Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý rác thải đồng ruộng. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý kịp thời nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác quản lý rác thải đồng ruộng từ cấp huyện đến cấp xã ở huyện Đan Phượng mới đang ở mức kiêm nhiệm.Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải, hiện nay cán bộ quản lý chủ yếu là quản lý chung về môi trường trên địa bàn; chưa cụ thể về

công việc chuyên môn quản lý rác thải đồng ruộng. Hiện nay cán bộ phụ trách kỹ

thuật trồng trọt và BVTV ở các xã, thị trấn đang kiêm nhiệm công việc quản lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón. Nhóm cán bộ này

đại học, 25% có trình độ vềcao đẳng. Tuy nhiên về chuyên môn thì không phải vềmôi trường, đa số có chuyên môn về kỹ thuật nông nghiệp và bảo vệ thực vật; Có thể thấy, vấn đề này phát sinh ra đó là tuy cán bộ BVTV hiểu rõ được quy trình sử dụng thuốc BVTV, các quy định về sử dụng thuốc BVTV, nhưng kiến thức chung về môi trường, về chuyên ngành môi trường thì còn hạn chế; từ đó

việc quản lý rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại còn có mặt chưa hiệu quả, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các loại vi phạm về môi trường đồng ruộng. Đội ngũ cán bộ cấp huyện về công tác quản lý

môi trường, quản lý phát triển nông nghiệp hiện nay đảm bảo về số lượng, chất

lượng đảm bảo đúng theo quy định, 100% có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo về môi trường rất ít, hiện nay huyện Đan Phượng có 02 cán bộ (16,7% trong tổng số biên chế) thuộc phòng Tài nguyên- Môi

trường huyện có chuyên môn vềmôi trường, số cán bộ còn lại có chuyên ngành quản lý đất đai.

Bảng 4.19. Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách BVTV ở các xã, thị trấn (N = 16)

Các tiêu chí đánh giá Trình độ(người) Tỉ lệ (%)

- Đại học chuyên môntrồng trọt và BVTV 12 75,0

- Cao đẳng chuyên môn trồng trọt và BVTV 4 25,0

- Đại học chuyên môn về môi trường 0 0

- Cao đẳng chuyên môn về môi trường 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nguồn nhân lực có chuyên môn về quản lý chất thải nguy hại hiện còn mỏng và chỉ tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn dẫn đến nhiều bất cập trong vấn đề thực thi các văn bản pháp lý tại các địa phương. Cán bộ các phòng chuyên môn của huyện tuy có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn, thực hiện công tác quản lý rác thải đồng ruộng nhưng do quản lý rác thải trên một diện rộng, với nhiều đối tượng nên nguồn nhân lực để thực hiệnnói chung chưa thật sự đáp ứng với nhu cầu thực tế.

Thực tế chưa có cán bộ quản lý rác thải đồng ruộng chuyên trách, các cán bộ tại các phòng kinh tế, trạm BVTV, phòng Tài nguyên môi trường chưa phân công phụ trách riêng về quản lý rác thải đồng ruộng. Đồng thời cán bộ các cơ

quan này chưa có chuyên môn nghiệp vụ sâu về rác thải đồng ruộng, nhất là rác thải đồng ruộng nguy hại, còn chưa đáp ứng, đa phần là cán bộ có chuyên môn

về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất đai. Do đó muốn nâng cao hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng thì cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý rác thải đồng ruộng này.

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại không có nhân viên chuyên trách, công tác thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng được UBND các xã, thị trấn chỉ đạo hợp tác xã thực hiện. Thực hiện việc thuê khoán bằng các hợp đồng lao động thời vụ nên hiệu quả thu gom, mức độ

làm việc cũng còn có phần hạn chế.

Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải còn chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại đồng ruộng nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về kinh phí.

Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý chất thải nguy hại còn thấp;việc đầu tư cơ sở, công nghệ cũng như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại còn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay. Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải đều do ngân sách nhà nước cấp, nguồn kinh phí này còn chưa đáp ứng với nhu cầu hiện

nay, việc xã hội hoá còn ở mức độ thấp, chưa thu hút được nguồn lực đầu tư;

chưa có kinh phí riêng cho cán bộ chuyên trách về quản lý rác thải đồng ruộng. Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác quảnlý còn thấp.

Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ huyện, xã về công tác tập huấn, bồi dưỡng

nghiệp vụ quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn (N = 25)

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tập huấn, bồi dưỡng đầy đủthời gian, đảm bảo nội

dung, phù hợp với thực tế 8 32,0

Tập huấn, bồi dưỡng đầy đủthời gian, nhưng nội

dung chưa đảm bảo,chưa phù hợp với thực tế 10 40,0

Tập huấn, bồi dưỡng chưa đủthời gian, nội dung

ngắn, chưa đảm bảo 6 24,0

Chưa được tập huấn, bồi dưỡng 1 4,0

Công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý rác thải đồng ruộng đã được quan tâm, điều tra ý kiến của cán bộ huyện, xã về công tác tập huấn, bồi dưỡng thì có 32% ý kiến chọn tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ thời gian, đảm bảo nội dung, phù hợp với thực tế; 40% chọn lựa tập huấn đầy đủ nhưng nội dung tập huấnchưa sát, phù hợp với thực tế; 24% cho rằng nội dung tập huấn là chưa tốt, thậm chí có cán bộ chưa được đi tập huấn, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)