Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2 Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN huyện
4.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong kiểm soát chi NSNN cho
cho đầu tư XDCB qua KBNN Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Những tồn tại và hạn chế của công tác kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
4.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
Một là, cơ chế kiểm soát, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư chưa đồng bộ và ổn định lâu dài
Quy chế về đầu tư XDCB liên tục được sửa đổi, bổ sung và thay thế. Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật; Bộ Xây dựng ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định về đầu tư XDCB; Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư XDCB; Kho bạc nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thực hiện, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB... Như vậy mỗi khi có có sửa đổi Nghị định của Chính phủ kéo theo các Bộ, Ngành, Địa phương liên quan phải thay đổi văn bản hướng dẫn. Mặt khác, Luật và nghị định của ta chưa được chi tiết dẫn đến các Bộ, Ngành, Địa phương trong quá trình hướng dẫn còn chồng chéo và thiếu đồng bộ, nhiều nội dung không rõ ràng hoặc chưa được đề cập hết. Từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện của các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là
các CĐT và cơ quan quản lý kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN chưa hợp lý
Do lực lượng cán bộ Kho bạc Nhà nước Sơn Động làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Vì vậy, đội ngũ cán bộ kiểm soát chưa đủ chuyên môn nghiệp vụ để kiểm soát tài liệu một cách chặt chẽ và đầy đủ dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh toán và có thể xảy ra sai sót trong khi thanh toán. Mặt khác, tính chất phức tạp của công tác đầu tư XDCB đòi hỏi cán bộ thanh toán và cán bộ kiểm tra vừa phải am hiểu về lĩnh vực tài chính vừa phải có kiến thức về kỹ thuật. Nhưng hiện nay tại KBNN Sơn Động bộ phận thanh toán vốn đầu tư chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm cả thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư XDCB, kiến thức về kỹ thuật còn hạn chế. Vì vậy nguy cơ xảy ra sai sót còn tiềm ẩn.
Thứ ba, công tác điều hành vốn chưa được linh hoạt
Do việc tổ chức thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm quy chế thông tin báo cáo với KBNN, chủ yếu là khối xã, thị trấn. Hoặc do công tác thông tin báo cáo còn chậm nhất là vào thời điểm chuyển giao giữa hai năm kế hoạch dẫn đến KBNN đôi khi còn lúng túng, bị động trong việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các dự án theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó hiện nay việc điều hành vốn của KBNN phải tuân theo nguyên tắc có nguồn vốn mới được thanh toán, nghĩa là nếu một dự án đã đủ điều kiện thanh toán nhưng nguồn vốn của dự án không còn số dư trong khi các nguồn vốn khác vẫn còn thì dự án cũng không được thanh toán.
Thứ tư, công tác phối hợp với CĐT chưa tốt
Do vẫn còn tình trạng một số dự án được triển khai thực hiện chậm trong những tháng đầu năm nhưng KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tư nên chưa kịp thời có biện pháp đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, do áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm. Cuối năm là thời điểm kết thúc niên độ ngân sách cho đầu tư XDCB. Do đặc thù riêng của chi đầu tư XDCB nên hồ sơ thanh toán thường được các CĐT gửi tới KBNN thanh toán vào thời điểm cuối cùng của niên độ. Thời điểm này, khối lượng hồ sơ, chứng từ CĐT gửi đến KBNN quá lớn, trong khi số lượng cán bộ làm nhiệm vụ
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong KBNN Sơn Động còn hạn chế. Áp lực về khối lượng công việc cũng như sức ép về thời gian dễ dẫn đến việc kiểm soát không chặt chẽ, những sai sót có thể bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên Để nhằm phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thất thoát. Việc đi kiểm tra hiện trường đối với KBNN còn chưa được quan tâm đúng mức nên không nắm bắt được tình hình thực hiện dự án và những khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình nghiệm thu, thanh toán công trình hoàn thành. Vì vậy hiện tượng một số dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chậm thanh toán vốn hoặc thanh toán nhưng khối lượng hoàn thành chưa đạt yêu cầu đúng như trong hồ sơ vẫn xảy ra.
Sáu là, năng lực, trình độ của các CĐT, của các Ban quản lý dự án còn yếu Do không có trình độ nghiệp vụ về XDCB mà chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm. Vì vậy, để triển khai các bước về trình tự như: lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định bị chậm so với tiến độ thực hiện kế hoạch vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng. Mặt khác, ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư XDCB của một số CĐT chưa nghiêm, có nhiều dự án tuy đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng CĐT vẫn chưa thực hiện các thủ tục quyết toán, dẫn đến tồn đọng chưa tất toán tài khoản tại cơ quan Kho bạc Nhà nước.
Bẩy là, việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư còn hạn chế
Việc nhập dữ liệu, kết xuất số liệu và tổng hợp báo cáo thanh toán vốn theo các tiêu chí còn hạn chế chưa đáp ứng kịp thời cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong chỉ đạo điều hành (trong thực tế có nhiều báo cáo vẫn phải làm bằng phương pháp thủ công). Hiện nay, việc tổng hợp số liệu về thanh toán vốn đầu tư là rất khó khăn, bởi một dự án được sử dụng rất nhiều nguồn vốn và lại kéo dài qua nhiều năm không theo quy định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần,...
4.2.4.2 Nguyên nhân khách quan
Có nhiều dự án sai về chủ trương đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch. Có những dự án sau khi có quyêt
định đầu tư lại bị đình hoãn, giãn tiến độ thi công. Công tác tư vấn lập dự án, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán có chất lượng chưa cao.
Một là, việc lập dự toán và bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư vẫn còn dàn trải, thiếu tập trung
Một số dự án bố trí vốn chưa đúng thời gian theo quy định như dự án nhóm C thời gian bố trí vốn là không quá 3 năm, tuy nhiên một số dự án trong thời gian 3 năm vẫn chưa bố trí đủ vốn dẫn đến dự án phải kéo dài thời gian thi công, làm nợ đọng trong đầu tư XDCB tăng.
Hai là, công tác chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng không kịp thời
Tình trạng chậm tiến độ, kéo dài thời gian của nhiều dự án do công tác chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng không kịp thời vẫn xảy ra. Công tác này thường xuyên bị ách tắc do những vướng mắc trong các khâu như thống kê diện tích đền bù, xác định tài sản, diện tích đất, hệ số K theo loại đất, giá đền bù, nhiều đối tượng được đền bù chây ỳ chưa chịu di chuyển, khiến chủ đầu tư không thể triển khai thi công dự án đúng tiến độ. Do đó làm tăng chi phí cho vốn đầu tư do phải kéo dài thời gian triển khai dự án nhiều khi còn phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư và tổng dự toán.
Ba là, công tác đấu thầu hiện nay còn nhiều bất cập
Trước đây luật đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này đã góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để CĐT lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật Đấu thầu năm 2005 cũng đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế về phạm vi điều chỉnh, phân cấp trong hoạt động đấu thầu, thủ tục trình duyệt…Trong hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn Nhà nước cũng có những hành vi lách luật hoặc không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật đấu thầu, nhưng chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh và chưa đầy đủ đối với tất cả các bên tham gia hoạt động đấu thầu;tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương; chất lượng, hiệu quả thực hiện một số công việc chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu chưa cao; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và
quan tâm đúng mức; có tình trạng thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn Nhà nước.
Bốn là, công tác quản lý vậtliệu xây dựng,chấtlượng công trình chưa cao Tình hình giá cả, vật tư nguyên nhiên liệu thay đổi thường xuyên và thông báo không kịp thời. Đơn giá vật liệu xây dựng và nhân công có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau như theo mặt bằng thị trường, theo mức lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, theo khả năng nguồn vốn, chi trả của CĐT hoặc theo phương pháp do bộ xây dựng hướng dẫn. Do đó đơn giá của nhiều công trình khác nhau và không rõ ràng trong việc xác định định mức đơn giá sẽ gây thất thoát cho NSNN.
Năm là, sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia liên quan đến dự án chưa được chặt trẽ
Trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán của dự án hoàn thành thuộc về CĐT, cơ quan có thẩm quyền, các ngành, địa phương. Tuy nhiên một số đơn vị chưa làm hết trách nhiệm theo quy định về đầu tư xây dựng. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân cho việc chậm trễ chủ yếu do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phương. Hoặc do sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng: nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý…chưa cao nên việc lập hồ sơ quyết toán chưa đầy đủ, chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc phê duyệt quyết toán và giải ngân.
4.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI KBNN HUYỆN SƠN ĐỘNG