CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 35)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tại Tuy Phước, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mưu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hoá. Nhờ đó, Tuy Phước vượt thu hàng năm. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp xã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Kho bạc

huyện tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ NSNN, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách xã (Huỳnh Thị Cẩm Liên, 2011).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở huyện Tiền Hải, Thái Bình.

Tổng thu NSNN trên địa bàn Tiền Hải năm 2013 ước đạt 847.388 triệu đồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2012. Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 555.817 triệu đồng, đạt 156% dự toán của huyện. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư và thu ghi thu, ghi chi tiền thuê đất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vượt trội.

Cả năm toàn huyện thu 96,463 tỷ đồng, đạt 118% dự toán phấn đấu của huyện. Trong 7 mục thu, trừ tiền sử dụng đất đạt 100% dự toán (38 tỷ đồng), còn 6 mục thu khác đều đạt từ 115% đến 400% so với dự toán đề ra. Là huyện có khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp, mặc dù năm 2013 là năm còn chịu nhiều ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, chịu hậu quả của 2 cơn bão (số 8 năm 2012, số 14 năm 2013), Tiền Hải vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa đẩy mạnh chống thất thu thuế nên về phương diện thu NSNN qua các bộ luật thuế vẫn bảo đảm được tiến độ thu.

Năm 2013 cũng là năm toàn huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản nông thôn mới nên trên địa bàn một số xã có từ 2 - 3 công trình xây dựng. Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai, ngành Tài chính, ngành Thuế, Phòng Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về NSNN cũng đạt cao nhất từ trước tới nay.

Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2013 đạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2012. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2014. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.

Nguyên nhân thu, chi NSNN năm 2013 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2013 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.

Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã (Phan Lợi, 2014).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Triệu Sơn

Qua nghiên cứu công tác quản ngân sách Nhà nước của một số nước trên thế giới cũng như của một số địa phương trong nước ta có thể nhận thấy: Quản lý NS xã theo kết quả đầu ra và quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn là những phương thức quản lý mới đang được nhiều nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và những nước đang phát triển.

Từ đó rút ra bài học về quản lý ngân sách xã cho huyện Triệu Sơn như sau: - Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết nhu cầu trên, bằng cách lượng hóa được hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá được.

- Quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn là một cơ chế giúp phân bổ các nguồn lực công giữa các ngành và các hoạt động của một ngành trong phạm vi mức trần ngân sách xác định trước.

- Đảng ủy, HĐND, UBND các cấp cần chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảm đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã, đáp ứng chi đột suất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn huyện.

- Phòng Tài chính- kế hoạch cần tích cực kết hợp với các ban ngành như : chi cục Thuê, KBNN, HĐND…..quản lý chặt chẽ NSNN, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn huyện.

- Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, huyện cần chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động tạo điều kiện cho tăng khả năng tự cân đối ngân sách hàng năm, khuyến khích tăng cường quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu, giảm dần hỗ trợ từ cấp trên và giảm khối lượng công tác quản lý từ cấp trên.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX

- Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo.Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 35)