Giải pháp hoàn thiện KSCL kiểm toán dự án đầutư xây dựng cơ bản do Kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước chuyên ngành IB thực hiện (Trang 104 - 117)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

4.2. Giải pháp hoàn thiện KSCL kiểm toán dự án đầutư xây dựng cơ bản tại kiểm toán

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện KSCL kiểm toán dự án đầutư xây dựng cơ bản do Kiểm

do Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện

4.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hoạt động KSCL kiểm toán

Đối với KTNN CNIb, trên cơ sở quy chế kiểm soát của KTNN, chủ động xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ trong đơn vị đặc biệt là Đoàn kiểm toán để tăng cường việc rà soát nội dung tổ chức thực hiện của Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và chất lượng BCKT của Đoàn cả về hình thức và nội dung.

(1). Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán đặc biệt là hồ sơ mẫu biểu liên quan đến tổ kiểm toán, KTV

Hồ sơ kiểm toán gồm giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán, cụ thể: KHKT tổng quát, KHKT chi tiết, nhật ký kiểm toán, Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, Biên bản kiểm toán, BCKT ….Hồ sơ kiểm toán là căn cứ để thực hiện KSCL hoạt động kiểm toán của cuộc kiểm toán. Do đó, hồ sơ kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán. Mặc dù, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung KTNN đã có một hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán khá hoàn chỉnh, tuy nhiên trước những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và yêu cầu về công tác KSCL kiểm toán hiện nay, hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán còn nhiều mặt hạn chế, một số mẫu biểu phức tạp, khó ghi chép, chưa đánh giá được sự kiểm soát của từng cấp độ kiểm soát trong mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán cần hoàn thiện, bổ sung một số nội dung, cụ thể:

- Hoàn thiện mẫu giấy tờ làm việc của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán phải được trình bày một cách khoa học, đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng thông tin được phản ánh đầy đủ, không bị trùng lặp giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực trong khâu lập hồ sơ kiểm toán và dễ dàng cho người sử dụng làm căn cứ thực hiện KSCL kiểm toán.

- Bổ sung các mẫu biểu về thủ tục, chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng loại hình kiểm toán (ví dụ: kiểm toán giá trị thanh toán, kiểm toán giá trị quyết toán A- B...). Các mẫu biểu này là cơ sở để KTV thực hiện kiểm toán, tự kiểm soát công việc của KTV, đồng thời là cơ sở để KSCL kiểm toán, đánh giá

kết quả thực hiện nhiệm vụ của KTV và xác định trách nhiệm cụ thể của KTV đối với kết quả kiểm toán.

Mục tiêu của việc sửa đổi để bảo đảm minh bạch hoạt động của Tổ kiểm toán và KTV theo định hướng tuân thủ Luật KTNN (sửa đổi) năm 2015, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo hướng tuân thủ ISSAI và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nhằm đảm bảo hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán ghi chép được diễn biến hoạt động kiểm toán thể hiện được đầy đủ kết quả kiểm toán; đảm bảo cho một KTV không tham gia kiểm toán, thông qua hồ sơ kiểm toán, có thể hiểu được công việc đã thực hiện, các vấn đề phát sinh, các bằng chứng đã thu thập được, các xét đoán chuyên môn quan trọng, quá trình hình thành các ý kiến, kết luận và kiến nghị kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực; minh bạch hoạt động của tổ kiểm toán và KTV dễ lập, phát huy được tính chủ động sáng tạo của đoàn kiểm toán.

(2). Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình kiểm toán của KTNN theo hướng tuân thủ Luật KTNN (sửa đổi) năm 2015, phù hợp với thông lệ quốc tế phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo hướng tuân thủ ISSAI và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

KTNN đã ban hành được quy trình kiểm toán, và một số quy trình kiểm toán chuyên ngành bao gồm: quy trình kiểm toán NSNN, quy trình kiểm toán dự án đầu tư, quy trình kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia và quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng... Các quy trình này cần được cập nhật, hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi để phù hợp với việc hoàn thiện, phát triển các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán, cụ thể:

- Bổ sung vào quy trình kiểm toán của KTNN một bước công việc phải thực hiện sau khi kết thúc kiểm toán, đó là họp rút kinh nghiệm kiểm toán. Đây là bước công việc rất quan trọng nhằm đánh giá việc thực hiện KHKT, những kết quả đạt được, rút ra những bài học, kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau; đồng thời xác định rõ thiếu sót, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện KHKT. Thông qua các cuộc họp Đoàn kiểm toán để đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của từng Tổ kiểm toán, từng KTV.

- Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV, Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán và Kiểm toán trưởng trong thực hiện các cuộc kiểm toán theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán.

- Bổ sung, cụ thể hóa trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền kiểm soát; đồng thời cần quy định các chế tài xem xét, xử lý trách nhiệm của các cấp KSCL kiểm toán, nhất là kiểm soát của Kiểm toán trưởng KTNN trong các quy trình kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán.

(3). Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN

Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước là quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc, khen thưởng, kỷ luật đối với Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, các thành viên Đoàn kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục tiêu của giải pháp này là đảm bảo các hoạt động của Đoàn kiểm toán và các thành viên đoàn kiểm toán đúng quy định về tổ chức, hoạt động, xử lý mối quan hệ công tác, lề lối làm việc, kỷ luật và đề cao trách nhiệm của Đoàn kiểm toán và các thành viên, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán

Một trong những nội dung quan trọng là phải sửa đổi, hoàn thiện Quy chế KSCL kiểm toán.

Quy chế này quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục KSCL kiểm toán, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động KSCL kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Mục tiêu của giải pháp này là đảm bảo kiểm soát toàn bộ hoạt động của các đoàn kiểm toán theo các giai đoạn của qui trình kiểm toán; phân cấp rõ trách nhiệm kiểm soát cho các chủ thể kiểm soát; xác định rõ mục đích, phạm vi nội dung, cách thức, quyền hạn, trình tự thủ tục, hồ sơ, tài liệu kiểm soát cho các chủ thể kiểm soát; hạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt động kiểm soát thống nhất về hồ sơ, mẫu biểu kiểm soát.

4.2.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên

Hiện nay, tất cả các quy trình làm việc, điều kiện và yêu cầu đối với kiểm toán viên, chính sách cho kiểm toán viên chuyên ngành Ib còn được quy định theo luật kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán NN. Tất cả các chinh sách tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, điều kiện dự tuyển là chung cho tất cả kiểm toán dự án và kiểm toán báo cáo tài chính. Mô tả quy trình làm việc và quy chế kiểm soát là

giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của kiểm toán dự án, điều kiện cụ thể đối với KTV nên được cụ thể hóa và rõ ràng.

Để xây dựng được đội ngũ KTV có trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức và tận tâm với công việc kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kiểm toán và KSCL kiểm toán cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách cán bộ đúng đắn từ khâu tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp, xây dựng văn hóa, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTV, đánh giá cán bộ công chức và chế độ ưu đãi, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng. Những nội dung cần phải hoàn thiện, cụ thể như sau:

- Về tuyển dụng KTV

KTNN cần tổ chức đánh giá cơ cấu ngành nghề, chất lượng KTV hiện có; xác định nhu cầu theo định hướng phát triển của KTNN, coi trọng chất lượng hơn số lượng, trên cơ sở đó xây dựng đề án tuyển dụng KTV phù hợp từng lĩnh vực, có cơ cấu phù hợp giữa các ngành nghề, độ tuổi và giới tính. Việc tuyển dụng công chức thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng cơ cấu và tiêu chuẩn.

- Về đào tạo, bồi dưỡng

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo theo tiêu chuẩn từng ngạch, bậc KTV như tiêu chuẩn Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng, đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng (quản lý, kiểm soát, thuyết trình, viết văn bản...). Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng loại hình kiểm toán, theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; đa dạng hoá các loại hình và chuyên ngành đào tạo trong nước và ngoài nước; kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường CNTT, ngoại ngữ, tin học. Tăng cường đào tạo thực hành kiểm toán tại chỗ theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nhất là với những người mới vào nghề.

- Về đánh giá cán bộ, KTV

Thực hiện đánh giá cán bộ trên cơ sở hiệu quả thực của công việc và năng lực thực tiễn; quy hoạch phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng năng lực của cán bộ đó, quy hoạch đúng vị trí, sở trường của cán bộ. Cán bộ trong diện quy hoạch phải được theo dõi, bồi dưỡng và giao nhiệm vụ để thử thách.

công khai, dân chủ, có sự tham gia đánh giá, tham khảo ý kiến của nhiều cấp, nhiều người. KTNN cần xây dựng những mẫu biểu chuẩn để đánh giá kết quả công tác phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, với từng lĩnh vực chuyên môn. Kết quả đánh giá phải được lưu trữ trong hồ sơ cá nhân và thông báo cho cán bộ, KTV biết về kết quả hoạt động, triển vọng cá nhân và nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến.

- Hình thức thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, KTV

Để thu hút nhân tài đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, KTNN cần có chính sách thi đua, khen thưởng phù hợp đối với các cán bộ, KTV. Chính sách phải quy định rõ về các đối tượng, phạm vi, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua. Đặc biệt, đối với hoạt động kiểm toán cần cân nhắc và chú trọng về tiêu chí đánh giá các danh hiệu thi đua do việc lượng hóa các tiêu chí là rất khó khăn.

Bên cạnh chế độ khen thưởng, KTNN cũng phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, đặc biệt đối với hoạt động kiểm toán, quy định rõ nội dung, phạm vi, đối tượng và các hình thức kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; cương quyết phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, khách quan của KTV. Đối với những KTV bị dư luận phản ánh về thái độ làm việc, ứng xử hay có những biểu hiện tiêu cực trong quá trình làm việc cần phải được xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ

Để thu hút và tuyển dụng được các nhân tài, KTNN phải có chế độ đãi ngộ hợp lý với KTV, xây dựng một môi trường làm việc có động lực và quan tâm đến phúc lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ, KTV, như: chương trình chăm sóc sức khoẻ, các phương tiện giải trí, thể thao, dịch vụ nhà cửa đối với những KTV phải công tác xa nhà...

Ngoài ra, cần cung cấp phương tiện làm việc đầy đủ cho KTV như: máy tính, máy fax, mạng máy tính nội bộ, phương tiện liên lạc đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp, giúp các KTV thực hiện tốt công việc một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

- Công tác tổ chức cán bộ

sử dụng đúng những người có năng lực chuyên môn vững; khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới trong công tác. Đổi mới, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế luân chuyển cán bộ trong từng đơn vị và trong toàn ngành...

4.2.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng kiểm toán

Cần xây dựng chương trình phần mềm hỗ trợ lưu trữ hồ sơ về đối tượng kiểm toán để giúp cho KTV nghiên cứu, tham khảo trong quá trình khảo sát, tìm hiểu doanh nghiệp và xây dựng KHKT. Ngoài ra phần mềm này đồng thời có thể trợ giúp cho việc phân tích, đánh giá các thông tin dữ liệu góp phần tiết kiệm được thời gian và nâng cao chất lượng trong khâu lập kế hoạch và thực hành kiểm toán sau này. Việc sử dụng phần mềm kiểm toán sẽ giúp KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong môi trường CNTT, đánh giá được tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát do máy tính thực hiện và chọn mẫu các phần tử để kiểm tra chi tiết nhanh hơn, dễ dàng hơn.

4.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KSCL kiểm toán

Công tác KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán chủ yếu tập trung vào các nội dung: kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của KTV; sự phù hợp của việc phân công nhiệm vụ cho KTV; việc thực hiện các quy chế và giám sát đối với KTV; tính khả thi của mục tiêu kiểm toán và thực hiện mục tiêu kiểm toán; việc thực hiện quy trình kiểm toán; đạo đức nghề nghiệp của KTV theo nguyên tắc: chính trực, độc lập, khách quan và bí mật nghề nghiệp...

Hình thức KSCL kiểm toán được Đoàn kiểm toán cần phải áp dụng nhiều hình thức: KSCL trong quá trình thực hiện kiểm toán và KSCL hồ sơ của Đoàn kiểm toán.

(1) Tăng cường công tác KSCL đối với giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Nội dung KSCL kiểm toán trong giai đoạn này chủ yếu cần được hoàn thiện qua các khâu và các cấp độ cụ thể như sau: Trên cơ sở nhiệm vụ kiểm toán được Tổng KTNN giao, Kiểm toán trưởng thành lập Tổ khảo sát, dự kiến Trưởng đoàn kiểm toán và phân công nhiệm vụ cho Trưởng đoàn trực tiếp chỉ đạo và thực hiện khảo sát, lập KHKT của các cuộc kiểm toán. Trưởng đoàn phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ khảo sát phù hợp với năng lực trình độ và sở trường

của từng KTV.Tổ trưởng Tổ khảo sát có trách nhiệm kiểm tra lại các tài liệu KTV thu thập và và tổng hợp các thông tin phản ánh trên giấy tờ làm việc của KTV về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán... nhằm đưa ra đánh giá chính xác về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và xác định mức trọng yếu, phạm vi, nội dung phương pháp kiểm toán cho khâu lập dự thảo KHKT và bố trí nhân lực, thời gian cho cuộc kiểm toán.

Đối với khâu lập Kế hoạch kiểm toán

Sau khi đã soát xét khâu khảo sát, Tổ kiểm soát tiếp tục soát xét khâu lập kế hoạch để đảm bảo KHKT đã được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước chuyên ngành IB thực hiện (Trang 104 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)