Nhà nước

Nhằm đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán của KTNN nói chung, kiểm toán các chuyên ngành nói riêng, KTNN đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán, trong đó có chuẩn mực KSCL kiểm toán và các quy định, quy chế về KSCL hoạt động kiểm toán do KTNN thực hiện.

Chỉ sau 5 năm hoạt động, năm 1999, KTNN đã ban hành được hệ thống chuẩn mực KTNN kèm theo Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN ngày 24/12/1999 của Tổng KTNN gồm 14 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực “Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán”.

Đến nay, KTNN đã ban hành được quy chế về KSCL kiểm toán tại Quyết định 395/QĐ-KTNN ngày 12/3/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước và tiếp tục được thay thế bằng Quyết định số 558/QĐ-KTNN ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước, trong đó quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng; đồng thời đưa ra các nội dung KSCL cụ thể theo các giai đoạn của quy trình kiểm toán.

Nhằm cụ thể hóa hệ thống CMKT, KTNN cũng đã ban hành Quy trình kiểm toán của KTNN và Quy trình kiểm toán các lĩnh vực chuyên ngành. Việc quy định cụ thế trình tự cũng như nội dung các bước trong quá trình kiếm toán,

Quy trình kiểm toán được ban hành tại Quyết định số 04/2007/QĐ- KTNN ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Tổng KTNN, trong đó quy định trình tự, thủ tục tiến hành công việc của mỗi cuộc kiểm toán.

Đối với lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, ngày 13/7/2017, Tổng KTNN ra Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ban hành Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế cho Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình năm 2013. Quy trình kiểm toán quy định trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiếm toán doanh nghiệp. Từ đó, có thể thấy được chức năng, trách nhiệm của từng cá nhân tham

gia trong Đoàn kiểm toán cũng như của lãnh đạo các KTNN chuyên ngành trong công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động kiểm toán.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, đặc biệt là sau khi Luật KTNN có hiệu lực, KTNN đã sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản mới, đảm bảo sự phù hợp với quy định của Luật KTNN cũng như góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác kiểm toán. Năm 2010, KTNN ban hành mới Hệ thống chuẩn mực KTNN, bao gồm 21 chuẩn mực chia thành 3 nhóm: chuẩn mực chung, chuẩn mực thực hành và chuẩn mực báo cáo. Trong đó, chuẩn mực 08 thuộc nhóm chuẩn mực thực hành là chuẩn mực quy định về KSCL. Chuẩn mực này đã đưa ra một số nội dung về công tác KSCL nhưng còn sơ sài, và mang tính chất chung chung, tháng 7/2014, KTNN đã ban hành chuẩn mực số 40 kèm theo Quyết định 03/2014 về KSCL kiểm toán, trong đó đã có quy định rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức tham gia trong quá trình KSCL kiểm toán. Tiếp tục quá trình sửa đổi và hoàn thiện tháng 7/2016 Tổng Kiểm toán đã ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN theo đó chuẩn mực kiểm toán số 40 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu, đạo đức nghề nghiệp.

Các quy định và chuẩn mực liên quan đến KSCL kiểm toán do KTNN ban hành là căn cứ để các bộ phận kiểm toán chuyên ngành đối chiếu, thực hiện để kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán. Cũng dựa vào chuẩn mực và các quy định này KTNN sẽ giám sát hoạt động kiểm toán của các đoàn kiểm toán chuyên ngành, đặc biệt là KSCLKT nhằm hạn chế rủi ro, sai phạm, bảo vệ tốt nhất tài sản công do Nhà nước đầu tư.

Như vậy, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán trước hết được thực hiện từ Tổng KTNN đến các bộ phận chức năng, các kiểm toán chuyên ngành và đến từng đoàn kiểm toán, KTV bằng các chuẩn mực, quy định, quy trình đã được xây dựng thống nhất của KTNN.

Theo Quyết định 395/QĐ-KTNN ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Tổng Kiểm toán, Quyết định 558/QĐ-KTNN ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Tổng Kiểm toán, công tác KSCL được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, lập KHKT cho đến kết thúc cuộc kiểm toán, lập báo cáo và phát hành BCKT.

bước thực hiện, quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ kiểm toán, trong đó có đưa ra các tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm toán các cấp và KTV. Thông qua việc quy định thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên của các bộ phận chức năng và của Tổng KKTNN sẽ có tác dụng ngăn ngừa sai phạm, nâng cao tính tuân thủ các quy định, chuẩn mực, đặc biệt là các quy định về đạo đức nghề nghiệp của Trưởng đoàn kiểm toán và của KTV. Các quy định của KTNN cũng quy định rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng, Phó trưởng đoàn kiểm toán dựa trên các quy định chuyên môn nghề nghiệp, các chuẩn mực và theo tính chất, mục tiêu của cuộc kiểm toán. Với hệ thống giám sát từ trên xuống sẽ đảm bảo các BCKT đạt được tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các ý kiến của KTV cũng có ý nghĩa tư vấn sát với thực tế của đơn vị được kiểm toán, giúp cho đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro.

Với cách thức tổ chức KSCLKT của Kiểm toán nhà nước được thiết lập như trên sẽ duy trì và tăng cường hệ thống KSCL kiểm toán tại các đoàn kiểm toán, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán và có tác dụng quản lý hiệu quả tài sản công.

4.1.1.2. Thực hiện kiểm soát tại Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib

Trong những năm vừa qua, hoạt động KSCL kiểm toán tại KTNN CN Ib đặc biệt được chú trọng và duy trì thường xuyên. Công tác KSCL hoạt động kiểm toán chuyên ngành cơ bản đã dựa trên các chuẩn mực, quy định do KTNN ban hành.

