Thực trạng thugom rác thải đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

4.1.2.1.Đối với rác thải hữu cơ

Nhóm rác thải hữu cơ, là thân cây, rơm rạ, phế phụ phẩm trong trồng trọt, rác thải này thường phát sinh trong thu hoạch nông sản và được xử lý ngay.Hiện nay với đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, việc trồng lúa, ngô, đậu tương của các hộ nông dân được sử dụng khá nhiều máy móc cơ giới, từ khâu làm đất, gieo trồng, bón phân và thu hoạch; trong đó công tác thu hoạch hiện nay thường được sử dụng các máy cơ giới liên hợp giúp tăng hiệu quả, giảm thời gian thu hoạch. Cùng với đó lượng rơm rạ, thân, lá ngô, đỗ tương thường được gom tại ruộng thành các đống lớn, sau đó người sản xuất sẽ xử lý bằng nhiều hình thức

khác nhau; chủ yếu là đốt tại ruộng (đối với rơm rạ) và ủ phân bón (đối với rơm rạ, thân, lá cây ngô, đậu tương, rau). Việc thu gom rác thải hữu cơ, nhất là thân cây hoa chưa được thực hiện nhiều, đa số bỏ tại ruộng chờ tự phân huỷ hoặcđể khô rồi đốt tại ruộng. Một lượng nhỏ phế phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu là rơm, được thu mua với giá rẻ để sử dụng trong việc trồng nấm thì được các cơ sở sản xuấtnấm thực hiện việc thu gom từ ruộng về cơ sở sản xuất nấm.

4.1.2.2. Đối với rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón vô cơ

Sau khi sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ, một lượng lớn vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ phát sinh ra môi trường đồng ruộng; việc tự thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV của người dân hiện nay đã được thực hiện. Người nông dân sau khi sử dụng xong thuốc BVTV, phân bón vô cơsẽđem trực tiếp bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón bỏ vào thùng chứa, bể chứa được đặt sẵn tại các bờ vùng, đầu đường giao thông nội đồng (hoặc được người lao động, công nhân do hợp tác xã nông nghiệp thuê thực hiện việc thu gom rác thải vào các bể chứa, thùng chứa rác thảiđồng ruộng); sau đó định kỳ hàng quý được

thu gom về bãi tập kết rác thải đồng ruộng, vận chuyển đưa đi xử lý. Việc thu gom từ các bãi tập kết để vận chuyển đi xử lý do phòng Kinh tế huyện phối hợp với đơn vị dịch vụ xử lý rác thải nguy hại thực hiện.

Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom, xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt hiện

nay trên địa bàn huyện Đan Phượng

Nguồn: Kết quả điều tra (2017)

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện việc bố trí các thùng chứa, bể chứa các loại rác thải là vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ để làm sạch đồng ruộng. Qua khảo sát, điều tra thực tế, việc bố trí và sử dụng các thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng như sau:

Rác thải Tập trung về bể, thùng chứa rác thải nguy hại Thu gom Vận chuyển Xử lý Người sản xuất nông nghiệp và

nhân công được thuê để thu gom

Đơn vị dịch vụ xử lý rác thải

Bảng 4.6. Số lượng thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng tại các xã điều tra

STT Đơn vị Diện tích đất nông nghiệp (ha)

Số lượng thùng rác (thùng) Mật độ (thùng/ha) 1 Xã Đan Phượng 172,89 48 0,28 2 Xã Thọ An 287,42 30 0,11 3 Xã Hồng Hà 201,88 47 0,23 4 Xã Hạ Mỗ 239,44 95 0,40

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua kết quả điều tra, khảo sát, số lượng thùng rác (bể chứa) để chứa rác thải nguy hại đồng ruộng tại 4 xã trên cho thấy, hiệnnay trên địa bàn huyện đã triển khai tốt việc bố trí các thùng rác, bể rác để chứa rác thải đồng ruộng, đặc biệt là để chứa vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV. Qua bảng 4.6 chúng ta thấy

