4.1.1.1. Rác thải từ phế phụ phẩm nông nghiệp
Rác thải rắn đồng ruộng phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trên đồng ruộng. Thành phần rác thải đồng ruộng gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như các phế phụ phẩm trong trồng trọt (rơm rạ, thân, rễ, lá của các cây trồng như ngô, đỗ tương, thân cây rau, hoa); các chất thải từ chăn nuôi (phân
gia súc, gia cầm, thức ăn thừa trong quá trình chăn nuôi). Ngoài ra còn có các chất thải khó phân hủy và độc hại như vỏ chai lọ thuốc BVTV, thuốc thú y, bao bì phân bón vô cơ….Trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm thường là lợn, gà, trâu, bò, vịt, ngan,… các loại gia súc, gia cầm thường được nuôi tập trung, nuôi trong các trang trại xa khu dân cư hoặc tại các hộ gia đình, tình trạng chăn thả gia súc
như trâu bò hiện nay hầu như không có, do vậy, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đồng ruộng không đáng kể; lượng chất thải này môi
trường tự đồng hoá được, không có tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên huyện Đan Phượng hiện nay đang tập trung vào phát triển nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây, thay vì trồng lúa, ngô, đậu tương, các cây có giá trị kinh tế cao cũng được trồng trọt
nhưcác loại hoa; các loại cây ăn quả, chủ yếu là bưởi Tôm vàng Đan Phượng, cam Canh; nhiều loại rau màu được canh tác; vì vậy rác thải đồng ruộng từ trồng trọt là rất lớn, có nguồn gốc đa dạng, phong phú. Để đánh giá thực trạng rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện, chúng ta cần xác định được khối lượng phế phụ phẩm từ các cây trồng chính phát sinh trong quá trình trồng trọt và lượng phát sinh các loại chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón mà người dân thải ra môi trường đồng ruộng. Nguồn gốc các loại rác thải đồng ruộng là các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông sản được mô tả cụ thể trong
Sơđồ 4.1. Nguồn gốc rác thải rắn tại đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Trên cơ sở điều tra từ thực tế về sản lượng lúa, ngô có thể xác định khối lượng sinh khối các phế phụ phẩm nông nghiệp từ trồng lúa, ngô ở một số xã điều tra, qua cách tính lượng rơm rạ, phế phụ phẩm từ cây trồng của các nghiên cứu khoa học đã có (lúa: tỷ lệ phụ phẩm: chính phẩm xấp xỉ 1:1, ngô: tỷ lệ phụ phẩm: chính phẩm xấp xỉ 2,8:1), có thể tính được khối lượng phế phụ phẩm từ một số cây trồng chính như lúa, ngô. Dựa vào tỷ lệ này chúng ta sẽ tính được tổng lượng phụ phẩm từ các loại cây trồng này ở các xã điều tra, kết quả thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính
TT Xã Sản lượng (tấn) Ước tính khối lượng phụ phẩm chính(tấn)
Lúa Ngô Lúa Ngô
1 Đan Phượng 776,6 47,6 776,6 133,3
2 Thọ An 550,3 815,3 550,3 2.282,8
3 Hồng Hà 1403,9 10,6 1403,9 29,7
4 Hạ Mỗ 978,4 15,9 978,4 44,5
Tổng cộng 3.709,2 889,4 3.709,2 2.490,3
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Rác thải rắn đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay Trong quá trình trồng trọt (thực vật chết, lá, thân, cành
cây được người dân
tỉa bỏ) Sử dụng thuốc BVTV (chai, lọ, bao bì; thiết bị bảo hộ, dụng cụ, bình phun hỏng; thuốc BVTV dư thừa) Thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, thân ngô,
đỗ, thân, lá, rễ cây các loại hoa, rau…) Quá trình bón phân (vỏ bao bì, chai lọ đựng phân, dụng cụ hỏng, phân bón dư thừa…)
Như vậy, qua điều tra ở 04 xã chỉ tính riêng phế phụ phẩm của các loại cây
trồng chính là lúa và ngô có thể ước tính khối lượng phế phụ phẩm thải ra là rất lớn, khoảng 6.199 tấn, trong đó lúa là 3.709 tấn. Huyện Đan Phượng ngoài việc trồng lúa (diện tíchgieo trồng 2.744 ha), cây ngô (diện tích gieo trồng 1.002ha), còn
trồng các cây trồng khác như đậu tương (diện tích gieo trồng 779 ha), rau các loại (diện tích gieo trồng 894ha), hoa, cây cảnh (diện tích gieo trồng 919ha). Qua đó có
thể thấy lượng rác hữu cơphát sinh sau quá trình trồng trọt là rất lớn, theo kết quả tổng hợp của phòng Kinh tế huyện, hiện nay phế phụ phẩm, rơm rạ, thân lá cây trồng thải ratrên địa bàn huyệnvào khoảng 31.700 đến 31.800tấn/năm.
