ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây thành phố Thanh Hóa. Huyện có diện tích 292.2 km², Phía Đông giáp huyện Đông Sơn, phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống, phía Nam giáp huyện Như Thanh, phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Triệu Sơn

Triệu Sơn có 1 thị trấn Triệu Sơn (còn gọi là Giắt) - huyện lỵ và 35 xã. Huyện có đường 47 chạy qua theo hướng Đông - Tây, nối thành phố Thanh Hóa

qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân), ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi; nằm trong khu vực hành lang kỹ thuật quốc gia đi qua (Đường điện cao thế 220,100KV; Quốc lộ 47 và sân bay Sao Vàng); nằm gần các khu kinh tế động lực, các vùng miền giàu tiềm năng của tỉnh; thuận lợi về giao lưu kinh tế- văn hóa với các huyện trong tỉnh và cả nước.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa, có nền nhiệt độ cao, có lượng mưa lớn, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng về mùa Hè; sương giá, sương muối về mùa Đông

Với hệ thống sông suối, hồ đập, đầm,.... tự nhiên cùng hệ thống kênh mương của hệ thống thủy nông sông Chu mang lại, cộng với lượng mưa hàng năm lại tương đối lớn đã tạo ra cho Triệu Sơn một nguồn nước mặt rất dồi dào, phong phú. Hàng năm tổng lượng nước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỉ m³ , trong đó nước do mưa sinh ra trên toàn địa bàn chiếm trên dưới 400 triệu m³. Nếu được điều tiết hợp lý thì có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.Nhìn chung Triệu Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

3.1.1.3. Điều kiện địa hình

Triệu Sơn là vùng đất địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt: Vùng bán sơn địa và miền núi gồm 6 xã là Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Tiến, Hợp Lý, Hợp Tiến và Hợp Thành - vùng này có nhiều đồi núi trọc bát úp, rừng non, rừng già bao quanh những cánh đồng nhỏ trồng lúa, trồng màu; 27 xã còn lại là vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

3.1.1.4 Tình hình đất đai

Tổng diện tích đất đai huyện quản lý và sử dụng thường xuyên: 29.231,07 ha và được cơ cấu ở bảng 3.1. Chúng ta có thể thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, năm 2015 là 13.281,12 ha (chiếm 45,43% tổng diện tích đất tự nhiên) thì đến năm 2017 giảm còn 12.687,53 ha (chiếm 43,4% tổng diện tích đất); đất ở và đất chuyên dùng tăng lên qua các năm. Đất chưa sử dụng đã dần được đưa vào sử dụng, làm phần diện tích này bị giảm xuống.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Triệu Sơn giai đoạn 2015- 2017

ĐVT:ha

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

16/15 17/16 Bình quân

1 Đất nông nghiệp 17.815,13 17.837,39 17.852,49 100,12 100,08 100,1

- Đất sản xuất nông nghiệp 13.281,12 12.992,74 12.687,53 97,78 97,65 97,72

- Đất lâm nghiệp 4.087,17 4.213,19 4.305,26 103,08 102,19 102,64

- Đất nuôi trồng thủy sản 418,77 600,61 812,53 143,42 135,28 139,35

- Đất nông nghiệp khác 28,07 30,85 47,17 109,90 152,90 131,4

2 Đất phi nông nghiệp 8.594,57 9.572,58 10.574,93 111,38 110,47 110,93

- Đất ở 3.863,45 3.915,52 3.986,78 101,35 101,82 101,59

- Đất chuyên dùng 3.443,10 4.491,89 5.214,42 130,46 116,08 123,27

- Đất phi nông nghiệp khác 1.288,02 1.165,17 1.373,73 90,46 117,90 104,18

3 Đất chưa sử dụng 2.821,37 1.821,10 803,65 64,55 44,13 54,34

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Triệu Sơn (2017)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm dân số - lao động

Năm 1965 thành lập huyện khi đó dân số toàn huyện là 106.886 người.Sau hơn 50 năm dân số của huyện tăng lên đạt 203.094 người. Mức độ gia tăng dân số từng năm một diễn ra theo xu hướng giảm dần. Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc anh em chung sống là dân tộc Kinh, Mường và Thái trong đó dân tộc Kinh chiếm 98,13% dân số và sinh sống ở tất cả các xã trong huyện từ đồng bằng lên miền núi. Mật độ dân cư không đồng đều, vùng đồng bằng tập trung đông đúc, bình quân 545 người/km², vùng bán sơn địa miền múi đất đai rộng nhưng dân số lại ít, bình quân chỉ có 270 người/km². Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng và đã đạt được kết quả tích cực: năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 56,8% tổng số lao động toàn huyện nhưng đến năm 2017 đã đạt 63,2%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa: từ 39,2% (năm 2015) giảm xuống còn 33,7% (năm 2017).

Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Triệu Sơn giai đoạn 2015-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Dân số 1.000 người 200.908 201.983 203.094 - Tốc độ tăng dân số % 0,59 0,54 0,55 - Mức giảm sinh % 1,0 1,1 1,2

2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 56,8 60 63,2

3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp

trong tổng LĐXH % 39,2 36,2 33,7

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Triệu Sơn (2017)

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công

nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là một thuận lợi cho phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện và tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục, y tế, văn hóa,… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện về vật chất và tinh thần.

Nhìn vào bảng ta thấy công nghiệp và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đang có xu hướng tăng lên, năm 2015 giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 4.534,57 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,9% đến năm 2017 đã đạt là 6.409,11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,7%, tăng 3,8% . Tiếp đến dịch vụ năm 2015 giá trị sản xuất là 3.549,48 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,4% đến năm 2017 đã đạt là 4.738,71tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35,4%, tăng 1%. Nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ và đang giảm dần qua các năm, năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.692,66 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,7%, đến năm 2017 giảm xuống còn 1.838,48 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,9%.

Nhìn chung tình hình kinh tế- xã hội của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực:

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; hàng năm có nhiều chỉ tiêu trong phát triển kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là sản xuất lương thực, giảm tỷ lệ sinh...

- Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với phát triển sản xuất công nghiệp - TTCN và chế biến các loại sản phẩm bằng gỗ, tre, luồng, nứa...

- Nhiều mô hình sản xuất mới được áp dụng và nhân ra diện rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.

- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng liên tục được tăng cường nhằm đáp ứng kịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, thường xuyên được cũng cố và tăng cường.

Bảng 3.3. Tình hình kinh tế huyện Triệu Sơn giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 9.776,71 100 11.272,55 100 12.986,30 100 115,30 115,20 115,25 - Nông,lâm,thủy sản 1.692,66 22,7 1.763,92 20 1.838,48 17,9 104,21 104,23 104,22 - Công nghiệp- xây dựng 4.534,57 42,9 5.405,81 45,2 6.409,11 46,7 119,21 118,56 118,89

- Dịch vụ 3.549,48 34,4 4.102,83 34,8 4.738,71 35,4 115,59 115,50 115,54

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Triệu Sơn (2017)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu này tôi chọn 03 xã là: An Nông, Xuân Thọ, Bình Sơn để điều tra khảo sát. Đây là 3 xã có tình hình quản lý ngân sách xã ở 3 mức khác nhau (tốt, khá, trung bình).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp phục vụ cho công tác nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo kết quả về tình hình thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn trong huyện giai đoạn 2015 – 2017; Các chủ trương chính sách về sử dụng ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam. Các dữ liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: UBND huyện Triệu Sơn, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thống kê huyện, Niên giám thống kê qua các năm...

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Các thông tin sơ cấp có liên quan đến việc quản lý NSX được chúng tôi thu thập để sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm: ý kiến của các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý Ngân sách cấp huyện, cấp xã và cán bộ tham gia quản lý NSX trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn điều tra trực tiếp. Tổng số 90 mẫu, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số lượng mẫu khảo sát

Cán bộ phòng TC-KH huyện 5 Kho bạc Nhà nước huyện 4 Chi cục Thuế huyện 4 Chủ tịch UBND xã, TT 36 Cán bộ Tài chính xã, TT 36 Các ban ngành thuộc UBND xã 5 Tổng số 90

3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Xử lý số liệu trên phầm mềm Microsoft Excel 2010.

- Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

- Tổng hợp phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát về tình hình thu, chi ngân sách ở huyện Triệu Sơn trong những năm qua.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này nhằm mô tả tình hình phát triển của các xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn trong giai đoạn nghiên cứu. Thu thập các số liệu từ các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán và báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã để mô tả toàn bộ các nhiệm vụ thu, chi NSX được giao đầu năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ thu, chi qua các năm.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sách, đối chiếu và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các lĩnh vực thu, chi NSX trong một năm, giữa các năm với nhau; so sánh tỷ trọng giữa của một số lĩnh với tổng thu, chi NSX qua các năm. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những nhận xét, kết luận.

- Phương pháp chuyên gia

Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý NSX

* Chỉ tiêu thực trạng quản lý thu NSX

- Mức thu và tổng số thu ngân sách hàng năm. + Các khoản thu một trăm phần trăm ( 100%) Tỉ lệ thu NS= Số thực thu/Sô dự toán thu * 100% + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết Tỉ lệ thu NS = Số thực thu/ Số dự toán thu *100%

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên + Các khoản thu khác

- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã.

* Chỉ tiêu thực trạng quản lý chi NSX

- Mức chi và tổng số chi ngân sách hàng năm . + Chi tiêu về chấp hành dự toán chi ngân sách Tỉ lệ chi NS = Số thực chi/ Số dự toán chi - Cơ cấu khoản chi ngân sách xã

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả quản lý NSX

+ Mức độ hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách xã + Tốc độ tăng giảm thu, chi ngân sách xã

+ Số đơn vị được thanh kiểm tra, số đơn vị vi phạm

Tỉ lệ xã kiểm tra, giám sát = Sổ xã, thị trấn kiểm tra giám sát/ Tổng số xã , thị trấn trên toàn huyện

+ Số thu hồi nộp NSNN, số giảm trừ nguồn kinh phí khi thanh quyết toán.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng quản lý NSX

- Số lượng, trình độ cán bộ quản lý NSX.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 TRIỆU SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ phòng TC-KH huyện Triệu Sơn

4.1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phòng TC-KH huyện Triệu Sơn

Phòng TC-KH có 8 biên chế gồm:

Lãnh đạo phòng có 3 đồng chí: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Cán bộ công chức có 5 người.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức phòng TC – KH huyện Triệu Sơn

4.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng TC – KH huyện Triệu Sơn

Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành chung, phụ trách điều hành bộ phận kế hoạch, đầu tư và phụ trách bộ phận ngân sách; kiêm phó ban thường trực hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, Chủ

Trưởng phòng

Phó phòng phụ trách kế hoạch- đầu tư Phó phòng phụ trách

ngân sách

Bộ phận kế hoạch, đầu tư và đăng ký kinh doanh Bộ phận quản lý khối giáo dục Bộ phận quản lý NS huyện và các đơn vị dự toán Bộ phận quản lý ngân sách xã

tài khoản kinh phí nội bộ phòng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương. a. Bộ phận kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh

Tham mưu giúp Trưởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND huyện ra các văn bản, các quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả chỉ định thầu. Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp.

Giúp trưởng phòng trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35)