Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 82)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

4.1.6. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Triệu

Sơn giai đoạn 2015-2017

4.1.6.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách xã

Quá trình quản lý NSX tại huyện Triệu Sơn trong giai đoạn 3 năm (2015- 2017) đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong công tác quản lý hoạt động KT-XH và tăng cường về nội lực tài chính cho bộ máy chính quyền cấp cơ sở cụ thể như sau:

Khâu lập dự toán NSX đã được các xã quan tâm và từng bước triển khai theo đúng quy định của Luật NSNN. Dự toán thu, chi NSX đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, tạo cơ sở cho công tác điều hành NSX của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát chi của KBNN. Hiện nay hầu hết các xã đã biết lập dự toán một cách khoa học và hợp lý.

nguồn thu và bố trí chi tiêu một cách hợp lý. Hầu hết các xã trên phạm vi toàn huyện đã biết tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu tại chỗ bằng cách: đầu tư mở rộng các khu chợ, bến bãi để tạo thêm nguồn thu lâu dài. Các xã trên địa bàn đã biết cách bố trí, sử dụng NSX có hiệu quả và khoa học.

Đối với quyết toán NSX thực hiện theo chế độ ghi chép, mở sổ sách kế toán NSX theo hình thức ghi sổ kép. Đồng thời chế độ kế toán NSX đã và đang được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho các kế toán xã về kế toán NSX, công tác quản lý NSX. Trên cơ sở này, kế toán NSX đã tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSX theo đúng yêu cầu quản lý NSNN hiện hành.

Kết quả trên được thể hiện cụ thể qua bảng 4.15: có 75% ý kiến đánh giá khâu lập dự toán hoàn thành tốt; 66,67% ý kiến đánh giá khâu chấp hành ngân sách tốt, đặc biệt có 23,61% ý kiến đánh giá khâu này được thực hiện rất tốt tại một số xã; ở khâu quyết toán 84,72% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, 12,5% ý kiến đánh giá khâu này được thực hiện rất tốt.

Bảng 4.13. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã

TT Nội dung điều tra

Tổng số phiếu (n=72) Trả lời Rất tốt Tốt Trung bình Kém 1 Lập dự toán NSX 72 (100) - 54 (75) 18 (25) - 2 Chấp hành NSX 72 (100) 17 (23,61) 48 (66,67) 7 (9,72) - 3 Quyết toán NSX 72 (100) 9 (12,5) 61 (84,72) 2 (2,78) -

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là tỷ lệ phần trăm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.1.6.2. Những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã

a. Về lập dự toán ngân sách xã

Có những xã trên địa bàn huyện nhận thức về công tác quản lý NSX còn đơn giản. Vì thế công tác lập dự toán NSX bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc lập dự toán NSX ở một số xã trên địa bàn không sát với thực tế, không phù hợp với yêu

cầu của địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi nhiều lần. Ban tài chính một số xã trình độ còn yếu kém dẫn đến không nắm hết chế độ, quy định hiện hành, có xã cho rằng chi tiêu như thế nào là quyền của xã. Vì thế công tác lập dự toán ngân sách xã theo luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo đúng mục lục NSNN tới từng mục thu, chi một cách cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán NSX của BTC ban hành. Thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt thường bị chậm trễ so với thời gian quy định.

b. Về chấp hành dự toán ngân sách xã

Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã chưa theo kịp với nhịp độ triển khai NSX. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo đúng mục lục NSNN đối với các xã còn lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong việc chấp hành dự toán ngân sách. Vẫn còn một số xã chưa năng động trong khai thác nguồn thu trên địa bàn trông chờ vào khoản chi hỗ trợ, bổ sung từ ngân sách cấp trên. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng trong thực tế nhiều xã không ý thức được điều đó, dẫn đến tình trạng buông lỏng công tác quản lý hoặc sử dụng đất đai không có hiệu quả. Công tác quản lý thu các khoản thuế, phí, lệ phí còn buông lỏng gây tổn thất cho NSX. Thu hoa lợi công sản từ đất công ích hầu hết các xã đều không khai thác triệt để nguồn thu này.

c. Về quyết toán ngân sách xã

Tuy đa phần các xã đã làm tốt công tác quyết toán NSX song vẫn còn một số xã thực hiện chế độ báo cáo quyết toán chưa thực sự trung thực gây khó khăn cho việc đánh giá thu, chi ngân sách tại xã; công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định. Tình trạng nợ nần sinh hoạt phí, trợ cấp cán bộ xã ở một số xã còn xuất hiện. Công tác quản lý NSX đã gặp phải khó khăn vì thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán của NSX.

d. Về công tác thanh kiểm tra

Tuy được tiến hành nhưng các cuộc thanh tra vẫn còn quá ít, kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, triệt để, chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đoàn thể nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.

*Nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên

Quy trình quản lý thu, chi NSX đã có hướng dẫn của các cấp trên nhưng chưa bao quát yêu cầu quản lý, dẫn đến hiện tượng có xã tự quy định quy trình quản lý thu, chi NSX, gây khó khăn trong tổng hợp và điều hành NSNN ở cấp xã. Mục lục NSNN còn phức tạp chưa phù hợp với trình độ chung của cấp xã hiện nay. Do vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp. Tham gia vào quản lý tài chính NSX vẫn còn có người chưa có trình độ chuyên môn ở mức tối thiểu, vì vậy khi nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý NS họ chưa hiểu. Từ đó không nắm bắt được nội dung, yêu cầu cơ bản của công tác quản lý NSX.

- Nguyên nhân chủ quan:

Công việc quản lý tài chính NSX chưa được coi là một nghề thay vào đó, lãnh đạo ở một số cơ quan chính quyền địa phương lại coi nó hoàn toàn như một công cụ thuần túy mà ai cũng có thể làm được. Vì vậy sự ổn định vị trí cho những người làm công tác quản lý tài chính NSX chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy những tích lũy kinh nghiệm mà mỗi người đã từng tham gia quản lý tài chính NSX sau mỗi thời gian công tác không được tiếp tục sử dụng ở những năm sau. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính và NSX ở các cấp, ngành địa phương chưa được tăng cường đúng mức theo yêu cầu công việc, điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, giám sát kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)