4.1.1.2. Rác thải từ chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón
Bên cạnh những phế phụ phẩm hữu cơ trên, quá trình sản xuất trồng trọt
còn phát sinh rác thải là bao bì, chai lọcác loại thuốc BVTV, phân bón vô cơ.
Bảng 4.2. Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn huyện
hiện nay
Loại
thuốc Tên thuốc
Lượng thuốc sử dụng Lượng thuốc + nước phun (lít) gam/ha Lít/ha Trừ sâu Rholam super 50SG 120-180 400-600 Caterice 5EC 0,4-0,6 400-500 Hichespro 500WP 300-375 400-500 Amino 10EC 0,4-0,5 400-500 Appencyper 35EC 0,3-0,5 400-600
Decis Repel 25EC 0,3-0,4 400-500
Wince 600 EC 0,5-0,6 400-500 Trừ bệnh Tisabe 550SC 0,3-0,5 400-500 Arygreen 500SC 0,5-0,7 400-600 Cuproxat 345SC 0,5-0,7 400-500 Score 250 EC 0,3-0,5 300-500 Rhidomil Gold 68WG 2400-3000 400-500 Zithan Z 80WP 2000-2250 800-900 Dacomicl 600SC 1,0-1,2 400-600 Trừ cỏ Gradf 200WP 500-600 400-500 Trừốc HN-Samole 700WP 500-600 400-500 Tomahawk 4RG 6000-8000 400-500
Qua kết quả điều tra, số lượng, chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng trên địa bàn huyện Đan Phượng khoảng từ 250 đến 300 loại thuốc BVTV, trong đó một số loại thuốc BVTV trên bảng 4.2 là được dùng phổ biến. Tuy số lượng, chủng loại các thuốc BVTV khá nhiều nhưng việc sử dụng để trừ sâu bệnh, trừ cỏ, trừ ốc trên các cây trồng cơ bản là giống nhau; đều phun với liều lượng từ
400- 600 lít nước pha thuốc cho 1 ha canh tác; thời điểm phun, lượng thuốc pha, nồng độ phụ thuộc vào nhóm thuốc, độ độc của thuốc đối với sâu bệnh và phụ thuộc vào từng loại đối tượng cây trồng.
Bảng 4.3. Khối lượng thuốc BVTV sử dụng và khối lượng chai lọ, bao bì
thuốc BVTV thải ra tại các xã điều tra Đơn vị Diện tích đất nông nghiệp (ha) Lượng thuốc BVTV sử dụng (tấn)
Ước tính lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV phát thải (tấn) Xã Đan Phượng 172,89 0,55 0,055 Xã Thọ An 287,42 0,96 0,096 Xã Hồng Hà 201,88 1,44 0,144 Xã Hạ Mỗ 239,44 4,30 0,430 Tổng cộng 901,63 7,25 0,725
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua bảng 4.3 có thể thấy tại 04 xã điều tra, lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều nhất tại xã Hạ Mỗ, ít nhất tại xã Đan Phượng,nguyên nhân là do xã Hạ Mỗ là xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều nhất; hiện nay xã Hạ Mỗ tập trung trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa Ly, hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền chiếm diện tích là chủ yếu trong quỹ đất nông nghiệpnên lượng thuốc BVTV sử dụng là rất lớn. Cùng với đó là lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV phát sinh là
nhiều nhất tại xã Hạ Mỗ (430kg), thấp nhất ở xã Đan Phượng (55kg).
Huyện Đan Phượng với tổng diện tích đất nông nghiệp là 3.309,03 ha (số liệu điều tra phòng Tài nguyên môi trường) lượng thuốc BVTV phải dùng hàng năm là khá lớn; theo báo cáo của trạm BVTV huyện, lượng thuốc BVTV năm 2017 toàn huyện sử dụng khoảng 14,3 đến 14,5tấn. Theo ước tính, lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV thường chiếm 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011) như vậy hàng năm huyện Đan Phượng có khoảng
1,43- 1,45 tấn vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV thải ra môi trường. Ngoài ra lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các bao bì, chai lọ cũng cần được quan tâm. Theo tính toán của Cục bảo vệ thực vật thì trong mỗi bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp trung bình có khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì; như vậy trong quá trình trồng trọt của huyện Đan Phượng, hàng năm sẽ có khoảng 0,257 đến 0,261 tấn thuốc BVTV phát thải theo chai lọ, bao bì thuốc BVTV ra môi trường. Lượng thuốc BVTV dưthừa này sẽ làm ảnh hưởng
theo hướng tiêu cực đối với môi trường sống, nhất là hệ sinh thái đồng ruộng.
