Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

4.3.1.1. Căn cứ vào lượng rác thải dự kiến phát sinh

Căn cứ kết quả điều tra, lượng rác còn tồn đọng từ năm 2017 chưa được xử lý tại 04 xã điều tra là 750kg, theo dự kiến năm 2018, tại 04 xã sẽ phát sinh khoảng 1.800kg (dự báo của Trạm bảo vệ thực vật huyện). Do vậy trong năm

2018, lượng rác phát sinh ra tại 04 xã vào khoảng 2.550kg. Cũng theo kết quả điều tra, dự kiến lượng rác thải là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơsẽ phát sinh ra khoảng 8,0 đến 8,2 tấn rác thải, đây là lượng rác thải nguy hại từ trồng trọt khá lớn.

Bảng 4.24. Ước lượng bao bì, chai lọthuốc BVTV, phân bón vô cơ phát sinh

năm 2018

TT Đơn vị năm 2017Tồn đọng từ (kg) Dự kiến phát sinh năm 2018 (kg) Tổng lượng rác phát sinh năm 2018 (kg)

1 Xã Đan Phượng 150 200 350

2 Xã Thọ An 100 300 400

3 Xã Hồng Hà 200 400 600

4 Xã Hạ Mỗ 300 900 1.200

Tổng cộng 750 1.800 2.550

Nguồn: Kế hoạch xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV năm 2018 của trạm BVTV (2017)

Bên cạnh đó, huyện Đan Phượng là huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội, được HàNội quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa lớn của Thủ đô, do vậy trong thời gian tới, lượng rác thải từ phế phụ phẩm cây trồng là khá lớn, không những

lượng rơm rạ, thân cây lương thực tăng lên mà một lượng lớn phế phụ phẩm là cây rau, thân lá, hoa các loại sẽphát sinh ra; đây là lượng rác thải hữu cơ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, cần phải có các giải pháp để xử lý kịp thời.

4.3.1.2. Căn cứ hệ thống quản lý kỹ thuật hiện có

Tăng cường chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất, các công nghệ thân thiện với môi trường. Hiện nay huyện Đan Phượng có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phương Đình, trong thời gian tới huyện chủ trương

tiếp tục tăng cường hoạt động của nhà máy xửlý rác xã Phương Đình giai đoạn 2 và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện. Đầu tư, nâng cấp và trang bị công nghệ hiện đại hơn để có thể xử lý một phần rác thải nguy hại từ đồng ruộng phát sinh, từ đó giảm thiểu được chi phí khi xử lý.

Hiện nay trên địa bàn huyện đãcó nhiều mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, mô hình hiện nay hoạt động khá hiệu quả và tiếp tục được triển khai trong thời gian tiếp theo.

Thực hiện Công văn số 2188/SNN-TT ngày 08/9/2016 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội “Về việc hướng dẫn thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Công văn số 8800/STNMT-CCBVMT ngày 09/9/2016 của Sở Tài

nguyên môi trường “Về việc thu gom vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng”. Huyện Đan Phượng năm 2018 tiếp tục hỗ trợ cung cấp 850 thùng chứa rác thải là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ trên địa bàn huyện.

Lựa chọn các phương án phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán canh tác để phổ biến áp dụng, mục tiêu chính của các giải pháp kỹ

thuật nhằm giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải đồng ruộng. Định hướng và khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ.

4.3.1.3. Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của huyện

Huyện Đan Phượng hiện nay đang thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành uỷ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch 188/KH- UBND ngày 06/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành uỷ Hà Nội và chương trình 07- CTr/HU ngày 15/7/2016 của Huyện ủy về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020 do vậy định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020 đó là:

Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn thực phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp mỗi năm tăng ít nhất 1,4% trở lên, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 250 triệu

đồng/ha/năm. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung bằng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất bền vững và an toàn thực phẩm. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, ưu tiên các

doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tập trung sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, sản phẩm trái vụ (bưởi tôm vàng, cam canh, nhãn chín muộn, chuối cấy mô), chăn nuôi gia súc,

gia cầm (bò, bò laisind, bò BBB, bò sữa, lợn nạc). Phát triển và mở rộng khu

chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Phấn đấu đến năm 2020 có 3 vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả và 3

vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 527 ha, trong đó 143 ha ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch, sớm hoàn thành đưa vào kế hoạch sử dụng đất khu nông nghiệp công nghệ cao sản xuất lan HồĐiệp và nấm thực phẩm cao cấp diện tích 20 ha tại xã Đồng Tháp; dự án sản xuất giống lan Hồ Điệp 3 ha tại xã

- Vùng sản xuất trồng trọt:

+ Vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau an toàn 250 ha (xã Phương Đình 52 ha, ThọAn 107 ha, Song Phượng 32 ha, Đồng Tháp 19 ha, Trung Châu

40 ha). Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao là 20 ha

được tưới tiết kiệm, bón phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại xã Phương Đình.

+ Vùng sản xuất tập trung hoa, cây cảnh diện tích 152 ha (xã Hạ Mỗ 50

ha, Song Phượng 32 ha, Đồng Tháp 40 ha, Đan Phượng 30 ha). Trong đó hoàn

thành quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao 113 ha ứng dụng công nghệnhà lưới và giống mới (xã Đồng Tháp 20 ha, Hạ Mỗ50 ha, Đan Phượng 20 ha, Song Phượng 20 ha,

Phương Đình 3 ha) .

+ Vùng sản xuất tập trung cây ăn quảxã Thượng Mỗ: 50 ha.

- Vùng sản xuất chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư:

+ Chăn nuôi lợn tập trung tại bãi Ngũ Châu, xã Trung Châu với diện tích 10,4 ha, số lượng 3.500 con (1.000 nái ngoại và 2.500 lợn thịt). Quy hoạch mở

rộng 30 ha ở bãi 8A, HTX Nông nghiệp Trung Châu I. Trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệcao đến năm 2020 tại xã Trung Châu, diện tích là 10 ha.

+ Chăn nuôi lợn và bò sữa tập trung bãi Đáy thôn La Thạch xã Phương Đình với diện tích 24,6 ha (trong đó giai đoạn 1 là 20,4 ha; giai đoạn 2 là 4,2 ha), sốlượng 2.100 con lợn trong đó có 600 nái ngoại, 1.500 lợn thịt và 330 bò sữa.

+ Chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư xã Hồng Hà: 10 ha.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chỉđạo các xã phía Tây vành

đai 4 lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình đầu tư tích tụ, tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất theo vùng sản xuất tập trung. Các hộ có đất nằm trong vùng dự án không có điều kiện sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả tạo

điều kiện cho các hộ có điều kiện sản xuất thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử

dụng đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo vùng quy hoạch tập trung.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp

như Nghị quyết số 25 (2013) và Nghị quyết 03 (2015) của HĐND Thành phố về

chính sách vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường, chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho hàng hóa nông sản góp phần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Đổi mới và nâng

cao năng lực, hiệu quả của công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông. Tổ chức bồi

dưỡng, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cho nông dân.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm

phòng định kỳcho đàn gia súc, gia cầm; làm tốt công tác khửtrùng tiêu độc bảo

đảm vệ sinh môi trường, phát hiện, dập tắt các ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh lây lan. Xây dựng các điểm giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, khuyến khích phát triển các HTX chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại … để tập hợp nguồn lao động giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện như mô hình chăn nuôi ở xã Trung Châu, Phương Đình ... Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ

sản huyện phối hợp với UBND các xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về

các loại vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)