Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủđô gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hoài Đức, phía Đông giáp

huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 15 xã với 70 làng với 126 thôn, cụm dân cư và 6 khu phố.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.735,48 ha. Huyện

Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy, tiểu vùng Bãi ven sông Hồng, tiểu vùng Tiên Tân và tiểu

vùng Đan Hoài.

- Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: ThọAn, Trung Châu, Phương Đình, Đồng

Tháp, Đan Phượng, Song Phượng. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ.

- Tiểu vùng ven sông Hồng gồm có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ

Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung. Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Hồng nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây, hạn, úng cục bộ.

- Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 4 xã và 1 thị trấn: Thọ Xuân, Phương Đình,

Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Thượng Mỗ là vùng đất phù sa cổ, mầu mỡ, địa

hình tương đối bằng phẳng.

- Tiểu vùng Đan Hoài gồm 10 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Song Phượng, Thượng Mỗ, Tân Lập, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung là vùng đồng có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô

thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. Những năm gần đây, đã có

một số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô, cụm công nghiệp Thị

Trấn Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghềxã Đan Phượng (22,2 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghềSông Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Liên Hà (9,6 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề HồĐiền xã Liên Trung (3,3

ha); đang thực hiện mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà, Liên Trung, Đan Phượng. Song song với phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, dịch vụ, nông nghiệp của huyện được quan tâm chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,

ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông sản sạch, các loại rau, hoa, cây ăn

quả có giá trị kinh tế cao, bước đầu tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản.

3.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn

a. Khí hậu

Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc

trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông

hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 23oC, mùa đông từ 15-16oC. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao

động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn với biên độ giao động từ 12- 13oC. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 30oC, cao nhất lên tới trên 37oC, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12;1) nhiệt độ xuống thấp <18oC, thấp nhất là 5oC, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng ẩm nhất là tháng 3, 4 với độẩm lên tới 98%.

b. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Đan Phượng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25 km trong đó sông Hồng dài khoảng 15

km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Hồng tại vùng Đan Phượng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập. Lượng

điện trên sông Hồng nên kiểm soát được lưu lượng nước trong mùa mưa bão, từ đó giảm thiểu được tình trạng ngập, úng, lũ lụt.

3.1.1.4. Tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 7.735,48 ha đất, diện tích đất nông nghiệp năm 2017 có 3.523 ha, chiếm 45,54% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 3.346,98 ha, chiếm 43,27% diện tích tự nhiên; đất chưa sử

dụng còn 865,5 ha, chiếm (11,19%) chủ yếu là đất bãi bồi sông Hồng. Khu vực nông thôn gồm 15 xã với tổng diện tích tự nhiên 7.442,18 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Từ bảng 3.1, 3.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm dần, năm 2017 còn 3.309,03 ha, so với

năm 2015 giảm 213,97 ha, nguyên nhân giảm do huyện tập trung phát triển kinh tế đa dạng, nâng cao tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp trong kinh tế, tập trung phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cho sự phát triển.

b. Tài nguyên nước

Nước mặt, ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở

phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địa bàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng

211,02 ha. Nước ngầm, nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt

địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những

năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng. Tài nguyên

nước đảm bảo phục vụ cho cuộc sống của người dân và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của địa phương.

c. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đan Phượng không có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Hồng, sông Đáy, trữ lượng cát ven sông Hồng nhiều và chất lượng cao. Trong thời gian gần đây, công tác quản lý các nguồn tài nguyên thuộc huyện Đan Phượng đang được tăng cường, quản lý chặt chẽ việc khai thác cát.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng TT Mục đích sử dụng Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016 (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 7735,48 100 7735,48 100,00 100,00 I Đất nông nghiệp 3625,98 46,87 3523,00 45,54 97,16 1 Đất sản xuất nông nghiệp 3421,27 44,23 3309,03 42,78 96,72 1.1 Đất trồng cây hàng năm 3053,97 39,48 2915,36 37,69 95,46 1.2 Đất trồng lúa 1936,49 25,03 1926,87 24,91 99,50 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1117,48 14,45 945,92 12,23 84,65

1.4 Đất trồng cây lâu năm 367,3 4,75 436,24 5,64 118,77

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 173,72 2,25 165 2,13 94,98 3 Đất nông nghiệp khác 10,99 0,14 6,40 0,08 58,23 II Đất phi nông nghiệp 3123,87 40,38 3346,98 43,27 107,14

1 Đất ở 1056,88 13,66 948,11 12,26 89,71

1.1 Đất ở tại nông thôn 1011,76 13,08 901,73 11,66 89,12

1.2 Đất ở tại đô thị 45,12 0,58 46,38 0,60 102,79

2 Đất chuyên dùng 1155,09 14,93 1180,28 15,26 102,18

2.1 Đất trụ sởcơ quan, công

trình sự nghiệp 13,28 0,17 11,36 0,15 85,54 2.2 Đất quốc phòng 16,61 0,21 16,75 0,22 100,84

2.3 Đất an ninh 0,35 0,00 0,35 0,00 100,00

2.4 Đất SX, kinh doanh phi

nông nghiệp 286,25 3,70 279,83 3,62 97,76 2.5 Đất có mục đích công cộng 765,06 9,89 871,99 11,27 113,98

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,17 0,26 20,17 0,26 100,00

4 Đất nghĩa trang, nghĩa

địa 55,71 0,72 60,63 0,78 108,83

5 Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 835,25 10,80 1137,36 14,70 136,17 6 Đất phi nông nghiệp khác 0,77 0,01 0,43 0,01 55,84

III Đất chưa sử dụng 1050,52 13,58 865,50 11,19 82,39

1 Đất bằng chưa sử dụng 985,63 13,58 865,50 11,19 82,39

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Đan Phượng có xu hướng giảm dần từ năm 2015 đến 2017, nguyên nhân là do huyện Đan Phượng tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, tiếp tục đầu tư xây dựng các cụm

điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của huyện.

Bảng 3.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, thị trấn

các năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Ha

TT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng cộng 3523,0 3421,27 3309,03 1 Đan Phượng 172,89 172,89 172,89 2 Song Phượng 130,19 130,19 127,64 3 Thị trấn Phùng 132,19 132,19 130,62 4 Đồng Tháp 167,06 167,06 167,04 5 Phương Đình 391,81 391,81 389,56 6 Thọ Xuân 239,51 239,51 223,55 7 Thọ An 292,09 292,09 287,42 8 Trung Châu 186,29 186,29 184,05 9 Hồng Hà 204,79 204,79 201,88 10 Liên Hồng 128,3 128,3 116,55 11 Liên Hà 143,67 143,67 137,52 12 Liên Trung 130,73 130,73 115,82 13 Thượng Mỗ 252,69 252,69 228,88 14 Hạ Mỗ 247,58 247,58 239,44 15 Tân Hội 378,41 315,67 310,67 16 Tân Lập 324,8 285,81 275,5

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môitrường huyện Đan Phượng (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)