Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 84)

XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU 4.4.1. Thành tựu chính đạt được

Luật NSNN sửa đổi ra đời cùng các văn bản hướng dẫn luật đã tạo điều kiện tiền đề và là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN. Theo đó tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được các cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát

một cách chặt chẽ. Mặt khác công tác lập dự toán, xét duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, giúp cho đơn vị dự toán và cơ quan tài chính, KBNN có căn cứ để quản lý và điều hành ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả hơn.

Tiến độ phân bổ và giao dự toán đã được thực hiện khẩn trương hơn so với các năm trước, chất lượng phân bổ và giao dự toán tốt hơn, đảm bảo đúng định mức và các thứ tự ưu tiên.

Việc chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã thực hiện tương đối nghiêm túc. Việc tổ chức cấp phát thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ đã có nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho đơn vị thụ hưởng.

Điều kiện để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo quy định là các khoản chi đó có trong dự toán, đảm bảo chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. Thực hiện các nội dung này cho thấy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện thanh toán, chi trả trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt. Dự toán và các phương án phân bổ dự toán NSNN về cơ bản được giao đúng thời hạn quy định. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tất cả đều được chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị. Hồ sơ chứng từ thanh toán thực hiện đúng quy định hiện hành, những tồn tại, vướng mắc hoặc những bất cập trong quá trình thực hiện được xử lý hoặc phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan liên quan xử lý kịp thời, không có trường hợp nào vì sự không thống nhất giữa các cơ quan quản lý dẫn đến việc ách tắc trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách của hệ thống cơ quan tài chính và kho bạc.

KBNN Khoái Châu đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý quỹ NSNN; giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách, kiểm soát chi. Với vai trò và trách nhiệm của mình, KBNN Khoái Châu đã phát hiện từ chối thanh toán nhiều món chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước với số tiền đáng kể, qua đó đã góp phần vào việc duy trì nề nếp trong quản lý, sử dụng và tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước.

Việc thực hiện các quy định về hình thức thanh toán, chi trả được tuân thủ nghiêm túc, những thay đổi của BTC, KBNN về hình thức thanh toán, chi trả được kịp thời cập nhật và công khai thực hiện. Việc kiểm soát hồ sơ thanh toán

theo cơ chế một cửa đã được KBNN Khoái Châu tuân thủ nghiêm túc theo đúng quy trình nghiệp vụ đã ban hành.

Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN, một mặt tạo điều kiện cho các ĐVSDNS chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định. Mặt khác, đã dần đưa công tác quản lý chi ngân sách xã đi vào nề nếp, đúng luật; nhất là các khoản chi về xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị từ nguồn thường xuyên ngân sách nhà nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức KBNN ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức đã được quan tâm đúng mức. Từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức đã trưởng thành nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc, chăm chỉ học tập, chịu khó nghiên cứu, làm chủ kiến thức quản lý hiện đại, nắm vững kỹ thuật tin học, thông thạo ngoại ngữ, tự tin hơn, làm chủ hơn, vững vàng hơn trước những biến động của thời cuộc. Nhiều sáng kiến, cải tiến đã được áp dụng có hiệu quả, nhiều cá nhân trong Ngành đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.

4.4.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức chi và kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Khoái Châu trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng do vậy còn phải điều chỉnh khá nhiều trong năm, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong thực hiện kiểm soát chi, cũng như sự chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Do mục lục ngân sách xã còn phức tạp, hình thức theo dõi cấp phát, thanh toán quyết toán còn có nhiều điểm chưa phù hợp với trình độ cán bộ cấp xã hiện nay.

Mặt khác, việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị chưa kịp thời; đơn vị gửi dự toán đến KBNN Khoái Châu rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN những tháng đầu năm ngân sách, mặc dù Luật ngân sách và các Thông tư hướng dẫn thi hành luật nêu rất cụ thể thời gian giao dự toán. Việc chi tiêu ngân sách vẫn còn tình trạng dồn vào cuối năm.

