Các quy định chính sách của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng được các cấp, các ngành ban hành với số lượng chưa nhiều, nội dung văn bản quy định chưa cụ thể trong công tác quản lý; bảng 4.17 cho ta thấy việc quản lý
rác thải đồng ruộng chủ yếu áp dụng các quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung, về quản lý rác thải nguy hại; chỉ có số ít văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý rác thải đồng ruộng, nhất là về quản lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi được sử dụng.
Bảng 4.17. Một số văn bản liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng
Tên, số kí hiệuvăn bản Ngày ban hành Trích yếu nội dung
Nghị định số 38/2015/NĐ-
CP của Chính phủ 24/4/2015 Nghị định về việc quản lý chất thải và phế liệu
Nghị định số 179/2013/
NĐ- CP của Chính phủ 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
Thông tư 05/2016/TTLT-
BNNPTNT-BTNMT 16/5/2016
Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng
Thông tư số 36/2015/TT-
BTNMT của Bộ Tài
nguyên môi trường 30/6/2015
Thông tư quy định về quản lý chất thải nguy hại
Quyết định số 60/2002/
QĐ-BKHCNMT của Bộ
KHCN và Môi trường 7/8/2002
Quyết định ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại
Thông tư số 121/2008/TT-
BTC của Bộ Tài chính 12/12/2008
Thông tư hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Ngoài các văn bản trên liên quan đến quản lý rác thải đổng ruộng, xử lý rác thải rắn còn thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và nhiều văn bản liên quan của các bộ, ngành và các cấp chính quyền.
Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng
5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng là văn bản hướng dẫn cụ thể việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại trên đồng ruộng là văn bản quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thu gom,
Ngoài các văn bản của Trung ương, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có Nghị quyết số 25/2013/Nghị quyết-HĐND ngày 04/12/2013 về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội. Trong nghị quyết này quy định hỗ trợ xây dựng hạ tầng đó là hỗ trợmột lần kinh phí mua thùng chứa, (hoặc xây dựng bể chứa) chai lọ, bao bì
thuốc BVTV (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Về hệ thống quản lý nhà nước đối với quản lý rác thải, nhất là rác thải là các chai lọ, bao bì, thuốc BVTV, bao bì phân bón được thực hiện từ trung ương đến các địa phương cơ bản có hệ thống phân cấp, phân quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau, tuy nhiên số lượng văn bản chưa nhiều; một số văn bản quyđịnh chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chưa cụ thể, rõ ràng.
Chúng ta có thể thấy hệ thống quản lý của Thành phố Hà Nội ở đây là: UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo sở Tài nguyên Môi trường, sở Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo UBND quận huyện thị xã; các sở chỉ đạo các chi cục trực thuộc (chi cục trồng trọt và BVTV, chi cục Bảo vệ Môi trường); UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế huyện (phụ trách quản lý nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật trong công tác quản lý rác thải đồng ruộng.
UBND cấp xã thực hiện quản lý rác thải đồng ruộng thông qua chỉ đạo cán bộ phụ trách môi trường xã, cán bộ BVTV xã trong công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát; giao cho các hợp tác xã nông nghiệp chủđộng tổ chức việc thu gom rác thải trên đồng ruộng.
Hệ thống chính sách pháp luật quy định về quản lý hoạt rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung được thực hiện theo quy định chung trong Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-
BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Việc xử lý rác thải nguy hại được thực hiện theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Việc quản lý chất thải nguy hại được quy định cụ thể trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24
Đối với mỗi hoạt động từ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đều có các
văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện.
Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý rác thải đồng ruộng của các Bộ, ngành là căn cứ để quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập, vướng mắc, mang tính chất lý thuyết, hiệu quả chưa cao, việc áp dụng còn khó khăn, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
Đối với Thành phố có ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ- HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội. Trong đó cũng quy định việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ một lần
kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra trong việc quản lý rác thải là phế phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt chưa có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đa só thực hiện theo các quy định về xử lý rác thải, chấtthải chung.
Bảng 4.18. Ý kiến của cán bộ quản lý huyện, xã về các quy định, chính sách
của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng (N = 25)
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tốt, phù hợp với thực tiễn 8 32,00
Bình thường 10 40,00
Chưa phù hợp 7 28,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Theo kết quả điều tra cho thấy có 32% ý kiến của cán bộ quản lý huyện,
xã cho rằng các quy định chính sách của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng tốt, phù hợp với thực tiễnhiện nay, 40% ý kiến đánh giá bình thường và 28% ý kiến
đánh giá chưa tốt, chưa phù hợpvới thực tiễn hiện nay, lý do cụ thể chủ yếu là do văn bản ban hành chậm, chưa cụ thể hoá, chưa dễ dàng trong triển khai thực hiện.
Hệ thống văn bản chính sách có vai trò quan trọng đến công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực. Rác thải đồng ruộng hiện nay là vấn đề cấp bách cần xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường đồng ruộng. Hệ thống văn bản chính sách giúp các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với việc quản lý rác thải đồng ruộng hiện nay là những văn bản mới được ban hành; số lượng văn bản chưa nhiều, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế về quản lý rác thải hiện nay.
Hiện nay huyện Đan Phượng ban hành các văn bản về quản lý rác thải đồng ruộng còn hạn chế, chủ yếu là công văn hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chưa nhiều, chưa chi tiết cụ thể,các văn bản mang tính chỉ đạo công việc cụ thể, chưa xây dựng các văn bản về quy định, nội quy, quy chế để hực hiện.
