Người dân sản xuất trên đồng ruộng trực tiếp ảnh hưởng tới việc quản lý rác thải trên đồng ruộng. Trong đó yếu tố về nhận thức và năng lực của người
dân là quan trọng nhất. Người dân không ý thức được tác hại của việc xả rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại ra môi trường xung quanh, việc đốt rơm rạ bừa bãi, việc để phế phụ phẩm phân hủy tại đồng ruộng như ở trên đã nói dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm thiệt hại về mặt kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trình độ, hiểu biết của người dân còn thấp, người dân thiếu hiểu biết kiến thức về xử lý rác thải đồng ruộng để đạt hiệu quả cao như ủ rơm rạ làm phân bón, tìm nguồn thu mua phế phụ phẩm trong nông nghiệp trong trồng trọt phục vụ sản xuất chăn nuôi, phục vụ một số ngành khác.
Vai trò của người dân trong quản lý rác thải đồng ruộng là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của quản lý rác thải đồng ruộng hiện nay. Quản lý rác thải đồng ruộng phải có sự tham gia của chính người dân trực tiếp sản xuất trồng trọt. Cần có các chương trình, kế hoạch của chính quyền, các đoàn thể tham gia vận động tuyên truyền để thực hiện tốt việc sử dụng thuốc BVTV đúng quy định, thu gom, xử lý rác thải nguy hại hiệu quả, đúng quy định của nhà nước; xử lý các phế phụ phẩm đảm bảo hiệu quả, khoa học, hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Nâng cao ý thức của người dân về xử lý rác thải trồng trọt thông thường, hỗ trợ nông dân trong việc xử lý rác thải đó.
Qua khảo sát, điều tra việc sử dụng thuốc BVTV sai quy định từ phía người dân, chúng ta có thể thấy qua bảng 4.21.
Bảng 4.21. Các hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV (N= 120)
TT Hình thức vi phạm Số người Tỷ lệ (%)
1 Sử dụng hỗn hợp không đúng kỹ thuật, nồng độ,
liều lượng 82 68,3
2 Không đảm bảo thời gian cách ly 75 62,5
3 Vi phạm khác (bảo hộ lao động, vứt, đổ thuốc thừa
bừa bãi…) 46 38,3
4 Sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục 2 1,67
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua kết quả điều tra chúng ta thấy việc sử dụng thuốc BVTV còn có nhiều sai phạm so với quy định, trong đó chủ yếu là việc người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng với liều lượng, nồng độ quy định (chiếm 68,3% ý kiến Việc
sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cũng trở thành xu hướng diễn ra khá phổ biến với các lý do như: Vì nông dân sử dụng thuốc hỗn hợp với kỳ vọng là có thể tạo ra hỗn hợp thuốc mới có phổ tác động rộng, có thể phòng trừ được nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc. Hai là có thể được khuyến cáo từ người kinh doanh thuốc BVTV, vì hiệu quả kinh doanh mà tư vấn chưa đúng dẫn đến khuyến cáo người dân sử dụng đồng thời một số loại thuốc BVTV cùng lúc. Tuy nhiên do thiếu kiến thức về hỗn hợp thuốc nên các hỗn hợp thuốc thường không hợp lý. Các loại thuốc do người dân phối hợp với nhau thường ít có tác dụng hỗ trợ cho nhau, đôi khi làm giảm tác dụng của từng loại thuốc. Nhưng trên hết đó là sẽ gây lãng phí, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái, chất lượng nông sản. Việc sử dụng thuốc ngoài danh mục quy định hầu như không có (chiếm 1,67% ý kiến), cho thấy công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện là khá tốt, đồng thời ý thức của người dân về sử dụng thuốc BVTV được nâng cao. Không sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục mà nhà nước quy định, cũng đồng nghĩa là việc các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện thực hiện tốt về việc kinh doanh thuốc BVTV theo quy định của nhà nước.Bên cạnh đó, do việc canh tác của các hộ dân còn nhỏ lẻ, diện tích ít, cây trồng đa dạng, vì vậy việc sử dụng thuốc BVTV còn khó theo dõi, kiểm soát; các cơ quan quản lý không kiểm soát được mức độ sử dụng thuốc BVTV để có thể khuyến cáo người dân sử dụng hợp lý, đúng quy định, gây dư thừa, phát thải ra môi trường một lượng thuốc BVTV, phân bón, vừa lãng phí về mặt kinh tế, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường đồng ruộng hiện nay là khá cao, người dân cũng ý thức, đánh giá được mức độ ô nhiễm do
tác hại từ rác thải đồng ruộng gây ra, có ý kiến, nhận định về vấn đề này, qua bảng 4.22 chúng ta thấytrong 4 xã điều tra có xã Thọ An có ý kiến chưa ô nhiễm từ rác thải, đây là nơi trồng nhiều cây lúa, ngô, lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng không quá nhiều, việc thu gom thực hiện khá tốt nên có người dân đánh
giá là chưa ô nhiễm; xã Hạ Mỗ do trồng hoa nhiều nên lượng thuốc BVTV, phân bón sử dụng nhiều, phát thải ra môi trường nhiều rác thải nên cũng ảnh hưởng đến môi trường, nhất là môi trường đất, môi trường nước. Tuy nhiên, đánh giá trên các xã điều tra thì đa số người dân cho rằng mức độ ô nhiễm hiện nay tại đồng ruộng là ít và mức vừa phải, có thể chấp nhận được, tuy nhiên nhiều người dân cũng ý kiến cho rằng thời gian tới cần tăng cường công tác thu gom rác thải để làm sạch đồng ruộng hơn.
