Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 61)

Để thực hiện đề tài này cần phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau và được phản ánh qua các nhóm chỉ tiêu chính như sau:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội và các điều kiện liên quan của địa bàn nghiên cứu.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kết quả chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn theo các mục, nội dung khác nhau.

- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh về kết quả, hiệu quả kiểm soát của Kho bạc đối với các khoản chi thường xuyên NSX trên địa bàn và được thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu như:

+ Số hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ bị trả lại do chưa đáp ứng các yêu cầu của kho bạc.

+ Số tiền bị từ chối thanh toán do chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, sai phạm các quy định hiện hành.

+ Số món thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán theo quy định của từng nội dung chi. + Số tiền bị hủy bỏ cuối năm từ số dư dự toán không khoán sử dụng không hết cuối năm bị hủy bỏ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, KBNN Khoái Châu không ngừng đổi mới, cải tiến kiểm soát chi NSNN, nhất là kiểm soát chi ngân sách xã. Thông qua kết quả kiểm soát chi của Kho bạc đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành ngân sách trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Thông qua hoạt động kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước cấp cơ sở cũng nắm được thực trạng tình hình sử dụng ngân sách tại các địa phương, đặc biệt là những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện ngân sách làm căn cứ đề xuất các chính sách tạo điều kiện để sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả.

Trong những năm qua, KBNN Khoái Châu đã tăng cường kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã, thực hiện kiểm soát chặt chẽ theo đúng dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách tài chính hiện hành. Qua KSC thường xuyên hàng năm đã phát hiện và từ chối nhiều khoản chi không đúng chế độ, mặt khác còn giúp cho các địa phương trong việc hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định để chấp hành ngân sách đầy đủ và hiệu quả.

Thông qua số liệu báo cáo định kỳ từ KBNN huyện cũng giúp cho cơ quan tài chính địa phương, UBND huyện chủ động trong việc hướng dẫn xây dựng dự toán, điều hành ngân sách địa phương một cách hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc tiền của NSNN phải được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, mục đích, dự toán, hạn chế tình trạng dàn trải ngân sách, móc ruột dự toán luôn là mục tiêu hàng đầu để Kho bạc thực hiện chức năng kiểm soát của mình. Nhờ đó tồn quỹ ngân sách địa phương trên địa bàn luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, phục vụ tốt nhu cầu quản lý và phát triển của địa phương và khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.

Việc lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSX của các đơn vị cấp xã đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, công tác kiểm soát dự toán chi thường xuyên NSX tại KBNN Khoái Châu còn gặp rất nhiều khó khăn, do phân bổ dự toán chi thường xuyên của các đơn vị cấp xã thường chưa sát với nhu cầu chi, chưa bám vào nhiệm vụ của đơn vị để

xây dựng dự toán nên trong năm thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung dự toán; phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với những khoản chi không thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên của NSX như chi hỗ trợ cho các đơn vị thuộc ngân sách cấp khác đóng trên địa bàn xã; hầu hết các đơn vị cấp xã chưa chủ động tự kiểm soát việc chấp hành dự toán NSX tại đơn vị trước khi thanh toán qua KBNN; tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán NSX diễn ra phổ biến.

Bảng 4.1. Tình hình chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Khoái Châu Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Giá trị (tr. đ) % Giá trị (tr. đ) % Giá trị (tr. đ) % 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng chi NSX Trong đó: 138.553 100,00 189.858 100,00 253.244 100,00 137 133 - Chi thường xuyên 51.174 36,93 82.357 43,37 100.688 39,75 161 122