Các văn bản đang triển khai thực hiện là các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố. cấp huyện, cấp xã chưa có quy định cụ thể nào về quản lý rác thải đồng ruộng, vì thế mà hiệu quả quản lý chưa cao. Trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rác thải đồng ruộng, chú trọng đến việc ban hành các quy định để tăng cường công tác quản lý rác thải đồng ruộng.
4.2.2. Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý nhà nước
Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý rác thải đồng ruộng. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý kịp thời nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác quản lý rác thải đồng ruộng từ cấp huyện đến cấp xã ở huyện Đan Phượng mới đang ở mức kiêm nhiệm.Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải, hiện nay cán bộ quản lý chủ yếu là quản lý chung về môi trường trên địa bàn; chưa cụ thể về
công việc chuyên môn quản lý rác thải đồng ruộng. Hiện nay cán bộ phụ trách kỹ
thuật trồng trọt và BVTV ở các xã, thị trấn đang kiêm nhiệm công việc quản lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón. Nhóm cán bộ này
đại học, 25% có trình độ vềcao đẳng. Tuy nhiên về chuyên môn thì không phải vềmôi trường, đa số có chuyên môn về kỹ thuật nông nghiệp và bảo vệ thực vật; Có thể thấy, vấn đề này phát sinh ra đó là tuy cán bộ BVTV hiểu rõ được quy trình sử dụng thuốc BVTV, các quy định về sử dụng thuốc BVTV, nhưng kiến thức chung về môi trường, về chuyên ngành môi trường thì còn hạn chế; từ đó
việc quản lý rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại còn có mặt chưa hiệu quả, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các loại vi phạm về môi trường đồng ruộng. Đội ngũ cán bộ cấp huyện về công tác quản lý
môi trường, quản lý phát triển nông nghiệp hiện nay đảm bảo về số lượng, chất
lượng đảm bảo đúng theo quy định, 100% có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo về môi trường rất ít, hiện nay huyện Đan Phượng có 02 cán bộ (16,7% trong tổng số biên chế) thuộc phòng Tài nguyên- Môi
trường huyện có chuyên môn vềmôi trường, số cán bộ còn lại có chuyên ngành quản lý đất đai.
Bảng 4.19. Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách BVTV ở các xã, thị trấn (N = 16)
Các tiêu chí đánh giá Trình độ(người) Tỉ lệ (%)
- Đại học chuyên môntrồng trọt và BVTV 12 75,0
- Cao đẳng chuyên môn trồng trọt và BVTV 4 25,0
- Đại học chuyên môn về môi trường 0 0
- Cao đẳng chuyên môn về môi trường 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nguồn nhân lực có chuyên môn về quản lý chất thải nguy hại hiện còn mỏng và chỉ tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn dẫn đến nhiều bất cập trong vấn đề thực thi các văn bản pháp lý tại các địa phương. Cán bộ các phòng chuyên môn của huyện tuy có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn, thực hiện công tác quản lý rác thải đồng ruộng nhưng do quản lý rác thải trên một diện rộng, với nhiều đối tượng nên nguồn nhân lực để thực hiệnnói chung chưa thật sự đáp ứng với nhu cầu thực tế.
Thực tế chưa có cán bộ quản lý rác thải đồng ruộng chuyên trách, các cán bộ tại các phòng kinh tế, trạm BVTV, phòng Tài nguyên môi trường chưa phân công phụ trách riêng về quản lý rác thải đồng ruộng. Đồng thời cán bộ các cơ
quan này chưa có chuyên môn nghiệp vụ sâu về rác thải đồng ruộng, nhất là rác thải đồng ruộng nguy hại, còn chưa đáp ứng, đa phần là cán bộ có chuyên môn
về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất đai. Do đó muốn nâng cao hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng thì cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý rác thải đồng ruộng này.
Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đồng ruộng nhóm nguy hại không có nhân viên chuyên trách, công tác thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng được UBND các xã, thị trấn chỉ đạo hợp tác xã thực hiện. Thực hiện việc thuê khoán bằng các hợp đồng lao động thời vụ nên hiệu quả thu gom, mức độ
làm việc cũng còn có phần hạn chế.
Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải còn chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại đồng ruộng nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về kinh phí.
Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý chất thải nguy hại còn thấp;việc đầu tư cơ sở, công nghệ cũng như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại còn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay. Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải đều do ngân sách nhà nước cấp, nguồn kinh phí này còn chưa đáp ứng với nhu cầu hiện
nay, việc xã hội hoá còn ở mức độ thấp, chưa thu hút được nguồn lực đầu tư;
chưa có kinh phí riêng cho cán bộ chuyên trách về quản lý rác thải đồng ruộng. Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác quảnlý còn thấp.
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ huyện, xã về công tác tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn (N = 25)
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tập huấn, bồi dưỡng đầy đủthời gian, đảm bảo nội
dung, phù hợp với thực tế 8 32,0
Tập huấn, bồi dưỡng đầy đủthời gian, nhưng nội
dung chưa đảm bảo,chưa phù hợp với thực tế 10 40,0
Tập huấn, bồi dưỡng chưa đủthời gian, nội dung
ngắn, chưa đảm bảo 6 24,0
Chưa được tập huấn, bồi dưỡng 1 4,0
Công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý rác thải đồng ruộng đã được quan tâm, điều tra ý kiến của cán bộ huyện, xã về công tác tập huấn, bồi dưỡng thì có 32% ý kiến chọn tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ thời gian, đảm bảo nội dung, phù hợp với thực tế; 40% chọn lựa tập huấn đầy đủ nhưng nội dung tập huấnchưa sát, phù hợp với thực tế; 24% cho rằng nội dung tập huấn là chưa tốt, thậm chí có cán bộ chưa được đi tập