Đặc điểm quản lý rác thải đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

- Quản lý trên diện tích rộng

Rác thải đồng ruộng phát sinh trong quá trình sản xuất, thu hoạch nông sản, nhất là trong trồng trọt; trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt luôn cần diện

thải trên đồng ruộng thường phân tán trên diện tích lớn gây khó khăn, tốn kém cho công tác quản lý rác thải đồng ruộng, khó khăn nhất là trong công tác thu gom rác thải; đồng thời trong công tác kiểm tra, giám sát việc phát sinh rác thải

đồng ruộng cũng gặp khó khăn.

- Quản lý tác động chủ yếu đến người dân làm nông nghiệp, những

người thường có thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao

Nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt hiện nay đa số

là những người có trình độ dân trí không cao, đa số không được đào tạo, bồi

dưỡng, tuyệt đại đa số không có bằng cấp về chuyên môn; một bộ phận lớn là sản xuất theo kinh nghiệm, sản xuất ở mức lao động phổ thông; và với tâm lý chung của chúng ta, đó là “không cần học hành gì cũng có thể làm nông dân” và tâm lý

“không làm được gì thì vềlàm nông dân” nên nói chung người nông dân có trình

độ dân trí thấp hơn, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, chưa nhận thức được tác hại của việc sản xuất đến môi trường, nhất là trong việc sử dụng thuốc BVTV. Thứ hai là thu nhập bình quân của nông dân thấp hơn

nhiều so với mức thu nhập bình quân/người đối với các lĩnh vực khác (công nghiệp, dịch vụ, thương mại….) vì vậy việc vận động đóng quỹ, áp dụng thu phí

để vệsinh đồng ruộng, thu gom rác thải đồng ruộng gặp nhiều khó khăn.

- Công tác quản lý rác thải đồng ruộng hiện nay còn đan xen giữa

nhiều đơn vị, thiếu đơn vị đầu mối quản lý, nhiều mảng còn bị bỏ ngỏ

Hiện nay quản lý rác thải đồng ruộng nhiều nơi chưa có đơn vị đầu mối quản lý, chưa có cơ quan chuyên môn cụ thể để thực hiện công tác quản lý. Hệ

thống quản lý rác thải đồng ruộng chưa đồng bộ, thống nhất từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường, thị trấn. Mặc dù theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ

Tài nguyên- Môi trường là đơn vị đầu mối quản lý môi trường nói chung,

nhưng trong quy định về chức năng nhiệm vụ chưa nêu rõ về trách nhiệm quản lý môi trường nông thôn, nhất là môi trường sản xuất nông nghiệp, sản xuất

trên đồng ruộng.

Công tác quản lý rác thải đồng ruộng hiện nay ở các địa phương cũng đang trong tình trạng không thống nhất, có nơi do sở Tài nguyên- Môi trường quản lý, nơi lại do sở Nông nghiệp &PTNT chịu trách nhiệm chính. Ở cấp huyện, phòng Phòng Tài nguyên môi trường quản lý về môi trường nói chung; phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế quản lý về sản xuất nông nghiệp, sản

xuất trồng trọt trên đồng ruộng, trạm BVTV quản lý về sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, phân bón. Rác thải đồng ruộng liên quan đến tất cả các yếu tố mà phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp & PTNT hoặc phòng Kinh tế, trạm BVTV huyện quản lý. Vì vậy việc quản lý rác thải trên

đồng ruộng chưa cụ thể, rõ ràng; chưa thấy rõ được vai trò của các cấp trong hệ

thống quản lý và chồng chéo khi triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)