- Chi đầu tư 21.577 15,57 33.613 17,70 40.406 15,95 156 120

- Chi khác (bằng lệnh chi

tiền) 65.802 47,49 73.888 38,91 112.150 44,28 112 152

(Nguồn: KBNN Khoái Châu) Là một huyện thuần nông, trình độ dân trí thấp do người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cùng với cơ sở hạ tầng còn thấp kém nên thu ngân sách địa phương mới chỉ bù đắp một phần nhỏ trong tổng số chi NSNN trên địa bàn. Qua bảng số liệu trên, so sánh giữa năm 2014 đến 2015 với nhiệm vụ chi theo từng nội dung thì các khoản chi ngân sách xã trên địa bàn chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn (gần 40% hàng năm). Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ vốn chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSNN, trong khi chi khác (chủ yếu chi bằng lệnh chi tiền: chi hỗ trợ các chương trình mục tiêu, chi hỗ trợ khác) cũng chiếm tỷ trọng rất lớn mà theo hình thức chi này KBNN không kiểm soát được. Phương thức rút dự toán chi tại KBNN là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến hơn hẳn so với một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan tài chính (cơ quan tài chính kiểm soát chi, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính); ghi thu – ghi chi theo lệnh của tài chính.

4.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHOÁI CHÂU

4.2.1. Quy trình chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Khoái Châu Khoái Châu

Bộ Tài Chính, KBNN và các cơ quan chức năng không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Chính vì vậy quy trình này đã đáp ứng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đảm bảo đúng nội dung, đối tượng, chế độ, định mức nhà nước quy định. Đồng thời quy trình kiểm soát chi đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, quy định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ; đảm bảo quy trình phải được công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với KBNN.

Thực hiện đề án cải cách hành chính công của BTC và KBNN; KBNN Khoái Châu đã thực hiện giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên ngân sách xã. Giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên ngân sách xã là việc KBNN giải quyết các khoản chi thường xuyên cho đơn vị, đảm bảo đơn vị chỉ liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đến trả kết quả cuối cùng. Như vậy với quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên ngân sách xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi đơn vị đến giao dịch với KBNN Khoái Châu.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát chi “một cửa” ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Khoái Châu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Khách hàng Cán bộ

KSC

Kế toán trưởng

Thủ quỹ Thanh toán viên Giám đốc (1) (2) (7) (3) (6) (5b (5a) (4)

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC Hướng đi của chứng từ thanh toán

Theo sơ đồ hình vẽ, quy trình KSC thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Khoái Châu thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm soát sơ bộ và phân loại hồ sơ chứng từ KSC. Bước 2 : Cán bộ KSC kiểm tra hồ sơ, chứng từ trình kế toán trưởng. Bước 3 : Kế toán trưởng kiểm soát và ký chứng từ cán bộ KSC, trình tiếp lên Giám đốc ký duyệt.

Bước 4: Giám đốc xem xét hồ sơ, chứng từ và ký duyệt. Cán bộ KSC nhận lại hồ sơ, chứng từ.

Bước 5: Thực hiện thanh toán.

Bước 5a: Cán bộ KSC đưa chứng từ rút tiền mặt cho bộ phận kho quỹ. Bước 5b: Cán bộ KSC đưa chứng từ cho cán bộ thanh toán viên. Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.

Bước 7 : Chi tiền mặt tại quỹ.

Như vậy, với quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên NSX tại KBNN Khoái Châu đã đảm bảo được thủ tục hành chính đơn giản, công việc thuận tiện, nhanh chóng cho đơn vị giao dịch. Tuy nhiên, việc giao dịch từ khâu nhận chứng từ, kiểm tra, kiểm soát đến chi xuất quỹ ngân sách thực hiện với một cán bộ kiểm soát chi như vậy đã tạo điều kiện cho cán bộ này có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong kiểm soát chi.

Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát và đề nghị của cán bộ nghiệp vụ tổ kế toán, thủ trưởng KBNN Khoái Châu xem xét, quyết định việc cấp phát, thanh toán hoặc từ chối cấp phát, thanh toán. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng, cụ thể:

- Đối với các khoản tạm ứng và các trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ đơn giản: Thời hạn xử lý trong ngày làm việc.

- Trường hợp thanh toán các khoản chi có hồ sơ phức tạp: Thời hạn xử lý là 02 ngày làm việc.

