PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 41)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu này tôi chọn 03 xã là: An Nông, Xuân Thọ, Bình Sơn để điều tra khảo sát. Đây là 3 xã có tình hình quản lý ngân sách xã ở 3 mức khác nhau (tốt, khá, trung bình).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp phục vụ cho công tác nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo kết quả về tình hình thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn trong huyện giai đoạn 2015 – 2017; Các chủ trương chính sách về sử dụng ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam. Các dữ liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: UBND huyện Triệu Sơn, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thống kê huyện, Niên giám thống kê qua các năm...

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Các thông tin sơ cấp có liên quan đến việc quản lý NSX được chúng tôi thu thập để sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm: ý kiến của các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý Ngân sách cấp huyện, cấp xã và cán bộ tham gia quản lý NSX trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn điều tra trực tiếp. Tổng số 90 mẫu, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số lượng mẫu khảo sát

Cán bộ phòng TC-KH huyện 5 Kho bạc Nhà nước huyện 4 Chi cục Thuế huyện 4 Chủ tịch UBND xã, TT 36 Cán bộ Tài chính xã, TT 36 Các ban ngành thuộc UBND xã 5 Tổng số 90

3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Xử lý số liệu trên phầm mềm Microsoft Excel 2010.

- Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

- Tổng hợp phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát về tình hình thu, chi ngân sách ở huyện Triệu Sơn trong những năm qua.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này nhằm mô tả tình hình phát triển của các xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn trong giai đoạn nghiên cứu. Thu thập các số liệu từ các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán và báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã để mô tả toàn bộ các nhiệm vụ thu, chi NSX được giao đầu năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ thu, chi qua các năm.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sách, đối chiếu và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các lĩnh vực thu, chi NSX trong một năm, giữa các năm với nhau; so sánh tỷ trọng giữa của một số lĩnh với tổng thu, chi NSX qua các năm. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những nhận xét, kết luận.

- Phương pháp chuyên gia

Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý NSX

* Chỉ tiêu thực trạng quản lý thu NSX

- Mức thu và tổng số thu ngân sách hàng năm. + Các khoản thu một trăm phần trăm ( 100%) Tỉ lệ thu NS= Số thực thu/Sô dự toán thu * 100% + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết Tỉ lệ thu NS = Số thực thu/ Số dự toán thu *100%

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên + Các khoản thu khác

- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã.

* Chỉ tiêu thực trạng quản lý chi NSX

- Mức chi và tổng số chi ngân sách hàng năm . + Chi tiêu về chấp hành dự toán chi ngân sách Tỉ lệ chi NS = Số thực chi/ Số dự toán chi - Cơ cấu khoản chi ngân sách xã

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả quản lý NSX

+ Mức độ hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách xã + Tốc độ tăng giảm thu, chi ngân sách xã

+ Số đơn vị được thanh kiểm tra, số đơn vị vi phạm

Tỉ lệ xã kiểm tra, giám sát = Sổ xã, thị trấn kiểm tra giám sát/ Tổng số xã , thị trấn trên toàn huyện

+ Số thu hồi nộp NSNN, số giảm trừ nguồn kinh phí khi thanh quyết toán.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng quản lý NSX

- Số lượng, trình độ cán bộ quản lý NSX.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 TRIỆU SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ phòng TC-KH huyện Triệu Sơn

4.1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phòng TC-KH huyện Triệu Sơn

Phòng TC-KH có 8 biên chế gồm:

Lãnh đạo phòng có 3 đồng chí: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Cán bộ công chức có 5 người.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức phòng TC – KH huyện Triệu Sơn

4.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng TC – KH huyện Triệu Sơn

Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành chung, phụ trách điều hành bộ phận kế hoạch, đầu tư và phụ trách bộ phận ngân sách; kiêm phó ban thường trực hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, Chủ

Trưởng phòng

Phó phòng phụ trách kế hoạch- đầu tư Phó phòng phụ trách

ngân sách

Bộ phận kế hoạch, đầu tư và đăng ký kinh doanh Bộ phận quản lý khối giáo dục Bộ phận quản lý NS huyện và các đơn vị dự toán Bộ phận quản lý ngân sách xã

tài khoản kinh phí nội bộ phòng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương. a. Bộ phận kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh

Tham mưu giúp Trưởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND huyện ra các văn bản, các quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả chỉ định thầu. Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp.

Giúp trưởng phòng trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án hoàn thành trên địa bàn huyện theo phân cấp trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền.

b. Bộ phận quản lý ngân sách huyện và các đơn vị dự toán

Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách của toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ chính như sau:

- Tham mưu cho trưởng phòng trong việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán thu, chi NSNN hàng năm cho toàn huyện.

- Thực hiện điều hành kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách được HĐND phê duyệt hàng năm. Điều chuyển và phân bổ nguồn kinh phí ủy quyền, nguồn bổ sung có mục tiêu của huyện theo quy định.

- Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc UBND huyện và UBND các xã lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN trên cơ sở số dự toán do HĐND huyện giao. Điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định nhằm hoàn thành các chỉ tiêu dự toán đầu năm. Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Thường xuyên phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc NN huyện nắm bắt tình hình thực hiện thu ngân sách trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND

huyện ra những quyết định điều chỉnh kịp thời để huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách.

- Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán thu, chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc huyện.

- Lập báo cáo thu chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của huyện trình HĐND huyện phê duyệt theo thẩm quyền và gửi Sở tài chính theo quy định.

- Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động về tài sản của nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, hướng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Nắm bắt tình hình biến động giá cả thị trường. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện định giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất, thanh lý tài sản và các công việc có liên quan theo quy định của Nhà nước.

c. Bộ phận quản lý ngân sách xã

- Phối hợp với bộ phận ngân sách huyện trong lập và giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm đối với ngấn sách cấp xã. Hướng dẫn các xã, TT thuộc huyện trong việc lập, giao dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu, chi hàng năm tại các xã, TT thuộc huyện.

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các xã, TT trong huyện.

d. Bộ phận quản lý khối giáo dục

- Phối hợp với bộ phận ngân sách huyện trong lập và giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm đối với ngân sách giáo dục.

- Hướng dẫn các trường thuộc huyện trong việc lập, giao dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu, chi hàng năm tại các trường thuộc huyện.

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các trường trong huyện.

4.1.2. Thực trạng lập dự toán ngân sách xã

Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải tôn trọng khâu “ lập dự toán NSX”. Lập dự toán NSX là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

4.1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách xã

a. Phân cấp nguồn thu NSX

Quyết định số 4549/2010/NQ-HĐND ngày 17/12/2010 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015, các khoản thu ngân sách cấp xã được quy định cụ thể như sau:

- Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%

+ Thuế môn bài, Thuế tài nguyên, Thu khác về thuế từ các HTX, kinh tế cá thể, hộ gia đình.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Thuế nhà đất thu trên địa bàn các xã, thị trấn.

+ Thu tiền sử dụng đất từ các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới. + Các khoản phí, lệ phí do cấp xã tổ chức thu.

+ Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu thanh lý tài sản thuộc cấp xã quản lý, thu từ các hoạt động sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật .

+ Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản.

+ Thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, các khoản vi phạm hành chính và thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã quyết định và tổ chức thu.

+ Thu đóng góp và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho xã theo quy định.

+ Thu kết dư ngân sách xã.

+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện. + Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm

+ Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phân chia tỷ lệ: trên địa bàn các huyện

Ngân sách cấp tỉnh: 0%; ngân sách cấp huyện, thành phố: 100%; ngân sách xã,thị trấn: 0%.

+ Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các HTX; kinh tế cá thể; hộ gia đình, được phân chia tỷ lệ: Thu trên địa bàn các huyện: NS tỉnh: 0%, NS huyện: 40%, NS xã, TT: 60%.

+ Thu tiền đấu giá, định giá quyền khai thác mỏ (thu bán tài sản được phân chia tỷ lệ): NS tỉnh 40%, NS huyện: 30%, NS xã, TT: 30%.

+ Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; thu từ các hộ cá thể nộp thuế khoán ổn định, biếu tặng, thừa kế…vv, được thu trên địa bàn xã, phường, thị trấn. được phân chia tỷ lệ): NS tỉnh 0%, NS huyện: 30%, NS xã, TT: 70%.

+ Thuế nhà đất thu trên địa bàn các xã, TT được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 0%, NS xã, TT: 100%.

+ Thu tiền sử dụng đất từ đấu giá, cấp đất ở cho hộ dân cư được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 50%, NS xã, TT: 50%.

+ Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.sản được phân chia tỷ lệ:): NS tỉnh 40%, NS huyện: 40%, NS xã, TT: 20%.

+ Lệ phí trước bạ nhà, đất.sản được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 20%, NS xã, TT: 80%.

+ Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 60%, NS xã, TT: 40%.

b. Phân cấp nhiệm vụ chi NSX

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-20105 HĐND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quyết định số: 4549/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách, cụ thể như sau:

- Chi đầu tư phát triển

+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý:

+ Trụ sở cơ quan hành chính, các công trình văn hóa, xã hội cấp xã quản lý; + Các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trung tâm học tập cộng đồng.

+ Chi hỗ trợ xây dựng đường giao thông liên thôn, bản; đường giao thông và thuỷ lợi nội đồng.

+ Hỗ trợ sửa chữa các công trình do tỉnh, huyện đầu tư.

+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án theo qui định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 41)