Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến quản lý rác thải đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 89 - 90)

Theo điều tra số liệu báo cáo của UBND huyện Đan Phượng năm 2017:

Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 là 6.640,9 ha, bằng 98,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, diện tích lúa cấy có xu hướng giảm (năm 2016 bằng 92% so với năm 2015, năm 2017 bằng 98,1% so với năm 2016); diện tích hoa, cây cảnh, rau đậu và cây trồng khác tăng cao, riêng diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh

năm 2017 đạt 1.287,95 ha. Giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên đơn vị canh tác bình quân đạt 178 triệu đồng/ha/năm (tăng 104,7% so với năm 2016). Chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh phát sinh. Thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2017 đạt được 288,77 ha từ đất trồng lúa màu kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung trong đó hoa 127,76 ha, rau 56,81 ha, cây ăn quả 27,62 ha, chăn nuôi 8,9 ha, lúa - cá 4,44 ha, cây khác 63,24 ha. Triển khai thực hiện 7 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung,

ứng dụng công nghệ cao tổng diện tích là 113,58 ha trong đó có 02 dự án chăn nuôi xa khu dân cư (35 ha) và 5 dự án trồng trọt (78,58 ha). Huyện đã hỗ trợ

10.812 triệu đồng xây dựng hạ tầng, tập huấn, mua vật tư phục vụ cho các dự án

được duyệt. Đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập

trung như vùng sản xuất hoa xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp; vùng sản xuất rau xã Phương Đình, Thượng Mỗ, Thọ An, vùng sản xuất bưởi xã

Thượng Mỗ, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư xã Trung Châu, Phương Đình Hồng Hà. Sản xuất nông nghiệp công nghệcao ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đan Phượng từ sử dụng giống mới, hệ thống kho lạnh, bảo quản, hệ thống tưới tự động ... ở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đến các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa lan Hồ Điệp, sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất hoa lan Hồ Điệp: đã có 02 cơ sở sản xuất hoa lan

HồĐiệp tại xã Đan Phượng và Phương Đình với cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị đồng bộ, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, ánh sáng và sử dụng các chất

điều hòa sinh trưởng, sản xuất được thực hiện khép kín từ khâu trồng, thu hoạch,

đóng gói, vận chuyển, phân phối. Quy mô sản xuất ở xã Phương Đình có 661 m2

nhà khung thép tiền chế và 4.500 m2 nhà màng kính sản xuất 50.000 cây giống

cho các cơ sở nuôi trồng và 20.000 cây nuôi trồng tại cơ sở đến khi ra hoa; HTX

Đan Hoài với 12.500 m2 nhà màng lưới, sản xuất 150.000 cây giống và 100.000

cây thương phẩm cung cấp cả thị trường trong và ngoài nước. Triển khai thực hiện mô hình rau hữu cơ công nghệ cao với tổng diện tích nhà màng lưới là 7.780 m2, rau được trồng trong nhà màng lưới, sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học, có hệ thống tưới tựđộng, thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu làm

đất, nhân giống, trồng chăm sóc, thu hoạch; năng suất bình quân đạt 387 tạ/ha,

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ trong toàn huyện. Bên cạnh đó còn một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sản xuất dưa lưới xã Đan Phượng (1.200 m2), sản xuất nấm ăn,

nấm dược liệu của HTX nấm Nghĩa Minh tại xã Đan Phượng (7.979 m2).

Qua đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đan Phượng hiện nay có thể thấy 3 nội dung sau: (1) chuyển dịch cơ cấu cây trồng được áp dụng, giảm trồng lúa, ngô, tăng trồng cây hoa, quả có giá trị kinh tế cao hơn; (2) Đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung hoa, rau,

cây ăn quả; (3) Sản xuất nông nghiệp công nghệcao đang bắt đầu được áp dụng. Sản xuất nông nghiệp tập trung thâm canh nhiều hơn, chọn lựa các cây trồng giá trị kinh tế cao, chủ yếu là hoa, rau thay vì sản xuất lúa, ngô, các cây trồng này cần lượng phân bón nhiều hơn, lượng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại nhiều hơn, do đó sẽlàm tăng việc phát sinh rác thải đồng ruộng là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ thì sẽ hạn chế hơn lượng phân bón, thuốc BVTV, do đó cũng làm

giảm đi lượng rác thải phát sinh. Về đánh giá tình hình, hiện nay huyện tập trung phát triển nông nghiệp chuyên canh tập trung nên lượng thuốc BVTV, phân bón sẽ tăng lên, kéo theo tăng lượng rác thải từ chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)