Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về thu- chi ngân sách cấp xã, các sách báo, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý thu ngân sách cấp xã để làm tài liệu nghiên cứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, công trình về lĩnh vực quản lý nhà nước thu ngân sách cấp xã đã được các tác giả nghiên cứu và đã được công bố.

- Các Đề án, Nghị quyết HĐND của UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh về phát triển kinh tế-xã hội qua các năm 2012– 2015.

- Các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính về quản lý thu ngân sách cấp xã.

- Các báo cáo quyết toán của UBND huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch, chi cục thống kê, Kho bạc nhà nước huyện Yên Khánh.

- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế -xã hội của UBND xã,thị trấn. Biên bản thẩm tra quyết toán ngân sách các xã, thị trấn các năm từ 2013-2015.

- Các trang Web trên mạng Internet…

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp dùng cho nghiên cứu này bao gồm các dữ liệu có liên quan đến thu ngân sách cấp xã được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng nộp các khoản thu của ngân sách cấp xã, đối tượng sử dụng ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Khánh. Các thông tin, số liệu cần thu thập là gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải thu theo quy định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.

3.2.2.3. Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

a. Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài:

+ Thu thập từ điều tra bởi các nhóm đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác thu các sắc thuế như: thuế môn bài, thuế phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế GTGT và TNDN, thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn.

+ Thu thập từ điều tra bởi các nhóm đối tượng là người dân trên địa bàn huyện Yên Khánh. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác thu phí, lệ phí, thu từ quỹ công ích và hoa lợi công sản, thu đóng góp tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn. Những hộ này sẽ được điều tra ở các nhóm xã, thị trấn khác nhau.

+ Tiến hành phỏng vấn 15 lãnh đạo và cán bộ công chức liên quan đến quản lý thu ngân sách cấp xã tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Chi cục thuế,

Kho bạc nhà nước huyện; 39 cán bộ cấp xã trên địa bàn 19 xã, thị trấn của huyện Yên Khánh, mỗi đơn vị gồm: 01 cán bộ kế toán tài chính và 01 chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Bảng 3.4. Thông tin chung về các mẫu điều tra trên địa bàn huyện Yên Khánh

TT Nội dung Số lượng phiếu

điều tra

1 Điều tra DN, hộ dân sản xuất, kinh doanh 80

DN TNHH 10

Công ty cổ phần 10

DN Tư nhân 10

Hộ sản xuất kinh doanh 50

2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 54

Phòng Tài chính huyện 5

Chi Cục thuế huyện 5

KBNN huyện 5

UBND các xã, thị trấn (02 cán bộ: kế toán tài chính, chủ tịch UBND xã/xã)

39

3 Người dân 30

Tổng số phiếu điều tra (=1+2+3) 164

b. Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến vai trò nhà nước trong quản lý thu ngân sách cấp xã từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể để đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Khánh và đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã.

3.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này để lấy ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu, và quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã và những dự báo về chính sách thu ngân sách cấp xã, về những phương hướng đổi mới trong quản lý ngân sách cấp xã trong tương lai để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 3.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp được sử dụng để mô tả,

phân tích, so sánh tình hình quản lý thu ngân sách cấp xã qua các năm thông qua các chỉ tiêu: tổng thu, tổng chi NSNN, phần trăm thực hiện dự toán, cơ cấu thu NSNN, phần trăm tăng thu nhằm phân tích đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý thu ngân sách cấp xã trên địa bàn.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ giúp người nghiên cứu biết

được thực trạng tình hình quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện Yên Khánh. Từ đó tập trung phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tìm ra các biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về kết quả thu ngân sách cấp xã

- Tổng thu ngân sách cấp xã, thị trấn qua các năm.

- % quyết toán so với dự toán UBND huyện giao, UBND xã giao. - % tổng số thu so với số cần phải thu.

- % mức tăng thu so với mức tăng giá trị sản xuất.

- Thu ngân sách trên địa bàn: Thu từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ doanh nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác.

- Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

- Số thu không cân đối quản lý qua ngân sách nhà nước. - Tăng thu/ hụt thu.

- Cân đối thu chi.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thu

ngân sách cấp xã

a. Chỉ tiêu về trình độ năng lực, cán bộ quản lý nhà nước thu ngân sách cấp xã

- Số năm công tác, chuyên ngành đào tạo của cán bộ quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã .

- Khả năng nắm bắt các chính sách mới, các quy định mới về thu ngân sách cấp xã.

- Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong quá trình quản lý thu ngân sách cấp xã.

b. Chỉ tiêu về khả năng, nhận thức của đối tượng nộp

- Tổng số tiền đã nộp so với số tiền cần phải nộp. - Thời gian chậm nộp.

- Số tiền chưa nộp.

c. Chỉ tiêu về kết quả tuyên truyền

- Các hình thức tuyên truyền.

- Kinh phí cho các hình thức tuyên truyền.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU NGÂN SÁCH CẤP XÃ, TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH SÁCH CẤP XÃ, TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH

4.1.1. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước về thu ngân sách cấp xã

Trong những năm qua, UBND huyện Yên Khánh đã chỉ đạo KBNN huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Chi cục thuế huyện. UBND các xã, thị trấn thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thu NSNN và thực hiện các chế độ quản lý về thu NSNN trên địa bàn huyện. Qua đó đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu vào NSNN và phân chia kịp thời các khoản thu cho mỗi cấp ngân sách theo quy định. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, lệ phí nhờ vậy nguồn thu cho NSNN được tập trung nhanh hơn, kịp thời hơn.

Cùng với triển khai thực hiện Luật NSNN sửa đổi năm 2002 và thực hiện Thông tư số: 85/2011/TT- BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 về việc hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước- Tổng cục Thuế- Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại, từ đó đã nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước và tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế. Công tác quản lý và tập trung các khoản thu NSNN đã được cải tiến một bước, toàn bộ các khoản thu phải được các đối tượng nộp trực tiếp vào KBNN, thông qua các ngân hàng thương mại, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu. UBND huyện Yên Khánh là cấp quản lý cao nhất trong bộ máy tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện. Căn cứ trên mức phân bổ dự toán thu hàng năm của tỉnh và của HĐND huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, bộ phận giúp việc trong hệ thống tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn để thực hiện tốt. Các cơ quan giúp việc cho UBND huyện trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh bao gồm KBNN, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, UBND các xã, thị trấn được thể hiện qua Sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh

Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình (2010)

Bộ máy tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh được tổ chức theo cả chiều ngang và chiều dọc. Bộ máy tổ chức quản lý theo chiều dọc thực hiện sự quản lý từ cơ quan cấp tỉnh tới các cơ quan cấp huyện và xã, cụ thể như Ban tài chính xã, thị trấn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh. Trên thực tế bộ máy tổ chức quản lý theo chiều dọc được thực hiện theo nội dung của phân cấp quản lý NSNN các cấp được quy định tại luật NSNN. Theo đó, tại tỉnh có Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh, tại huyện

HĐND tỉnh Ninh Bình UBND tỉnh Ninh Bình Sở tài chính, Cục thuế, KBNN tỉnh HĐND huyện Yên Khánh UBND huyện Yên Khánh Phòng Tài chính, Chi cục thuế, KBNN huyện HĐND các xã, thị trấn UBND các xã, thị trấn Ban tài chính xã, thị trấn

có Phòng Tài chính- Kế hoạch trực thuộc UBND huyện, tại xã có ban tài chính thuộc UBND xã, thị trấn. Bộ máy tổ chức theo chiều ngang là sự phân cấp quản lý của HĐND và UBND các cấp cho các cơ quan, bộ phận giúp việc thực thi công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn.

Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh như sau:

a. HĐND các cấp

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội. Đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, và của công dân ở địa phương.

HĐND quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

HĐND quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

HĐND quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.

b. UBND các cấp

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp (đối với UBND cấp huyện và UBND cấp xã).Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp dưới xây dựng và thực

hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

c. Sở Tài Chính tỉnh Ninh Bình

Sở tài chính tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.

Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương, trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.

Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.

Thẩm định quyết thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện, thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)