Bảng 4.22. Ý kiến người dân về mức độ ô nhiễm do rác thải đồng ruộng TT Đơn vị Số ý kiến Không ô nhiễm Ít ô nhiễm Ô nhiễm trung bình Ô nhiễm nặng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xã Đan Phượng 30 - - 14 46,7 13 43,3 3 10,0 2 Xã Thọ An 30 3 10,0 16 53,3 11 36,7 - - 3 Xã Hồng Hà 30 - - 8 26,7 22 73,3 - - 4 Xã Hạ Mỗ 30 - - 7 23,3 19 63,4 4 13,3 Tổng cộng 120 3 2,5 45 37,5 65 54,2 7 5,8
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến cách thức sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định; công tác tuyên truyền việc không đốt rơm rạ tại đồng ruộng trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã; công tác bảo vệ môi trường nông thôn; các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở còn tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng cho người dân trực tiếp sản xuất trồng trọt về công tác vệ sinh môi
trường đồng ruộng, công tác thu gom, xử lý rác thải đồng ruộng. Các lớp tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân về công tác thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV thường được tổ chức gắn liền với các hội nghị do các tổ chức chính trị xã hội tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ. Ngoài ra, trạm BVTV cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về sử dụng thuốc BVTV đúng quy định, qua đó gắn liền với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón đúng quy định. Qua
bảng 4.23 chúng ta thấy việc tập huấn, hướng dẫn có được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, 64,2% ý kiến cho rằng việc tập huấn chưa được thường xuyên, thậm chí 18,3% cho rằng còn chưa được đi tập huấn, hướng dẫn về việc thu gom, xử lý rác thải đồng ruộng. Nguyên nhân của công tác tập huấn này còn hạn chế là do việc tập huấn, hướng dẫn cho người dân chưa được các cấp, các ngành quan tâm, thứ hai do điều kiện về kinh phí chưa được hỗ trợ nên việc tập huấn còn hạn chế, còn tập huấn gắn liền qua các hội nghị với nội
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về công tác tập huấn, hướng dẫn công
tác thu gom, xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón
TT Đơn vị Số ý kiến Đầy đủ, hợp lý Có nhưng không nhiều Chưa thấy có Ý kiến khác Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xã Đan Phượng 30 4 13,3 18 60,0 8 26,7 - - 2 Xã Thọ An 30 3 10,0 17 56,7 7 23,3 3 10,0 3 Xã Hồng Hà 30 5 16,7 20 66,7 4 13,3 1 3,3 4 Xã Hạ Mỗ 30 5 16,7 22 73,3 3 10,0 - - Tổng cộng 120 17 14,2 77 64,2 22 18,3 4 3,3
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Ý kiến khác: Có tập huấn nhưng chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng vào nhu cầu của người dân khi đi tập huấn. Tập huấn không đủ về thời gian, chất lượng tập huấn chưa tốt…
Qua kết quả khảo sát điều tra, chúng ta thấy việc tập huấn, hướng dẫn cho
người dân việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, việc thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón; việc xử lý phế phụ phẩm trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho
người dân, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp về việc quản lý rác thải đồng ruộng để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng.