Thực trạng về xử lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

4.1.3.1. Tình hình xử lý rác thải hữu cơ trong trồng trọt

Như trình bày ở trên, lượng rơm rạ, thân lá cây, phế phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện là khá lớn. Qua điều tra thực tế từ 120 hộ nông dân trên 04 xã thì có thể thấy người dân trên địa bàn huyện có nhiều hình thức xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm, thân, lá cây thừa sau thu hoạch. Đối với rác thải hữu cơ

là rơm, rạ, cách xử lý hiện nay của người dân chủ yếu bằng 06 hình thức chính đó là: (1) Đốt lấy tro, (2) vùi tại chỗ, (3) làm chất đốt, (4) làm thức ăn gia súc, (5)

ủ phân hữu cơ, (6) mục đích khác (sản xuất nấm hoặc che ủ luống rau). Trong đó hình thức xử lý rơm rạ chủ yếu bằng hình thức đốt lấy tro là cao nhất (đạt

35,9%), tiếp đến làlàm phân hữu cơ (34,1%) trong khi đó hiện nay rơm rạ, thân, lá cây ngô, đậu tương và các loại phế phụ phẩm khác ít được sử dụng làm chất đốt (1,7%) và làm thức ăn gia súc (5,8%); đồng thời một lượng phế phụ phẩm trong trồng trọt được sử dụng làm các mục đích như sản xuất nấm rơm, làm che phủ luống rau, cây ăn quả phòng cỏ dại cũng được sử dụng nhưng không quá nhiều (9,2%).

Việc đốt lấy tro để làm phân bón cho cây trồng tuy là biện pháp tiện dụng, tiết kiệm chi phí và công lao động để xử lý khối lượng phế phụ phẩm trong trồng trọt, nhất là rơm, rạ tuy nhiên với một lượng lớn sử dụng bằng phương pháp đốt này sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí CO, CO2 … Những khí này góp phần làm hiệu ứng nhà kính, trong tình hình khí hậu thời tiết hiện nay, không được các nhà môi trường ủng hộ, đồng thời huyện Đan Phượng nằm ở ngoại thành Thủ đô, việc đốt rơm rạ nhiều gây khói bụi, ảnh hưởng tới môi trường không khí của Thủ đô Hà Nội. Thực tế nếu đốt rơm rạ, thân cây, lá cây, các phế

phụ phẩm trong trồng trọt sẽ làm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng mà nếu sử dụng ủ phân hữu cơ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho cây trồng.

Bảng 4.14. Các hình thức xử lý, sử dụng rơm rạ trên địa bàn các xã điều tra

(N = 30) Hình thức sử dụng rơm rạ Xã Đan Phượng Xã Thọ An Xã Hồng Hà Xã Hạ Mỗ Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đốt lấy tro 8 26,7 13 43,2 12 40,0 10 33,3 43 35,9 Vùi tại chỗ 3 10,0 4 13,4 6 20,0 3 10,0 16 13,3 Làm chất đốt - - 2 6,7 - - - 2 1,7 Làm thức ăn gia súc - - 2 6,7 5 16,6 - - 7 5,8 Ủ phân hữu cơ 11 36,6 9 30,0 7 23,4 14 46,7 41 34,1 Mục đích khác 8 26,7 - - - - 3 10,0 11 9,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Phương pháp vùi trực tiếp vào đất tuy được áp dụng nhưng có mặt hạn chế do vùi thực vật vào đất tạo môi trường yếm khí, sản sinh ra các khí độc gây ô nhiễm môi trường không khí, đồng thời khi vùi vào đất sẽ tạo môi trường cho các vi sinh vật, côn trùng, các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng trú ngụ và tồn tại, gây hại cho các cây trồng vụ sau.

Đối với cây ngô, đỗ, giá trị sử dụng khá đa dạng như cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm… Sản phẩm thu hoạch từ cây ngô, đỗ là hạt ngô, hạt đỗ, phần còn lại bao gồm thân, lá, lõi ngô, vỏ đỗ, thường được coi là các phế phụ phẩm và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Kết quả điều tra cho thấysố hộ dân sử dụng thân cây ngô, đỗ làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc không nhiều. Thân lá cây hoa sau thu hoạch thường bỏ tại ruộng để tự phân hủy hoặc phơi khô rồi đốt.

Tại 04 xã điều tra việc xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm từ trồng trọt thành

phân hữu cơ đã được triển khaithực hiện; xây dựng được nhiều mô hình điểm, có hiệu quả về mặt kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm bừa bãi.

Bảng 4.15. Tình hình xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm thành phân hữu cơtại các xã điều tra STT Đơn vị Khối lượng rơm rạ phát sinh (tấn)

Khối lượng rơm rạ được ủ phân hữu

cơ (tấn) Tỷ lệ (%) 1 Xã Đan Phượng 776,6 230 29,6 2 Xã Thọ An 550,3 120 21,8 3 Xã Hồng Hà 1403,9 260 18,5 4 Xã Hạ Mỗ 978,4 315 32,2 Tổng cộng 3.709,2 925 24,9

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.15 chúng ta thấy việc ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đã được các xã triển khai, tuy nhiên khối lượng ủ phân hữu cơ còn thấp, đạt tỷ lệ trung bình là 24,9% lượng rơm rạ sau thu hoạch.Tuy kết quả chưa cao nhưng hiện nay việc ủ phân bằng các chế phẩm sinh học được các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị từ huyện đến cơsở quan tâm; tại huyện Đan Phượng, hội nông dân huyện đã kết hợp với Cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội làm mô hình “cánh đồng không đốt rơm rạ”tại nhiều xã, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thu gom rơm, rạ sau thu hoạch và hỗ trợ cấp chế phẩm sinh học để cho người dân thực hiện việc ủ phân hữu cơtừ rơm rạ, phế phụ phẩm trong trồng trọt.

4.1.3.2. Tình hình xử lý rác thải đồng ruộng nguy hại

Bên cạnh xử lý các chất thải hữu cơ là các phế phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt, công tác xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón được các cấp, các ngành triển khai thực hiện. UBND các xã, thị trấn chỉ đạo hợp tác xã

nông nghiệp thực hiện việc thu gom và vận chuyển đến điểm tập kết của xã để đơn vị có năng lực xử lý rác thải đem đi xử lý.Do điều kiện kinh tế- xã hộithực tế của huyện hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tự xử lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón, chỉ có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phương Đình, chưa có hệ thống xử lý rác thải nguy hại. UBND huyện chỉ đạo

giao phòng Kinh tế huyện, phòng Tài nguyên môi trường huyện thực hiện việc xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại các xã, thị trấn; phòng Kinh tế

huyện chủ trì thực hiện việc tổ chức vận chuyển và xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón phát sinh trên địa bàn huyện.

Thực trạng huyện Đan Phượng hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân thực hiện việc xử lý vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, bao bì phân bón một cách tự phát không theo các quy định như bằng các hình thức như đốt, chôn lấp tự phát, có khi còn được thu gom cùng rác thải sinh hoạt, các loại rác thải khác; việc xử lý các loại chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV như vậy không đúng quy định đó sẽ làm ảnh hưởng đếnvấn đềô nhiễm môi trường.

Công tác vận chuyển, xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón, rác thải nguy hại trên đồng ruộng hiện nay tại huyện Đan Phượng được UBND huyện chỉ đạo phòng Kinh tế huyện chủ trì thực hiện. Phòng Kinh tế

huyện định kỳ 6 tháng một lần tổ chức việc thu gom rác thải nguy hại đồng ruộng từ các xã, thị trấn để vận chuyển đi xử lý. Phòng Kinh tế huyện ký kết với các đơn vị vận chuyển thu gom rác thải nguy hại từ các điểm tập kết ở các xã, thị trấn. Sau đó vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải nguy hại. Năm 2017, phòng Kinh tế huyện ký kết với công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi trường

xanh- địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Sách- xã Ái Quốc- huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương để xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV.

* Chi phí cho thu gom, xử lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV của huyện năm 2017

Theo kết quả điều tra, năm 2017, phòng Kinh tế huyện đã tiến hành vận chuyểnxử lý được 2,2 tấn rác thải nguy hại trên đồng ruộng, với tổng kinh phí là 125 triệu đồng. Các chi phí này bao gồm chi phí để thuê xe chuyên dụng vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết đến nhà máy xử lý rác thải tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi trường xanh (địa chỉ: Khu công nghiệp Nam

Sách- xã Ái Quốc- huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương); quãng đường di chuyển từ Đan Phượng đến Nam Sách là 81,6km; chi phí cho cán bộ theo dõi, giám sát việc vận chuyển và xử lý rác thải; chi phí mua bao bì đựng rác thải, vật dụng bảo hộ lao động, chi phí để nhà máy xử lý rác thải tiêu hủy lượng rác thải nguy hại theo đúng quy định.Kinh phí hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón sau sử dụng được UBND huyện ra quyết định bố trí từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp đã giao dự toán đầu năm cho

Bảng 4.16. Bảng thống kê các loại chi phí xử lý rác thải là chai lọ, bao bì

thuốc BVTV, phân bónnăm 2017 của huyện Đan Phượng

TT Nội dung thực hiện ĐVT lượngSố Đơn giá (nghìn

đồng)

Thành tiền

(nghìn

đồng)

1

Chi thuê xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết đến nhà máy xử lý rác thải

Đồng/c

huyến 02 6.000 12.000

2 Chi phí tiêu hủy chai lọ, bao bì

thuốc BVTV, phân bón Đồng/tấn 2,2 50.000 110.000

3 Chi phí cán bộ giám sát việc vận

chuyển và xử lý rác thải Đồng/người 2 500 1.000

4 Chi khác: Đồ bảo hộ lao động,

dụng cụ, bao chứa rác 2.000

Tổng cộng 125.000

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, lượng rác thải nguy hại trên địa bàn huyện

phát sinh khoảng 5,0- 5,1 tấn, công tác thu gom vào các thùng chứa, bể chứa vào khoảng 3,3 đến 3,5 tấn rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón vô cơ; việc vận chuyển đi xử lý mới được 2,2 tấn. Do vậy trong việc xử lý rác thải nguy hại, huyện Đan Phượng mới thực hiện được khoảng 60% số rác thải nguy hại được thu gom và khoảng 40% rác thải nguy hại phát sinh trên địa bàn. Nguyên nhân của việc xử lý còn có nhiều hạn chế là do nguồn kinh phí dành cho việc xử lý rác thải đồng ruộng, nhất là xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV còn thiếu, chưa đáp ứng được với nhu cầu để xử lý hoàn toàn lượng rác thải thu gom; việc vận chuyển, thu gom

rác thải xa, chi phí vận chuyển tăng, chọn lựa các đơn vị cung ứng dịch vụ có khả năng thực hiện tốt việc xử lý cũng có mặt khó khăn; đồng thời việc xử lý rác thải nguy hại chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)