Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã

2.1.5.1. Chính sách của Nhà nước

Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước: pháp luật do nhà nước ban hành nhưng không xuất phát từ tư duy chủ quan mà từ những nhu cầu khách quan của xã hội. Pháp luật phải có quyền lực nhà nước mới có thể phát huy tác dụng trên thực tế và nhu cầu pháp luật còn là nhu cầu tự thân của chính bộ máy nhà nước để hoạt động có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quy định thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ trong các cơ quan đó…

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế- xã hội: pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà thực hiện quản lý mang tầm vĩ

mô và mang tính hành chính - kinh tế, trong việc quản lý này không thể thiếu pháp luật. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội.

Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới: pháp luật không chỉ phản ánh mà còn định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở của các kết quả và dự báo khoa học.

Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia: mối quan hệ đa chiều trong xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật để bảo đảm sự ổn định trật tự. Sự ổn định quốc gia là điều kiện quan trọng để thiết lập các mối quan hệ bang giao với quốc gia khác bởi vậy pháp luật có vai trò giữ vững ổn định và trật tự xã hội.

Bên cạnh đó, cơ sở thiết lập quan hệ giữa các nước là pháp luật gồm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: nội dung pháp luật do các quan hệ kinh tế-xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự thay đổi của kinh tế sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.

Pháp luật có tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế có thể là tích cực hoặc tiêu cực: khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội (Luật Minh Khuê, 2014).

2.1.5.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý ngân sách xã

Bên cạnh bộ máy quản lý được kiện toàn về chuyên môn, nghiệp vụ thì yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng quản lý NSX là cơ sở vật chất như: máy móc, trang thiết bị, trụ sở làm việc.

Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán hiện nay là rất phổ biến và không thể thiếu được, nhất là việc áp dụng phần mềm quản lý kế toán tài chính ngân sách xã giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu.

Việc áp dụng các phần mềm kế toán NSX tại các xã đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện, giúp cho công tác quản lý NSX thuận tiện, chính

xác, kịp thời; các kế toán xã đã được tiếp cận và đào tạo kiến thức về phần mềm. Tuy nhiên phần mềm vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã.

Một số xã còn chưa quan tâm để cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn thiếu thốn. Như vậy có thể thấy trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý của một số xã trên địa bàn huyện còn chưa đảm bảo và ảnh hưởng lớn đến công tác bảo mật tài chính.

2.1.5.3. Năng lực chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính xã

Để công tác quản lý NSX ngày càng hiệu quả, đi vào nề nếp thì trách nhiệm của Đảng ủy- HĐND- UBND xã rất quan trọng, vì NSX là cấp ngân sách cuối cùng của Ngân sách địa phương, nó gắn với cấp chính quyền địa phương, mọi hoạt động quản lý Nhà nước có được thông suốt hay không thì phải có nguồn kinh phí để thực hiện hay các đoàn thể chính trị có kinh phí thì mới triển khai thực hiện các phong trào.

Bên cạnh đó, nhận thức về quản lý NSX của một số lãnh đạo UBND xã chưa đầy đủ, chưa đúng mực như việc quản lý NSX lỏng lẻo, không đúng quy trình, không bám sát vào các văn bản của Nhà nước dẫn tới việc sai phạm trong quản lý NSX nhất là trong việc quản lý đầu tư XDCB. Như vậy NSX trong giai đoạn hiện nay ngày càng góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT- XH tại mỗi địa phương.

Năng lực cán bộ quản lý có tác động trực tiếp đến hiệu quả của mọi hoạt động quản lý NSX trên địa bàn huyện, do đó yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý đặc biệt là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn được đặt ra hàng đầu.

Bộ máy cán bộ quản lý NSX ở các xã, TT gồm có Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, kế toán NSX và thủ quỹ NSX. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong quản lý NSX chính vì vậy để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện của đội ngũ cán bộ này bằng các hoạt động cụ thể như: xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ xã nói chung và đội ngũ cán bộ tham gia quản lý NSX nói riêng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ.

2.1.5.4. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách xã

Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý NSNN nói chung, ngân sách cấp xã nói riêng là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách mà

trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện ngân sách ở cấp xã của các ngành, các cấp phải được thực hiện thường xuyên và thường được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính.

Mục tiêu kiểm tra và thanh tra của ngân sách cấp xã là xem xét việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc hình thành và sử dụng các nguồn thu của ngân sách cấp xã; tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả KT - XH của các khoản thu và chi ngân sách cấp xã; hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công. Trên cơ sở đó, các chủ thể kiểm tra là HĐND cấp xã, UBND cấp huyện, các cơ quan tài chính cấp trên, kiểm toán Nhà nước, thanh tra Nhà nước.

Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: Lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp xã; công tác quản lý ngân sách cấp xã; việc chấp hành luật pháp, chính sách trong trong lĩnh vực tài chính xã; thu thập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét, đánh giá. Thông qua kết quả kiểm tra, thanh tra các chủ thể được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu của ngân sách cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)