Xã Hạ Mỗ được trang bịsố lượng thùng rác nhiều nhất (95 thùng), với mật độ cao nhất (0,40 thùng/ha), xã Thọ An có số lượng thùng rác ít nhất (30 thùng) mật độ thấp nhất (0,11 thùng/ha). Về cơ bản việc bố trí, sắp xếp, phân bổ các

thùng, bể chứa rác thải đồng ruộng là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ tương đối hợp lýtheo từng cụm, từng cánh đồng, phân bố đồng đều, hợp lý về mặt diện tích, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu phát thải vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV của người dân; vị trí đặt ở những địa điểm phù hợp cho việc thu gom, dễ nhận biết, ở ven đường bờ ruộng, gần trục giao thông nội đồng. Tuy nhiên lượng thùng, bể chứa bao bì, chai lọ thuốc BVTV còn ở mức hạn chế, chưa đáp ứng đúng quy định tiêu chuẩn về số thùng rác để thu gom vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV trên một đơn vị diện tích (theo Thông tư 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016: Tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện tích 03 ha đất canh tác trồng cây hàng năm). Trong 4 xã điều tra, có 03 xã chưa đạt đến mức tiêu chuẩn là 0,33 bể chứa/ha, chỉ xã Hạ Mỗ đạt 0,40 bể chứa/ha đạt theo tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng của các thùng chứa, bể chứa rác thải đồng ruộng này có đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, chúng ta cần điều tra, đánh

Bảng 4.7. Đánh giá chất lượng của cácbể chứa, thùng chứa chai lọ, bao bì

thuốc BVTV tại các xã điều tra

STT Đơn vị Số lượng thùng rác (thùng) Số thùng không đảm bảo (thùng) Lý do Vỡ, hỏng (thùng) Không có nắp đậy (thùng) Không đề tên (thùng) 1 Xã Đan Phượng 48 9 3 4 2 2 Xã Thọ An 30 4 2 1 1 3 Xã Hồng Hà 47 5 1 4 - 4 Xã Hạ Mỗ 95 11 3 8 - Tổng cộng 220 29 9 17 3

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua khảo sát thực trạng chất lượng thùng chứa, bể chứa rác là vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón của 4 xã, có thể thấy còn một lượng nhỏ các thùng, bể chứa rác không đạt tiêu chuẩn (13% so với tổng số thùng chứa, bể chứa), trong đó nguyên nhân cơ bản là do các bể xây lâu ngày, đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa được xây mới (31% so với số thùng, bể chứa không đảm bảo); thứ hai là các thùng chứa rác thải này mất nắp đậy (58% so với số thùng, bể chứa không đảm bảo), dẫn đến bị mưa vào gây rửa trôi chất độc từ thuốc BVTV ra môi trường, đồng thời cũng dễ bị phát tán mùi ra môi trường xung quanh; một số bể chứa tuy được xây nhưng việc đề tên “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo tiêu chuẩn còn chưa có, có bể có ghi nhưng bị mờ, bay màu chữ, không rõ chữ trên bể chứa (11% so với số thùng, bể chứa không đảm bảo).

Để đánh giá được tình hình thu gom rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón vô cơ, cần tìm hiểu về tình hình đội ngũ những người thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng. Thực tế ngoài việc người dân tự giác bỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vào các thùng chứa rác, bể chứa rác theo

hướng dẫn, còn một lượng rác thải nguy hại không được người dân bỏ vào thùng, bể chức rác mà bỏ bừa bãi ngoài đồng ruộng. Hiện nay, các xã đều có đội chịu

trách nhiệm đi thu gom rác thải đồng ruộng nguy hại vào các thùng chứa, bể chứa rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV; đây là nguồn lao động tại địa phương, được UBND các xã giao cho hợp tác xã nông nghiệp xã thực hiện việc thuê và sử dụng lao động trong công tác thu gom rác thải nguy hại đồng ruộng,

chủ yếu là thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV do người dân sau khi sử dụng bỏ bừa bãi trên đồng ruộng hoặc định kỳ thu gom đến điểm tập kết để mang đi xử

lý; nhân lực thực hiện công tác thu gom rác thải đồng ruộng tại các xã được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Nhân lực thực hiện công tác thu gom tại các xãđiều tra

Đơn vị tính: Người

STT Đơn vị Tổng Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ 31-40 41- 50 > 51 1 Xã Đan Phượng 4 - 4 1 2 1 2 Xã Thọ An 6 1 5 1 3 2 3 Xã Hồng Hà 5 - 5 - 2 3 4 Xã Hạ Mỗ 6 - 6 - 3 3 Tổng cộng 21 1 20 2 10 9

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.8 chúng ta thấy mỗi xã đều thành lập được một đội đi thu gom rác thải là vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV trên đồng ruộng; đội thu gom này thường từ 4 đến 6 người; nhóm người thực hiện công tác thu gom rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bìthuốc BVTV, phân bón vô cơ đa số là nữ giới (95,2%), là

những người có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, về cơ cấu tuổi, có 02 người trong độ tuổi 31- 40 tuổi (9,5%), 10 người trong độ tuổi 41-50 tuổi (47,6%), trên 51 tuổi có 9 người (42,9%). Đây là những người lao động tại địa phương, làm nông nghiệp, được hợp tác xã đứng ra thuê thực hiện thu gom, có thể trả tiền theo ngày

công thực tếhoặc thuê hợp đồng ngắn hạn. Đội ngũ nhân lực này có sức khỏe tốt, là người dân sản xuất trực tiếp tại đồng ruộng, thành viên hợp tác xã nông nghiệp, là những người phụ nữ trong độ tuổi lao độngchủ yếu từ trên 40 tuổi đến 60 tuổi.

Để đánh giá được việc thu gom rác thải đồng ruộng là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón chúng ta cũng cần khảo sát, đánh giá thói quen xử lý vỏ

bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón của người dân.

Bảng 4.9. Hình thức thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón

của các hộ dân (N = 30) Hình thức xử lý Xã Đan Phượng Xã Thọ An Xã Hồng Hà Xã Hạ Mỗ Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Thu gom vào

thùng, bểchứa 17 56,7 14 46,7 16 53,4 19 63,3 Vứt bừa bãi 4 13,3 9 30,0 6 20,0 2 6,7 Đốt tự phát 6 20,0 5 16,6 4 13,3 7 23,3 Chôn lấp 1 3,3 - - 2 6,7 - - Vứt chung vào rác sinh hoạt 2 6,7 - - 1 3,3 2 6,7 Tái sử dụng hoặc bán phế liệu - - 2 6,7 1 3,3 - -

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Kết quả điều tra ở 4 xã cho thấy hiện nay việc tự thu gom rác thải là chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV của người dân vào cácbể chứa là cơ bản đã thực hiện, nhìn chung từ 45% trở lên (1 xã dưới 50%, còn lại 3 xã đều trên 50%) người dân sử dụng thuốc BVTV xong đều có ý thức thu gom vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV vào bể chứa tại đồng ruộng để đảm bảo vệ sinh môi trường đồng ruộng. Việc thực hiện tự thu gom của người dân cao nhất ở xã Hạ Mỗ (63,3%); việc tự thu gom thấp nhất ở xã Thọ An (đạt 46,7%). Bên cạnh đó việc người nông dân vứt bừa bãi vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV trên đồng ruộng vẫn xảy ra, và còn ở mức cao (30% ở xã cao nhất là Thọ An). Ngoài việc vứt bừa bãi các chất thải từ sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ, người nông dân còn xử lý vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV bằng các hình thức khác như là chôn lấp, đốt, đây là giải pháp giúp giảm ô nhiễm tạm thời, tuy nhiên nếu xử lýkhông đúng cách, đúng quy định, thì

sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.Đặc biệt còn tình trạngvứt chung rác thải là các chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón chung với rác thải sinh hoạt, tuy số lượng người dân thực hiện không nhiều nhưng việc làm này làm ảnh hưởng lớn tới gây ô nhiễm môi trường vì quy trình xử lý rác thải sinh hoạt khác nhiều so với quy trình xử lý rác thải nguy hại. Điều đó dẫn đến ô nhiễm môi trường nơi chôn lấp hoặc chứa

rác thải sinh hoạt.Nguyên nhân của việc này là một số hộ dân sản xuất có chòi, nhà tạm tại nơi trồng trọt, sinh sống gần như tại ruộng nên rác thải trong sinh hoạt và rác thải từ sản xuất trồng trọt để chung với nhau.

