Định hướng trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 90)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

4.3.2. Định hướng trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng, là phương tiện vật chất cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ phục vụ mục tiêu “ do dân, vì dân, giải quyết cácmối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân”. Vì vậy NSX là cấp ngân sách cơ sở có mối liên hệ trực tiếp với dân.

Trong giai đoạn vừa qua những thực trạng đã được phân tích có thể nói công tác quản lý ngân sách xã đã tương đối bám sát chủ trương, chính sách của Nhà nước và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn bộc

lộ một số những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu chi NSX. Về phần thu vẫn còn một số xã chưa chủ động bao quát hết nguồn thu và chưa tận dụng hết các lợi thế của địa phương để huy động nguồn thu. Về phần chi cơ cấu chi nhiều nơi còn chưa hợp lý, dành chủ yếu cho chi thường xuyên còn chi đầu tư phát triển hạn chế. Nhiều nơi quản lý chi còn lãng phí và hiệu quả không cao. Vì vậy trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên chính quyền huyện đã đưa ra các định hướng cho công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý NSX nói riêng.

Trong những năm tới, công tác quản lý NSX cần thực hiện tốt công tác thu- chi NSX, ở cả 3 khâu: Lập, chấp hành và quyết toán NSNN, cụ thể như sau:

4.3.2.1. Đối với thu Ngân sách

Việc tăng thu một cách bền vững từ những nguồn thu trên địa bàn là vấn đề đặt ra đối với huyện Triệu Sơn. Ở mỗi xã đều có những tiềm năng về đất đai, lao động; sự thuận lợi về tự nhiên vị trí địa lý cũng sẽ là một tiềm năng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại phát triển. Do vậy cần có những biện pháp hữu hiệu để khai thác các nguồn thu nâng cao sự chủ động cho các xã như sau:

- Bao quát khai thác hết được các nguồn thu trên địa bàn xã tránh bỏ sót các khoản thu. Liên tục rà soát và kiểm tra tình hình thực hiện các khoản thu nhằm đôn đốc tập trung các khoản thu đúng hạn, không để xảy ra chậm thu, thất thu và tránh tình trạng thất thoát lãng phí.

- Trên cơ sở chế độ chính sách thu, các xã xem xét tình hình thực tế tại địa phương với những kế hoạch của huyện để xác định chính xác số thu, từ đó làm cơ sở định hướng chi. Nguồn thu NSX là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chi; nguồn thu càng lớn thì chính quyền cấp xã càng chủ động trong triển khai các hoạt động chi. Do vậy việc mở rộng nguồn thu là hết sức cần thiết. Việc tăng cường mở rộng các nguồn thu trên địa bàn, hạn chế số thu bổ sung của Ngân sách cấp trên đảm bảo tính độc lập cân đối của cấp xã trên cơ sở phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phải tuân theo đúng phân cấp của Luật NSNN.

- Xác định các biện pháp thu thích hợp cho các loại khoản thu khác nhau nhằm thu đủ và quản lý được tốt.Mọi công việc triển khai thực hiện cần đảm bảo tính dân chủ, khoản thu từ đóng góp của nhân dân thì đây là nguồn thu có ý nghĩa rất lớn, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để phát huy nội lực tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cần phải quán triệt sâu rộng đến nhân dân khi huy động cần có phương án kế hoạch cụ thể.

Các khoản thu đóng góp phải nộp vào KBNN quản lý và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

4.3.2.2. Đối với chi Ngân sách

+ Thực hiện quản lý chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, theo đúng chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Các khoản chi phải trên cơ sở nguồn thu. Cân đối thu chi.

+ Do vốn Ngân sách còn hạn chế nên trong chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần kết hợp chặt chẽ phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đó đảm bảo chi hiệu quả đỡ tốn kém.

+ Đối với chi đầu tư phát triển, trong những năm tới ngoài việc tăng cường đầu tư để hoàn thiện các công trình cơ sở vật chất của xã như trường học, trạm xá, đường liên thôn xóm… thì cần phải tập trung vào những công việc trọng tâm trọng điểm có tính cấp bách. Dành ngân sách hợp lý và khơi dậy nguồn vốn trong dân để chi cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên chi đầu tư phát triển cần phải đảm bảo đủ nguồn để chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 90)