Hai là, việc phân định trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình KSC NSNN, mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong KSC

NSNN chưa đạt hiệu quả cao.

Ba là, chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Khoái Châu tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn khá cao, chiếm hơn 60% số chi thường xuyên NSNN trên toàn địa bàn. Việc chấp hành qui định về sử dụng tiền mặt theo tinh thần Thông tư 33/2005/TT-BTC và gần đây ra đời Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 còn nhiều bất cập đối với xã, đặc biệt là xã ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tình trạng này đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều phương diện.

Bốn là, đơn vị sử dụng NSNN khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ nhiều khi vượt dự toán được giao hoặc vượt nguồn ngân sách được cấp, do đó khi nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thực hiện xong hợp đồng thì đơn vị sử dụng ngân sách không có đủ kinh phí chi trả. Nhưng hiện nay các đơn vị quản lý NSNN như cơ quan Tài chính và cơ quan KBNN vẫn chưa có chế tài để theo dõi và quản lý.

Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc không áp dụng đối với ngân sách xã.

Năm là, theo quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Khoái Châu, cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ đó. Việc thực hiện như trên có thể dẫn đến tình trạng cán bộ KSC của KBNN Khoái Châu chưa thực hiện tốt các quy định trong giao dịch “một cửa”, cán bộ xử lý hồ sơ, chứng từ KSC có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong công tác KSC NSNN. Chưa có chương trình ứng dụng tin học để quản lý giao dịch theo cơ chế “ một cửa ”.

Sáu là, công tác thanh toán: hệ thống thanh toán kho bạc chưa được thích hợp với các hệ thống thanh toán khác của nền kinh tế quốc dân, nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý nền kinh tế. Thanh toán liên kho bạc tuy đã được điện tử hoá, nhưng vẫn còn nhiều hệ thống riêng rẽ, chưa tổ chức thành hệ thống tập trung.

Bảy là, việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ đối với cấp xã còn nhiều bất cập. (Như theo quy định khoản chi tiêu từ 200.000đ trở lên phải xuất trình hoá đơn tài chính, nhưng trên thực tế việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại các xã khó khăn không thể đáp ứng được quy định trên). Mặt khác, việc chi tiêu của xã mang tính nhỏ lẻ, trình độ quản lý, công tác kế toán còn nhiều yếu kém.

Tám là, thực trạng KSC hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn và tư vấn hồ sơ để các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện đúng Luật, nhiều trường hợp chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước qua kiểm soát kho bạc phát hiện từ chối thanh toán nhưng chưa được xử lý dứt điểm do chưa có chế tài tạo sự chủ quan cho ĐVSDNS, khối lượng công việc của kho bạc tăng lên đáng kể...

4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU

Trước hết về các yếu tố ảnh hưởng có thể khái quát thành nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài.

- Nhóm nhân tố bên trong: Do cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi nên việc thực hiện kiểm soát chi đôi khi chồng tréo lẫn nhau. Do tác động của cơ chế quản lý của các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cùng cấp trên địa bàn chưa tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong kiểm soát chi.

- Nhóm nhân tố bên ngoài:

Đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị giao dịch có độ tuổi và trình độ không đồng đều, sự hiểu biết nắm bắt chế độ hạn chế nên cũng gây khó khăn cho cán bộ KBNN thực hiện nhiệm vụ.

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách xã hàng năm của HĐND xã chưa đảm bảo kịp thời do trong năm ngân sách có rất nhiều nhiệm vụ phát sinh, đột xuất, mà HĐND xã thì 6 tháng mới họp 01 lần.

Dự toán chi ngân sách hàng năm các xã khi xây dựng chưa bám sát tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng chất lượng dự toán chưa cao. Hàng năm, cứ đến những tháng cuối quý 3 và quý 4 thì thường xuyên xảy ra tình trạng điều chỉnh dự toán chi. KBNN Khoái Châu và xã phải phối hợp điều chỉnh dự toán làm mất thời gian cho đơn vị và KBNN; việc phân bổ dự toán chi tiết theo chương, mã ngành làm cho công tác theo dõi dự toán của cấp xã rất vất vả và mất rất nhiều thời gian vì ngân sách xã có rất nhiều mã chương, mã ngành kinh tế.

Còn nhiều xã, trong đó UBND xã và ban tài chính xã chưa xác định được khả năng thu, nguồn thu, tình hình thu thuế, phí, lệ phí, tỷ lệ điều tiết để chủ động điều hành ngân sách; phương pháp quản lý, điều hành ngân sách rất thụ động chủ yếu lấy số liệu từ KBNN. Đây là sự chưa tương thích về trình độ với nhu cầu quản lý nói chung, quản lý ngân sách tại địa phương nói riêng, nên cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách thường xuyên.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế có thể được khái quát qua nguyên nhân từ yếu tố khách quan và chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu hoặc lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thay đổi liên tục, các đơn vị sử dụng NSNN không nắm bắt kịp thời. Những bất cập trên đã gây khó khăn cho việc tuân thủ các điều kiện chi NSNN đã được quy định. Chính vì vậy bản thân các đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán, KBNN không có căn cứ để kiểm soát chi.

Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý các sai sót, vi phạm chưa rõ ràng, kết quả kiểm soát chi nếu không đúng thì chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chứng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn thấp… Mặt khác theo qui định, hồ sơ, chứng từ trả lại cho khách hàng không phải đóng dấu “đã thanh toán” đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với hồ sơ, chứng từ giao dịch với KBNN. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác quản lý chi tiêu NSNN việc không đóng dấu “đã thanh toán” trên hồ sơ chứng từ đã hoàn tất thủ tục thanh toán sẽ có thể tạo điều kiện cho hồ sơ này của đơn vị quay trở lại thanh toán nhiều lần.

Đối với ngân sách xã sau khi có Luật NSNN ra đời thì các khoản thu, chi của ngân sách cấp xã mới thống nhất quản lý qua Kho bạc nên phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do tính chất phức tạp của ngân sách xã và trình độ năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế.

Do đặc điểm địa lý, kinh tế của các xã trên địa bàn huyện Khoái Châu đều thuộc diện xã khó khăn. Trình độ quản lý của xã còn nhiều hạn chế, yếu kém; phần lớn kế toán xã trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhưng rất ít được tập huấn hoặc đào tạo lại.

Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN chưa thống nhất, rất phức tạp, vì vậy việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN còn gặp khó khăn, dễ gây nhầm lẫn, thất thoát NSNN, mất nhiều thời gian và nhân lực cho công việc KSC của KBNN. Việc phân định phạm vi, quyền hạn và

trách nhiệm của các cơ quan trong kiểm soát chi chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng giành quyền, đùn đẩy trách nhiệm…

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN Khoái Châu được giao cho Tổ Kế toán. Với biên chế gồm 05 cán bộ, trong đó có 01 Tổ trưởng - Kế toán trưởng, 01 Tổ phó tổ kế toán. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 05 đồng chí có trình độ đại học. Độ tuổi bình quân trong tổ kế toán là 37 tuổi; trong đó cán bộ nữ chiếm trên 70%. Nhìn chung, với đội ngũ cán bộ có trình độ như trên thì công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định do phần lớn là cán bộ nữ, một số còn trong độ tuổi sinh đẻ, thời gian nghỉ thai sản và các chế độ cán bộ nữ dài; mặt khác, chế độ, chính sách thay đổi liên tục và chồng chéo nhau, một bộ phận cán bộ ngại nghiên cứu, dẫn đến không nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin làm hạn chế trong quá trình tác nghiệp, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Ngoài ra, một số cán bộ còn lợi dụng vị trí để gây khó khăn trong công việc, làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.

+ Đối với cán bộ xã: Do đặc điểm của ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán ngân sách, trình độ năng lực của cán bộ xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)