- Trường hợp thanh toán tạm ứng: Thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc. Trình tự cụ thể như sau:

+ Nếu các khoản chi đủ điều kiện chi trả, thanh toán, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, Kho bạc sẽ cấp tạm ứng hoặc cấp thanh toán cho đơn vị.

+ Nếu các khoản chi chưa đầy đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ, viết sai các yếu tố trên chứng từ,... Kho bạc trả lại hồ sơ, chứng từ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, chứng từ theo quy định.

+ Nếu phát hiện các khoản chi không đúng chế độ quy định, Kho bạc sẽ từ chối thanh toán; thông báo và trả lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị theo Mẫu số 02 của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính.

+ Đối với các trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa có hướng dẫn cụ thể hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ KSC phải báo cáo Kế toán trưởng xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết; nếu vượt quá thẩm quyền, phải lập tờ trình báo cáo lãnh đạo đơn vị có ý kiến chính thức bằng văn bản trả lời.

Ngoài việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định, trong quá trình KSC, cán bộ KSC tại KBNN huyện còn phải tuân thủ kiểm soát, thanh toán không dùng tiền mặt theo Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN như sau:

Đối với KBNN thực hiện thanh toán các khoản chi của đơn vị giao dịch theo nguyên tắc thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN tới tài khoản của người cung cấp hàng hoá dịch vụ, người hưởng lương từ NSNN tại Ngân hàng trừ những trường hợp được phép chi bằng tiền mặt đó là các khoản chi thanh toán cá nhân như: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức, chi cho người có công với cách mạng, chi lương hưu và trợ cấp xã hội, các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản như: Giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân, chi mua sắm vật tư do nhân dân khai thác được chính quyền địa phương và chủ đầu tư chấp thuận đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chi nhiệm vụ quốc phòng, chi trả nợ dân các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với các khoản chi; các khoản chi khác của đơn vị giao dịch cho các đơn vị

cung cấp hàng hoá, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định. Ngoài ra, khi rút tiền mặt tại KBNN với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên đối với đơn vị giao dịch với KBNN cấp huyện, các đơn vị phải đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc nhiều ngày thanh toán, việc đăng ký tiền mặt với KBNN được thực hiện bằng văn bản hoặc đơn vị đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của KBNN nơi giao dịch (Giám đốc đối với KBNN huyện).

Ngoài việc KSC thường xuyên theo các điều kiện trên, KBNN Khoái Châu còn thực hiện KSC theo các chương trình cấp bách của Chính phủ cụ thể như: Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 cũng như các năm 2013, 2014 với chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng dự toán được duyệt. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh thành, tổng kết…và các khoản chi chưa cần thiết khác; tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời KBNN Khoái Châu cũng kiểm soát chặt chẽ những khoản chi trong các năm 2013, 2014, 2015 nhằm kiềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ, như:

- Thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu …giảm tối đa số lượng, quy mô và kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, sơ kết, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập… và các đoàn công tác (trong và ngoài nước).

- Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ khác chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực.

KBNN Khoái Châu là “trạm canh gác kiểm soát cuối cùng” khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. Đồng thời KBNN Khoái Châu thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi theo đúng các đoạn mã và MLNS. KBNN Khoái Châu có quyền từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, kế hoạch, không đúng mục đích, hoặc không đúng chế độ của Nhà nước, qua đó đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốc gia được chặt chẽ,

đặc biệt là việc sử dụng các nguồn vốn chi thường xuyên có tính chất đầu tư như mua sắm, sửa chữa, xây dựng…đồng thời với cơ chế thanh toán chuyển khoản cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp NSNN, góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.

4.2.2. Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Khoái Châu nước Khoái Châu

Kho bạc Nhà nước Khoái Châu với chức năng quản lý quỹ NSNN và việc chấp hành chế độ trong chi ngân sách, thực hiện công khai minh bạch quy trình kiểm soát đối với chi thường xuyên, trong đó có chi thường xuyên NSX. Đây là mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của KBNN. Theo quy định hiện hành tất cả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)