4.1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách cấp xã
Lập dự toán thu ngân sách xuất phát từ kế hoạch ngân sách cấp trên giao và kế hoạch ngân sách cấp cơ sở sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện lập dự toán, sau đó nộp về cơ quan có thẩm quyền là phòng Tài chính- Kế hoạch huyện. Căn cứ vào dự toán ngân sách của các đơn vị và kế hoạch ngân sách trên giao, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách của huyện, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác điều tra tập hợp các yếu tố, số liệu phục vụ công tác lập dự toán, lập kế hoạch, kiểm tra tính chính xác của số liệu qua thu thập từ nhiều bộ phận như: Đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách, đội ngũ cán bộ thu thuế tại các xã, thị trấn, số liệu thu 3 năm liền kề và tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trước đó. Qua kế hoạch của các bộ phận, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã tổng hợp, phân tích các số liệu phù hợp xây dựng kế hoạch thu ngân sách cấp xã, thị trấn. Kế hoạch thu ngân sách cấp xã, thị trấn phải đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển, chi quản lý hành chính nhà nước Đảng, đoàn thể, chi an ninh quốc phòng và chi sự nghiệp giáo dục, văn hóa thông tin, phát thanh, thể dục thể thao, môi trường....
Dựa vào việc phân tích các số liệu qua điều tra tổng hợp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua các định mức chi cho hoạt động của các ngành, các bộ phận, các số liệu thu thập được bao gồm các xã, thị trấn có nguồn thu lớn, các xã, thị trấn có nguồn thu trung bình và các xã, thị trấn luôn phải trợ cấp, các số liệu sau khi được xử lý phân tích là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch thu ngân sách.
* Các cơ quan, ban ngành tham gia lập dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
+ Sở Tài chính Ninh Bình ban hành dự thảo kế hoạch báo cáo UBND tỉnh quyết định phân bổ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho huyện Yên Khánh.
+ UBND huyện Yên Khánh căn cứ dự toán được Sở Tài chính giao chỉ đạo phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, phòng Tài nguyên & Môi trường và UBND các xã, thị trấn để lập dự toán đầu năm. + Chi cục thuế huyện Yên Khánh là đơn vị trực tiếp chịu sự phân công của Cục thuế tỉnh Ninh Bình về thu ngân sách trên địa bàn huyện.
+ Phòng Tài nguyên & môi trường huyện có trách nhiệm tổng hợp để có được số thu về diện tích đất ở cũng như đất công ích trên địa bàn huyện, kế hoạch đấu đất trong năm dự toán.
+ UBND các xã, thị trấn căn cứ chỉ tiêu giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của địa phương mình lập kế hoạch báo cáo UBND huyện qua phòng Tài chính- Kế hoạch. Phòng Tài chính- Kế hoạch có vai trò tổng hợp trong việc lập dự toán này. Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
* Các bước lập dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình như sau:
Sơ đồ 4.2. Quy trình lập dự toán thu ngân sách cấp xã
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình (2010) Nhận kế hoạch lập dự toán của tỉnh Ninh Bình
Phòng TC-KH huyện gửi yêu cầu lập dự toán tới các xã, thị trấn.
Các xã, thị trấn gửi nhu cầu và dự toán thu về phòng TC-KH huyện. Phòng TC-KH huyện tổng hợp báo cáo làm căn cứ phân bổ dự
toán cho các đơn vị.
Phòng TC-KH huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán.
Trình UBND, HĐND huyện thông qua và ban hành Nghị quyết, quyết định giao dự toán cho các đơn vị, xã, thị trấn. Gửi quyết định giao cho các đơn vị, KBNN, chi cục thuế để phối
Qua tổng hợp, thảo luận, dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của huyện, các yếu tố chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được bổ sung kip thời và đầy đủ để dự toán thu ngân sách đáp ứng được các yêu cầu đó là:
+ Tính chính xác, khách quan thực hiện.
+ Tính khả thi sau khi dự toán thu được ban hành. Dự toán thu được ban hành tới các đơn vị thực hiện là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời cũng là mục tiêu để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
* Ưu, nhược điểm của công tác lập dự toán:
+ Ưu điểm: Ưu điểm chính của phương pháp này là dự toán ngân sách sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo ra được sự chủ động cho các xã, thị trấn, không mang tính cấp phát của cấp trên cho cấp dưới bởi nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cơ sở đi lên.
+ Nhược điểm: Nhược điểm chính là dự toán nhiều khi xuất phát từ yêu cầu chính đáng của cơ sở nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể, mỗi địa phương sẽ có chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương sẽ cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng dự toán ngân sách không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên.
