Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 98)

4.3.2.1. Một số giải pháp về kỹ thuật

a. Một số phương án thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng thông thường là rơm rạ, phế phụ phẩm trong trồng trọt

Sản xuất phân bón hữu cơ

Rơm rạ, thân xác cây trồng sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng, tuyệt đối không đốt bừa bãi trên trên đồng ruộng để tránh phát sinh khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông; Các diện tích trồng lúa, sau khi thu hoạch cần hạn chế cầy vùi ngay để hạn chế phân hủy yếm khí gây phát thải khí metan, làm nghẹt rễ lúa và ô nhiễm môi trường; Sau khi thu

hoạch, hướng dẫn người nông dân cần thu gom tập trung chất thải để làm nguyên

liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, than sinh học để sử dụng bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo.

* Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Diện tích

đủ rộng để tạo một đống ủ cho lượng rơm, rạ sau thu hoạch mà thu gom được, cần đào hố lèn chặt đáy hố, trải bạt hoặc nilon dưới đáy và chất đống thật chặt.

* Bước 2: Xử lý nguyên liệu sơ bộ, loại bỏ các tạp chất như nilon, đất.

* Bước 3: Ủ nguyên liệu: xếp một lớp chất thải, mỗi lớp dày 50cm, sau

đó tưới các loại chế phẩm sinh học trên mỗi lớp. Hiện nay, loại chế phẩm này được bán rất phổ biến tại các cửa hàng thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp với chủng loại đa dạng. Sau khi bổ sung chế phẩm tiếp tục xếp thêm các lớp rơm rạ khác. Bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm phù hợp (40 -50%). Để kiểm tra độ ẩm, cần cầm và nắm thật chặt nắm rơm rạ, nếu có nước rỉ ra các kẽ ngón tay là đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Dùng bạt hoặc nilon phủ toàn bộ đống ủ để vừa tránh mưa, tăng nhiệt độ trong cho đống ủ.

* Bước 4: Đảo trộn nguyên đống ủ: Sau 15 ngày khi đống ủ bị phân hủy, chiều cao đống ủ giảm, để tăng hiệu quả, có thể đảo đống ủ nếu có đủ nhân lực.

Sản xuất than sinh học cải tạo đất

Thay vì đốt rơm rạ tràn lan gây ô nhiễm môi trường, chúng ta có thể thu

gom rơm rạ để sản xuất than sinh học làm chất cải tạo đất, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa giữ được hàm lượng cacbon từ rơm rạ.Công nghệ đốt than sinh học từ rơm rạ đã được Viện Môi trường Nông nghiệp phát triển ứng dụng thành công

tại một số tỉnh. Nguyên lý sản xuất than sinh học là đốt ở điều kiện yếm khí để tạo nhiệt lượng cao, giữ lại hàm lượng carbon, bền vững bón trong đất để cải thiện độ phì đất, tăng hoạt tính vi sinh vật trong đất và nâng cao năng suất cây trồng. Một số phương pháp sản xuất than sinh họcđã được triển khai:

Phương pháp 1: Sản xuất than sinh học từ rơm rạ: Rơm rạ được cho

vào máy phay chặt ngắn hơn 2cm, phơi khô và đốt; các đốt là tạo một nhân nhiệt và ống khói ở giữa (cao 1,5m), cho chất gây cháy vào (như than kíp lê, than bùn…). Khởi động nhân nhiệt và phủ rơm rạ xung quanh. Nhiệt độ trong nhân nhiệt sẽ đốt cháy rơm rạ xung quanh nó một cách từ từ. Rơm rạ được đảo đều để chúng cháy được đều. Khi chúng chuyển màu đen thì chuyển ra ngoài và thay mẻ rơm rạ khác. Dụng cụ bao gồm 1 máy băm rơm rạ gồm 1 thùng to dung tích 1m3, 1 mô tơ, một trục băm có nhiều lưỡi và hệ thống khởi động đi kèm. Lò đốt một

chân đế để chất cháy có 3 chân cao 10cm đường kính 30cm, một ống tròn bằng tôn cao 1,5m có đường kính phía dưới là 40cm và trên là 20cm..

Phương pháp 2: Sản xuất than sinh học từ rơm rạ: Rơm rạ khô được xếp lớp theo khối hình chữ nhật, được phun xen kẽ các lớp và được nèn chặt ở một áp xuất nhất định để tăng dung trọng của vật liệu. Sau đó chúng được đốt âm ỉ như trấu hun. Dụng cụ bao gồm một khuân sắt kích thước 1m ngang x 2m dài x 1m cao với các song ngang dọc để định hình khối vật liệu; 1 van nén bàn nén để có thể nén khối vật liệu như vừa mô tả; dung dịch chất kết dính và dẫn cháy.

Phương pháp 3: Đốt tự động: Phương pháp dựa trên cơ chế lấy nhiệt đốt rơm rạ để sấy khô và đốt không hoàn toàn cacbon. Lò trước hết được đốt và nuôi lửa bằng một nguồn nhỏ của than hoặc gas. Sau đó lò được vận hành theo cơ chế khi cho vật liệu vào lò, một phần sẽ được chiết xuống buồng đốt để cháy hoàn toàn và sinh nhiệt, phần còn lại nằm trên buồng đốt không hoàn toàn và dịch chuyển đần dần từ đầu vào đến đầu ra trong một khoảng thời gian nhất định thành than sinh học. Dụng cụ bao gồm 1 buồng đốt dung tích 2m3 bao gồm phần dưới là buồng cháy, băng chuyền chứa và dịch chuyển vật liệu từ phải sang trái có bộ phận chiết xuất vật liệu xuống buồng cháy có gắn bánh răng, tay đảo vật liệu và 1 mô tơ điện giúp quá trình dịch chuyển của băng chuyền.

b. Thu gom và vận chuyển rác thải nguy hại

Ngoài việc sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm, sau khi sử dụng cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Các địa phương cần có các quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom đưa đi xử lý theo quy định.

Các loại bao bì, chai lọđựng hóa chất bảo vệ thực vật thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp cần được thu gom, xử lý riêng; có thể áp dụng quy trình thu gom, xử lý rác thải nguy hại đồng ruộng đối với địa bàn huyện Đan Phượng như sau:

- Thu gom: Để thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng, cần xây dựng các bể chứa bằng bê tông cốt thép hoặc trang bị các thùng nhựa theo tiêu chuẩn đặt tại các vị trí thích hợp trên từng cánh đồng để người nông dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV bỏ vào các thùng, bể chứa này.

Sơ đồ 4.3. Quy trình thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Quy cách bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật (vững chắc nhằm tránh tình trạng bể vỡ, hư hỏng, lũ lụt cuốn trôi; không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài; không bị nước mưa tràn vào,...) cụ thể: Bể chứa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dung tích từ 0,5 – 1 m3, đáy bê

Rác thải đồng ruộng Rác hữu cơ dễ phân hủy Ủ thành phân Bón cho cây Rác thải khó phân hủy Rác không độc hại, tái chế, tái sử dụng Bán phế liệu Rác thải nguy hại (chai lọ, bao bì thuốc BVTV) Thu gom Tập kết Vận chuyển Khu xử lý rác thải Người dân Tổ thu gom Đơn vị dịch vụ VSM

tông xi măng, có nắp đậy đóng mở dễ dàng, bên ngoài có ghi dòng chữ “BỂ

CHỨA RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG”. Thùng rác đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có nắp đậy, màu sắc nổi bật, dễ nhận biết, bố trí ở những nơi

bằng phẳng, chắc chắn, có ghi dòng chữ “THÙNG CHỨA RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG”.

- Vận chuyển, xử lý: UBND huyện giao cho các phòng chuyên môn thuộc huyện (phòng Tài nguyên- Môi trường hoặc phòng Kinh tế) chủ động hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đểđến thu gom các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV từ các thùng rác, bểrác này đưa đi xử lý

theo đúng quy trình xử lý chất thải nguy hại theo định kỳ hoặc theo thời vụ tùy vào khối lượng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết (Đối với những nơi có khối lượng chất thải nguy hại

đồng ruộng phát sinh không đáng kể và khó bố trí thùng chứa, bể chứa rác thải nguy hại cần linh động lựa chọn giải pháp phù hợp điều kiện thực tế và đề xuất lên cấp

trên để xét duyệt và triển khai thực hiện).

4.3.2.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước

a. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách

Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường 2014. Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thảiđồng ruộng.

Đẩy mạnh công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định, thông tư, quy định của Trung ương về quản lý chất thải, phế liệu và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quanđến lĩnh vực quản lý chất thải.Đẩy mạnh

công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-

CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải.Thông tư Liên tịch số

05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

Có cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thực hiện các chính sách khuyến khích và các biện pháp phù hợp trong quản lý rác thải đồng ruộng; có cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi

trường nông thôn gắn với thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đồng ruộng.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệmôi trường nông thôn, quản lý rác thải đồng ruộng; rà soát, điều chỉnh bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nhóm tiêu chí về môi trường để phù hợp với tình hình thực tế, có tính khả

thi; xây dựng quy chế quản lý nhằm huy động sự tham gia của cả cộng đồng trong quản lý rác thải đồng ruộng. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng quy chếhuy động tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại ngay tại địa

phương; khuyến khích các cơ sở xử lý không có giấy phép và cơ sở hoạt động trong các làng nghề chuyển đổi mô hình sản xuất (áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường…) hoặc lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.

Tăng cường các chính sách, chươngtrình huy động đóng góp về tài chính, nhân lực; huy động cộng đồng tham gia các dịch vụ quản lý rác thải đồng ruộng;

ban hành các văn bản về xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức dịch vụ, kỹnăng giám sát của cộng đồng dân cư trong quản lý rác thải đồng ruộng.

b. Kiện toàn bộ máy quản lý, hạn chế chồng chéo trong phân công, phân nhiệm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Thành lập, kiện toàn, sắp xếp, bố trí lại và nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường nói chung, nhất là cán bộ cấp huyện, cấp

xã, đảm bảo đủ năng lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường một cách hiệu quả; đề xuất cơ chế phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, phục vụ giữa các cấp trong quản lý rác thải đồng ruộng; nâng cao năng lực quản

lý của từng địa phương; thực hiện phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cấp trong quản lý rác thải đồng ruộng; trong đó phân công rõ trách nhiệm quản lý môi trường nông thôn cho bộ Tài nguyên- Môi trường, các sở, phòng Tài nguyên- Môi trường ở cấp địa phương. Đây là giải pháp quan trọng nhằm từng

bước giải quyết vấn đề còn tồn tại hiện nay trong công tác quản lý môi trường nông thôn nói chung, quản lý rác thải đồng ruộng nói riêng.

Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, đặc biệt là kiểm tra trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện công tác quản lý rác thải đồng ruộng. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý rác thải, các điểm tập kết rác thải đồng ruộng, việc vận chuyển chất thải nguy hại liên tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử

lý rác thải đồng ruộng để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm...

c. Giải pháp về đầu tư và tài chính, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư công nghệ mới

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải đồng ruộng, mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầutư, dự án tái chế, tái sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ rác thải đồng ruộng; đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đồng ruộng; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng. Xây

dựng các dự án sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để giảm thiểu phát sinh rác thải đồng ruộng gắn với bảo vệ môi trường.

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ của các nước phát triển vào quản lý rác thải đồng ruộng, nhất là các công nghệ về xử lý rác thải nguy hại, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Tiếp tục kêu gọi, thu hút

các nhà đầu tư tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy phục vụ quản lý, xử lý rác thải nói chung, rác thải đồng ruộng nói riêng. Tiếp nhận, đầu tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng từ rác thải đồng ruộng.

d. Giải pháp về kinh tế

- Tiếp tục thực hiện tốt việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải và phế liệu, trong đó có rác thải đồng ruộng: Hiện đang được triển khai thực hiện

trên cơ sở Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 nhằm hạn chế phát sinh chất thải nguy hại.

- Có các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho việc sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để giảm lượng

phát sinh rác thải đồng ruộng nguy hại.

- Nghiên cứu thực hiện việc thu phí trực tiếp từ người dân sản xuất nông nghiệp cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đồng ruộng; đảm bảo hài hoà lợi ích và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)