Hoạt động KSCL kiểm toán tại chuyên ngành được thực hiện ở cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán, từ khâu chuẩn bị kiểm toán, đến thực hiện kiểm toán và khâu lập và phát hành BCKT.

Trước hết, công tác chuẩn bị kiểm toán ngay từ đầu đã coi trọng công tác tổ chức và nhân sự, đó là việc thành lập và bổ nhiệm Trưởng, phó đoàn kiểm toán theo đúng tiêu chuẩn quy định, lựa chọn KTV đúng chuyên môn, phù hợp với đặc thù của cuộc kiểm toán. Cùng với công tác tổ chức nhân sự, các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của từng chức danh trong đoàn rất chi tiết và cụ thể. Các tiêu chí và phân công trách nhiệm đoàn kiểm toán chuyên ngành được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tiêu chí và phân công công việc các vị trí trong đoàn kiểm toán

Nguồn: Quốc hội (2015)

Vị trí Tiêu chí Phân công nhiệm vụ

Trưởng, phó đoàn kiểm toán -Có trình độ chuyên môn phù hợp -Là KTV chính -Chức vụ từ trưởng phòng trở lên + Trưởng đoàn:

-Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quyết định kiểm toán -Duyệt BBKT của các tổ, lập BBKT, báo cáo giải trình kết

quả kiểm toán trước kiểm toán trưởng cùng KTT báo cáo, giải trình trước Tổng KT; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng KTNN thông qua với đơn vị được kiểm toán, ký vào báo cáo kiểm toán

-Quản lý các thành viên đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng KTNN

-Báo có định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của kiểm toán trưởng về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán.

+ Phó trưởng đoàn kiểm toán, giúp trưởng đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm toán và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn kiểm toán về nhiệm vụ được phân công.

Tổ trưởng tổ kiểm toán -Có trình độ chuyên môn phù hợp - Là KTV chính hoặc giữ chức vụ từ phó phòng trở lên

-Chủ trì lập KHKT chi tiết của tổ

-Phân công nhiệm vụ cho từng KTV trong tổ

-Giám sát các KTV thực hiện theo KHKT chi tiết đã được Trưởng đoàn phê duyệt

-Chủ trì lập BB kiểm toán của tổ dựa trên các BBXN số liệu của các KTV Các thành viên tổ kiểm toán -Có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được phân công

-Thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến các nội dung -Viết báo cáo kiểm toán phần việc được giao

-Ghi nhật ký và cung cấp thông tin nếu được yêu cầu -Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của tổ trưởng

tổ kiểm toán Tổ kiểm soát của vụ Ib -Có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được phân công

-Kiểm soát các đoàn kiểm toán trong các đợt -Báo cáo vụ trưởng vụ kiểm toán Ib

Như vậy, các tiêu chí của các chức danh đoàn kiểm toán tại chuyên ngành cơ bản thực hiện theo quy định của KTNN và có một số điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng cuộc kiểm toán.

Ngoài công tác tổ chức, công tác kế hoạch kiểm toán cũng được xây dựng khá chi tiết, bao gồm các nội dung kiểm toán chủ yếu, tiến độ thực hiện kiểm toán… Quy trình kiểm toán được xây dựng dựa trên quy trình chung do KTNN xây dựng nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình chất và đặc thù của cuộc kiểm toán.

Thực hiện KSCL kiểm toán tại chuyên ngành cũng được thực hiện thông qua bốn cấp độ kiểm soát chính như:

- Kiểm soát của KTV. Đó là việc kiểm soát tuân thủ các quy định đối với KTV, thực hiện kiểm soát chéo giữa các KTV với nhau theo từng nhiệm vụ được giao. Kiểm soát của KTV dựa trên bảng phân công nhiệm vụ, tiêu chuẩn nghề nghiệp và theo quy trình kiểm toán đối với từng phần hành, chu trình kiểm toán cụ thể.

- Kiểm soát của Tổ trưởng Tổ kiểm toán. Đây là việc thực hiện kiểm toán trong nội bộ từng đơn vị, bộ phận kiểm toán, dựa trên sự phân công nhiệm vụ kiểm toán theo đơn vị tổ. Tổ trưởng tổ kiểm toán dựa vào chức năng, nhiệm vụ của từng KTV thực hiện kiểm soát việc thực hiện theo quy trình, kiểm soát từng nội dung kiểm toán theo tiến độ và kiểm soát việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của KTV.

- Kiểm soát của Trưởng đoàn kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm chung về kết quả cuộc kiểm toán nói chung và chất lượng kiểm toán nói riêng được thực hiện ở các tổ kiểm toán và đến từng KTV.

- Kiểm soát của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, theo quy định, trong một số trường hợp đặc biệt còn có sự tham gia kiểm soát của Lãnh đạo KTNN thông qua các Đoàn kiểm soát nóng (do Lãnh đạo KTNN quyết định thành lập).

4.1.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại chuyên ngành Ib chuyên ngành Ib

4.1.2.1. Phân công, phân nhiệm trong nội bộ chuyên ngành Ib

Thực hiện phân công, phân nhiệm trước hết phải dựa trên tính độc lập của hoạt động kiểm toán nói chung và của KTV nói riêng.

Kiểm toán nhà nước nói chung và kiểm toán dự án xây dựng cơ bản ở chuyên ngành Ib nói riêng xác định được tính chất độc lập của hoạt động kiểm toán. Kết quả kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào sự độc lập trong các hoạt động kiểm toán của các thành viên tham gia đoàn kiểm toán, sự độc lập thể hiện trong quan điểm làm việc, phương pháp thu thập thông tin,bằng chứng; phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước chuyên ngành IB thực hiện (Trang 70)