Bảng 4.4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện
Tên cây
trồng Loại phân bón
Khối lượng phân
bón dùng
(kg/ha/vụ)
Chi phí (nghìn
đồng/ha)
Lúa
NPK-S Lào Cai (Lân) 250 - 270 1000 - 1080
Đạm ure (Phú Mỹ 46%N) 310- 330 2480- 2640
NPK Nhật (chuyên lúa) 150-160 1650- 1760
NPK +TE (Đầu Trâu) 160- 170 2400- 2550
Ngô
NPK-S Lào Cai (Lân) 400- 420 1600-1680
Đạm ure (Phú Mỹ 46%N) 440-460 3520-3680
NPK +TE (Đầu Trâu) 160-170 2400- 2550
Đậu tương
NPK-S Lào Cai 200-210 800-840
Kaliclorua 100-110 900-990
NPK +TE (Đầu Trâu) 65- 70 975-1050
Hoa các loại
NPK-S Lào Cai (Lân) 1300-1400 5200-5600
NPK +TE (Đầu Trâu) 650-750 9750-11250
NPK+TE (Hồng Kông) 75- 80 1500-1600
NPK+ TE (Con Sóc) 100-110 1800- 1980
Rau các loại
Đạm Ure Ninh Bình (46%N) 150-160 1200-1280
Lân Lâm Thao 100-110 300-330
NPK +TE (Đầu Trâu) 120-130 1800-1950
Cây ăn quả
Super Lân 1300- 1400 3900-4200
NPK +TE (Đầu Trâu) 2700-2800 40500-42000
Qua bảng 4.4 chúng ta thấy trên địa bàn huyện Đan Phượng có sử dụng chủ yếu một số loại phân bón vô cơ như: NPK tổng hợp, Đạm Ure, super Lân,
Kaliclorua; đối với mỗi loại cây trồng khác nhau thì lượng phân bón sử dụng trên
1 ha canh tác là khác nhau. Chúng ta thấy sử dụng phân tổng hợp NPK+TE nhiều nhất trên nhóm cây ăn quả, sử dụng khoảng 2,7 đến 2,8 tấn/ha/năm; nhóm cây ăn quả và hoa các loại cũng sử dụng lượng Super Lân khá lớn từ 1,3 đến 1,4 tấn/ha/vụ. Từ bảng trên chúng ta cũng thấy đầu tư cho trồng cây ăn quả cần chi
phí kinh tế cho việc bón phân là cao nhất; thấp nhất là nhóm cây lương thực như lúa, ngô, đậu tương.
Bảng 4.5. Khối lượng phân bón vô cơ sử dụngvà khối lượng bao bì, chai lọ
từ phân bón vô cơ thải ratại các xã điều tra
Đơn vị Diện tích đất nông nghiệp (ha)
Lượng phân bón vô cơ sử dụng
(tấn)
Ước tính khối lượng bao bì, chai lọ phân
bón (tấn) Xã Đan Phượng 172,89 18,6 0,094 Xã Thọ An 287,42 41,7 0,175 Xã Hồng Hà 201,88 55,5 0,215 Xã Hạ Mỗ 239,44 78,9 0,327 Tổng cộng 901,63 194,7 0,811
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Căn cứ kết quả điều tra lượng phân bón được sử dụng tại 04 xã trên, chúng ta thấy lượng phân bón vô cơ sử dụng tại 4 xã trong 1 năm vào khoảng
194 tấn,cao nhất tại xã Hạ Mỗvới 78,9 tấn, thấp nhất ở xã Đan Phượngvới 18,6
tấn, xã Hạ Mỗ trồng hoa nên với diện tích lớn, thâm canh cao, lượng phân bón vô
cơ cao nhất; cùng với đó là lượng bao bì phân bón vô cơ phát sinh sau quá trình sử dụng phân bón cũng khá lớn, xã Hạ Mỗ phát sinh 327kg, thấp nhất là xã Đan Phượng với 94kg vỏ bao bì phân bón. Theo báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện, lượng phân bón vô cơ được sử dụng hàng năm là khoảng 780 tấn. Ước tính theo báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện, trong giai đoạn 2015-2017,
Qua việc khảo sát thực trạng đồng ruộng, qua nghiên cứu một số phương
pháp xác định khối lượng rác thải phát sinh trên đổng ruộng, qua điều tra hộ nông
dân, báo cáo thống kê phòng Kinh tế huyện, trạm BVTV huyện, có thể thấy lượng rác thải đồng ruộng phát sinh trong quá trình trồng trọt trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay là khá lớn; trung bình hàng năm lượng rơm rạ, thân, lá cây, phế phụ phẩm từ trồng trọt các loại cây trồng phát sinh vào khoảng trên 30 nghìn tấn, riêng rác thải từ vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ hàng năm cũng phát sinh ra môi trường khoảng 5,0 đến 5,1 tấn.