Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã được công bố như các báo cáo của kiểm toán nhà nước nói chung và kiểm
toán dự án đầu tư do vụ Ib thực hiện qua các năm. Ngoài ra thông tin, số liệu phục vụ nghien cứu đề tài còn được thu thập từ các nguồn trên internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan đến cuộc kiểm toán và chất lượng kiểm toán do Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện. Đó là các cán bộ thuộc KTNN, cán bộ thuộc kiểm toán chuyên ngành Ib và các cán bộ đơn vị được kiểm toán, các đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán.
Để đảm bảo tính khách quan, trung thực của thông tin điều tra, dựa trên lý thuyết thống kê số lớn (mẫu từ 30 trở lên) chúng tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu thuận tiện 60 đối tượng trong đó có 30 cán bộ kiểm toán nhà nước (gồm 10 cán bộ các vụ của KTNN và 20 cán bộ các đoàn kiểm toán của KTNN chuyên ngành Ib) và 30 cán bộ quản lý thuộc các đơn vị được kiểm toán có liên quan đến các dự án đầu tư được KTNN chuyên ngành Ib thực hiện kiểm toán.
Để lấy được ý kiến đánh giá về chất lượng kiểm toán và kiểm soát CLKT, chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra (phần phụ lục). Tiến hành phát phiếu, thu phiếu và xử lý số liệu và lập bảng phân tích. Ngoài phát phiếu điều tra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia có kinh nghiệm về kiểm toán, đặc biệt là kinh nghiệm về kiểm soát chất kiểm toán các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN.
3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp thống kê mô tả:
Điều tra thu thập số liệu trên cơ sở khách quan đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời. Sau khi thu thập số liệu tiến hành phân bổ thống kê và tổng hợp thống kê tính toán các loại số liệu tuyệt đối, tương đối, bình quân và ghi sổ. Trên cơ sở đó mô tả sự biến động của các thông tin sau khi thu thập dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ nhằm đánh giá và phân tích HTKSNB.
Phương pháp phân tích quy trình:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả lại các quy trình làm việc và kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư được thực hiện tại chuyên ngành Ib. Thông qua quy trình, các đối tượng, nội dung kiểm soát được làm rõ, từ đó các sai sót, lỗi trong quá trình kiểm toán được dễ dàng tìm thấy. Quy trình phân tích bao gồm các bước công việc theo thứ tự, người chịu trách nhiệm trực tiếp, người
soát xét, kiểm tra, báo cáo...được thể hiện đầy đủ. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn kiểm toán một cách có căn cứ khoa học.
3.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu này bao gồm việc phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia về kiểm toán và chuyên gia kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đây là những người đang làm việc trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các chuyên gia am hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến chuyên gia chủ yếu dựa trên đánh giá hoạt động chất lượng kiểm soát, quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong nghiên cứu.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN