Thực trạng lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 60)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

4.1.2. Thực trạng lập dự toán ngân sách xã

Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải tôn trọng khâu “ lập dự toán NSX”. Lập dự toán NSX là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

4.1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách xã

a. Phân cấp nguồn thu NSX

Quyết định số 4549/2010/NQ-HĐND ngày 17/12/2010 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015, các khoản thu ngân sách cấp xã được quy định cụ thể như sau:

- Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%

+ Thuế môn bài, Thuế tài nguyên, Thu khác về thuế từ các HTX, kinh tế cá thể, hộ gia đình.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Thuế nhà đất thu trên địa bàn các xã, thị trấn.

+ Thu tiền sử dụng đất từ các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới. + Các khoản phí, lệ phí do cấp xã tổ chức thu.

+ Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu thanh lý tài sản thuộc cấp xã quản lý, thu từ các hoạt động sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật .

+ Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản.

+ Thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, các khoản vi phạm hành chính và thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã quyết định và tổ chức thu.

+ Thu đóng góp và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho xã theo quy định.

+ Thu kết dư ngân sách xã.

+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện. + Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm

+ Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phân chia tỷ lệ: trên địa bàn các huyện

Ngân sách cấp tỉnh: 0%; ngân sách cấp huyện, thành phố: 100%; ngân sách xã,thị trấn: 0%.

+ Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các HTX; kinh tế cá thể; hộ gia đình, được phân chia tỷ lệ: Thu trên địa bàn các huyện: NS tỉnh: 0%, NS huyện: 40%, NS xã, TT: 60%.

+ Thu tiền đấu giá, định giá quyền khai thác mỏ (thu bán tài sản được phân chia tỷ lệ): NS tỉnh 40%, NS huyện: 30%, NS xã, TT: 30%.

+ Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; thu từ các hộ cá thể nộp thuế khoán ổn định, biếu tặng, thừa kế…vv, được thu trên địa bàn xã, phường, thị trấn. được phân chia tỷ lệ): NS tỉnh 0%, NS huyện: 30%, NS xã, TT: 70%.

+ Thuế nhà đất thu trên địa bàn các xã, TT được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 0%, NS xã, TT: 100%.

+ Thu tiền sử dụng đất từ đấu giá, cấp đất ở cho hộ dân cư được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 50%, NS xã, TT: 50%.

+ Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.sản được phân chia tỷ lệ:): NS tỉnh 40%, NS huyện: 40%, NS xã, TT: 20%.

+ Lệ phí trước bạ nhà, đất.sản được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 20%, NS xã, TT: 80%.

+ Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được phân chia tỷ lệ: NS tỉnh 0%, NS huyện: 60%, NS xã, TT: 40%.

b. Phân cấp nhiệm vụ chi NSX

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-20105 HĐND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quyết định số: 4549/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách, cụ thể như sau:

- Chi đầu tư phát triển

+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý:

+ Trụ sở cơ quan hành chính, các công trình văn hóa, xã hội cấp xã quản lý; + Các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trung tâm học tập cộng đồng.

+ Chi hỗ trợ xây dựng đường giao thông liên thôn, bản; đường giao thông và thuỷ lợi nội đồng.

+ Hỗ trợ sửa chữa các công trình do tỉnh, huyện đầu tư.

+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án theo qui định của pháp luật.

+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên

+ Chi đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

+ Chi sự nghiệp giáo dục: Chi hỗ trợ hoạt động nhà trẻ, mẫu giáo do xã quản lý; hỗ trợ các trường trung học cơ sở, tiểu học; hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng.

+ Chi đảm bảo xã hội: Trợ cấp hưu xã; chi thăm hỏi các đối tượng chính sách; cứu trợ đột xuất.

+ Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do cấp xã quản lý. + Chi sự nghiệp kinh tế: Hỗ trợ khuyến khích phát triển sự nghiệp kinh tế theo chế độ qui định.

+ Chi hỗ trợ hoạt động thanh tra nhân dân, ban đại diện người cao tuổi, hoạt động cộng đồng dân cư và các hoạt động khác theo qui định.

+ Chi nhiệm vụ quân sự địa phương: Chi tổ chức các hoạt động quân sự địa phương cấp xã.

+ Các xã có đường biên giới và có bờ biển thì bổ sung nhiệm vụ chi quản lý. + Chi công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương: Chi tổ chức các hoạt động an ninh địa phương cấp xã.

+ Chi sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, kết cấu hạ tầng do xã quản lý.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Chi chuyển nguồn ngân sách cấp xã

* Ưu điểm, nhược điểm của việc phân cấp quản lý NSX trên địa bàn huyện Triệu Sơn như sau

- Ưu điểm:

Phân cấp quản lý NSX làm tăng tính chủ động, tích cực của chính quyền cấp xã, thị trấn. Việc quy định thời kỳ ổn định ngân sách từ 3 đến 5 năm, ổn định tỷ lệ phân chia và số bổ sung cân đối trong thời kỳ ổn định ngân sách đã giúp chính quyền cấp xã phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn thu, chủ động cân đối ngân sách, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương.

Việc phân cấp quản lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các xã, thị trấn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Với việc quy định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi và khoản chuyển giao từ NS tỉnh cho NSX đã giúp địa phương xác định và cân đối giữa nhu cầu với nguồn lực để thực hiện các ưu tiên đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương đã góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch, công khai tài chính. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa tỉnh, huyện và xã, thị trấn đã góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, xóa bỏ tình trạng địa phương quy định các khoản thu trái với quy định pháp luật.

Việc trao quyền nhiều hơn cho chính quyền địa phương trong quyết định các vấn đề về ngân sách cũng đòi hỏi địa phương phải tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách.

- Nhược điểm:

Các nguồn thu NSX được phân chia 100% thường là những sắc thuế có hiệu suất thu thấp và không bền vững, chính quyền địa phương bị hạn chế về khả năng tăng nguồn thu cho mình ngoài các chính sách thu do Trung ương, UBND tỉnh quy định. Trong các nguồn thu được phân cấp cho NSX được hưởng 100%

thì các khoản thu từ đấu thầu công điền và hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, các khoản thu này ngày càng có xu hướng giảm mạnh do hiệu quả của việc sản xuất nông nghiệp thấp không khuyến khích người dân nhận thầu và việc dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật giao thông, phát triển điểm dân cư nông thôn.

Hộp 4.1. Phân cấp còn có các bất cập

Nhìn chung việc phân cấp quản lý NSX đã từng bước được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi qua các năm cho phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu quản lý theo từng giai đoạn trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách. Với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách hiện hành là cơ sở cho các ngành, các xã, thị trấn thực hiện, là điều kiện thuận lợi trong chủ động khai thác, nuôi dưàng nguồn thu từ tiềm năng sẵn có, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thu cho ngân sách cấp mình cũng như cho ngân sách cấp trên. Tuy vậy vẫn cần phải điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Triệu Sơn nói riêng để thực sự nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và điều hành ngân sách.

4.1.2.2. Lập dự toán ngân sách xã

Lập dự toán ngân sách gồm hai phần đó là: dự toán thu ngân sách được phân cho cấp xã quản lý và dự toán chi ngân sách trong đó có dự toán chi chi tiết cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Trên cơ sở hướng dẫn của thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, thị trấn; phòng tài chính huyện cùng UBND huyện đã hướng dẫn 36 xã, thị trấn của huyện lập dự toán NSX. Trước đây việc lập dự toán chỉ mang tính hình thức chứ không làm căn cứ điều hành. Nhưng sau khi thực hiện “UBND tỉnh quyết định phân cấp quản lý NSX chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Việc quy định sử dụng nguồn tăng thu NSX như hiện nay chưa hợp lý cho nên chưa khuyến khích các xã, thị trấn phấn đấu vì phải sử dụng 50% khoản tăng thu để thực hiện việc cải cách tiền lương, 50% còn lại dùng để chi hoạt động.”

Nguồn: Đồng chí Đinh Xuân Sơn -kế toán xã Đồng Tiến)-14h15 phút ngày 23/01/2018

luật ngân sách nhà nước, nhận thức được việc quản lý NSX phải được tổ chức quản lý từ khâu Lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSX. Công tác lập dự toán NS hàng năm dần đi vào nề nếp.

* Quy trình lập dự toán thu, chi NSX:

Hiện nay, huyện Triệu Sơn áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã: Đây là phương pháp lập dự toán dự trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo theo từng lĩnh vực, bảng cân đối thu, chi tổng hợp NSX. Căn cứ vào tổng số thu, chi của dự toán năm lập và phân bổ dự trên cơ sở cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định NS từ 3 đến 5 năm và điều chỉnh cân đối dự toán NSX, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi NSX theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định tổng số chi năm kế hoạch Bước 2: Xử lý cân đối thu chi

Bước 3: Phân bổ dự toán

Bước 4: Điều chỉnh cân đối thu, chi

1 6 7 8 5 9

2 3 4 10

Sơ đồ 4.2. Các bước lập dự toán NSX tại huyện Triệu Sơn

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Triệu Sơn (2017)

Các bước lập dự toán NSX tại huyện Triệu Sơn như sau:

Phòng TC-KH

UBND xã, thị trấn

Kế toán NS xã, các ban ngành, đoàn thể

- Hướng dẫn xây dựng dự toán

Bước 1: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn.

Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể

- Lập và tổng hợp dự toán NSX

Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.

Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.

Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX.

Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng Tài chính- KH huyện.

Bước 7: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.

- Phân bổ và quyết định dự toán NSX

Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.

Bước 10: UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng Tài chính- KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện trước ngày 31/12 năm báo cáo; thực hiện công khai dự toán NSX theo quy định.

Hiện tại năm 2017 có 27/36 xã chiếm tỷ lệ 75% thực hiện tốt quy trình lập dự toán NSX, 9/36 xã chiếm tỷ lệ 25% thực hiện quy trình lập dự toán NSX ở mức trung bình.

Số liệu dự toán thu, chi NSX

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mình, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán NSX trình thường trực HĐND xã

cho ý kiến và gửi phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổng hợp thành dự toán NSX trên địa bàn huyện. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện chính thức giao dự toán cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

* Lập dự toán thu ngân sách xã

Dự toán NSX được lập dựa trên cơ sở số thu do cấp trên giao. Hàng năm theo sự chỉ đạo của phòng TC-KH huyện, các xã chủ động chỉ đạo công tác xây dựng dự toán NS thực hiện tập hợp và tính toán các nguồn thu trên địa bàn mình và xây dựng phương án cụ thể. Tuy nhiên việc lập dự toán vẫn chưa bao quát hết nguồn thu, chưa sát với tình hình thực tế nên chất lượng dự toán chưa cao. Đối với các khoản thu được tính điều tiết do cơ quan thuế thu, việc ước thực hiện thu NS trong năm thường không chính xác, có khoản cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế thu đó là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các kế toán xã, thị trấn. Việc đưa ra số liệu xây dựng dự toán cao hơn so với ước tính thực hiện nên tình trạng xây dựng dự toán chưa sát với thực tế khá phổ biến làm cho công tác thực hiện dự toán bị động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 60)