Để hiểu rõ nguyên nhân chất lượng dự toán chưa được chính xác từ đó dẫn đến việc phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng định mức, tác giả đã tiến hành khảo sát đới với 39 cán bộ công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh bao gồm chủ tịch UBND xã và kế toán- tài chính ngân sách xã, kết quả thu được được thể hiện tại bảng số 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về nguyên nhân phân bổ dự toán thu chưa được chính xác STT Nội dung Số lượng điều tra (người) Tỷ lệ (%)
1 Do không tính toán được chính xác nguồn thu cụ thể 21 53,85 2 Do cán bộ phụ trách chưa tính toán được hết các khoản thu 9 23,08 3 Dự toán cấp trên giao chưa bám sát tình hình của địa phương 6 15,38
4 Khác 3 7,69
Tổng cộng 39 100,00
Theo bảng số 4.2, nguyên nhân chính của việc chất lượng xây dựng dự toán thu ngân sách xã chưa cao là do các đơn vị không tính toán được chính xác cụ thể các nguồn thu (chiếm 53,85%) như số thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, các khoản thu thuế. Bên cạnh đó, 23,08% ý kiến cho rằng rằng nguyên nhân của việc xây dựng dự toán chưa hiệu quả là do người làm công tác xây dựng dự toán chưa nắm đầy đủ về các khoản thu trên địa bàn đơn vị mình. Điều này thể hiện ở việc có nhiều đơn vị trong năm không hoàn thành một số chỉ tiêu dự toán được giao.
Kết quả khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế được thể hiện ở bảng số 4.3 dưới đây:
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế STT Nội dung Số lượng điều tra (người) Tỷ lệ (%)
1 Thời gian lập dự toán bị hạn chế 6 15,38 2 Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện qua 3 năm liền kề 26 66,67 3 Năng lực của cán bộ xây dựng dự toán còn hạn chế 4 10,26 4 Khác 3 7,69 Tổng cộng 39 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng số 4.3, dự toán chi hàng năm chưa sát thực tế được xác định nguyên nhân chính là do chưa căn cứ vào tình hình thực hiện 3 năm liền kề (chiếm 66,67%), thời gian lập dự toán còn hạn chế (15,38%), năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế (chiếm 10,26%).
4.1.3.2. Dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn hàng năm
Hàng năm dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn được giao rất rõ ràng. Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu UBND tỉnh Ninh Bình giao. UBND huyện Yên Khánh thực hiện lập kế hoạch giao dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn đảm bảo đáp ứng cho các yêu cầu nhiệm vụ chi tại cơ sở. Dự toán thu ngân sách có
tính đến giao chỉ tiêu cho các nguồn thu đó là thu cố định, thu quản lý qua ngân sách và thu bổ sung.
+ Thu ngân sách các khoản thu cố định: đây là nhiệm vụ, kế hoạch mà hàng năm khi xây dựng dự toán ngân sách phải đảm bảo thu để đáp ứng các nhu cầu, nhiệm vụ chi thường xuyên theo định mức quy định, có tính đến yếu tố chế độ, chính sách mới ban hành, khuyến khích cân đối cho các đơn vị tăng thu ngân sách, đồng thời xác định trách nhiệm của các bộ phận, như tài chính, thuế, đặc biệt UBND các xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ công tác thu đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thu trên địa bàn nhằm đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách, tạo sự minh bạch, công bằng.
+ Thu quản lý qua ngân sách: Chỉ tiêu giao dự toán kế hoạch thu ngân sách đối với nguồn thu này luôn biến động. Cơ quản quản lý ngân sách cấp trên ở đây là phòng Tài chính- Kế hoạch huyện phải phối kết hợp với các bộ phận chuyên môn đặc biệt là UBND các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục thuế huyện để tính toán giao chỉ tiêu vì nguồn thu này liên quan đên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất. Nếu UBND các xã, thị trấn không thực hiện tốt, kế hoạch khi xây dựng lên không thực hiện được, một trong những liên quan đến nguồn thu này đó là thu tiền thực hiện các dự án đất tái định cư, cấp đất giãn dân. Các dự án này có khi kéo dài từ năm trước sang năm sau hoặc cũng có khi nằm trong năm kế tiếp. Do đó ngoài giao dự toán thu ngân sách theo đơn vị hành chính, việc giao kế hoạch thu ngân sách theo cơ cấu nguồn thu là một việc song hành để UBND các xã, thị trấn có cơ sở thực hiện. Việc xác định cơ cấu nguồn thu trong dự toán ngân sách của đơn vị mình, từ đó xây dựng xác định các nhiệm vụ trọng tâm, công tác phối kết hợp của các ngành, các bộ phận để tổ chức thực hiện hoàn thành dự toán được giao.
Dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm được thể hiện qua các bảng số 4.4 sau đây:
Bảng 4.4. Dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn huyện Yên Khánh
Đơn vị: Triệu đồng
STT Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Khánh Hoà 4.452 4.493 4.277 2 Khánh Phú 5.649 3.446 3.566 3 Khánh An 4.326 3.680 3.768 4 Khánh Cư 4.379 4.525 3.425 5 Khánh Vân 4.362 3.539 3.303 6 Khánh Hải 3.932 7.557 5.208 7 Khánh Lợi 3.407 6.023 3.793 8 Khánh Tiên 3.135 4.840 2.954 9 Khánh Thiện 3.270 3.528 3.121 10 Khánh Hội 3.578 3.786 4.085 11 Khánh Mậu 3.493 3.663 3.854 12 Khánh Nhạc 4.507 6.016 5.740 13 Khánh Hồng 3.460 3.577 3.731 14 Khánh Cường 3.995 4.306 4.473 15 Khánh Trung 4.079 4.286 3.997 16 Khánh Thành 3.832 4.234 3.834 17 Khánh Công 3.626 3.831 3.529 18 Khánh Thuỷ 3.313 3.409 3.010 19 TT Yên Ninh 3.552 8.024 4.830 Tổng cộng 74.347 86.763 74.498
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Yên Khánh (2015)