Bảng 4.10. Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón thu gom tại

các xã điều tra

STT Đơn vị Khối lượng rác

phát sinh (kg) Khối lượng rác thu gom (kg) Tỷ lệ rác thu gom/lượng phát sinh (%) 1 Xã Đan Phượng 149 95 63,7 2 Xã Thọ An 271 185 68,2 3 Xã Hồng Hà 359 220 61,3 4 Xã Hạ Mỗ 757 540 71,3 Tổng cộng 1.536 1.040 67,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Theo điều tra từ người sản xuất trồng trọt, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ phụ trách BVTV các xã điều tra, trong năm 2017, công tác thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV, bao bì phân bón vô cơ, các chất thải nguy hại ngoài đồng ruộng được các xã thực hiện khá tốt, đều đạt trên 60% tổng lượng rác thải là các chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón phát thải ra; thu gom đạt cao nhất là

xã Hạ Mỗ, đạt 71,3%, xã Hồng Hà đạt thấp nhất cũng đạt 61,3%. Khối lượng phát thải vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón của cả 4 xã là 1.536kg, lượng thu gom được 1.040kg, tỷ lệ thu gom trung bình đạt 67,7%.

Tuy nhiên, rác thải đồng ruộng là bao bì, chai lọ thuốc BVTVsau sử dụng là nguồn rác thải nguy hại, việc thu gom tuy thực hiện đạt kết quảnhưng vẫn còn rác thải nguy hại trên đồng ruộng, ảnh hưởng đếnvệ sinh môi trường đồng ruộng

và đến sản xuất nông nghiệp sạch, nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác thu gom rác thải là bao bì, chailọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ vẫn còn có những hạn chế đó là: Vẫn còn có các hộ dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thường bỏ lại bao bì, chai lọ thuốc BVTV ngay tại bờ ruộng, tại các bờ mương mà không thu gom đến các bể chứa, thùng chứa. Thời gian thu gom có nơi chưa đảm bảo, việc thu gom còn chưa thường xuyên, chưa thực hiện đúng các nội quy về thực hiện quản lý rác thải. Công tác thu gom từ các bể chứa, thùng chứa đến điểm tập kết có nơi làm không định kỳ thường xuyên, vẫn còn một số thùng chứa, bể chứa đầy rác thải nhưng chưa được thu gom về điểm tập kết. Đây là những hạn chế mà trong thời gian tới cần khắc phục để nâng cao công tác quản lý rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại này.

Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về việc thu gom rác thải là vỏ bao bì, chai

lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ trên đồng ruộng

TT Đơn vị Số ý kiến Tốt Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xã Đan Phượng 30 16 53,3 11 36,7 3 10,0 2 Xã Thọ An 30 18 60,0 10 33,3 2 6,7 3 Xã Hồng Hà 30 20 66,7 9 30,0 1 3,3 4 Xã Hạ Mỗ 30 17 56,6 13 43,3 - - Tổng cộng 120 71 59,2 43 35,8 6 5,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.11 chúng ta thấy, gần 60% ý kiến của người dân cho rằng công tác thu gom vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón vô cơ được thực hiện tốt, đảm bảo được vệ sinh đồng ruộng. Số ít ý kiến người dân (5% số người được điều tra) cho rằng công tác thu gom chưa đạt hiệu quả vì vẫn còn tình trạng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón còn ở lại ruộng,chưa được thu gom kịp thời; người dân để bao bì thuốc BVTV tại đầu ruộng, đầu bờ nhưng người đi

thu gom chưa thu gom kịp thờitheo định kỳ, để xảy ra tình trạng rơi vãi chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV xuống ruộng, xuống hệ thống mương dẫn nước. Qua đó cũng thấy được nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường do rác thải đồng

ruộng chưa cao, tuy còn lượng rác thải đó trên đồng ruộng là khá nhiều, tuy nhiên người dân cho rằng là việc ô nhiễm là bình thường, là điều tất yếu của quá trình sản xuất trồng trọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)