Định hướng về quản lý thu ngân sách cấp xã,thị trấn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 102)

tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách năm 2011- 2016, cụ thể là Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương các khoản thu được hưởng theo tỷ lệ 100% trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016, Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, quy định các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp xã với ngân sách cấp trên trên giai đoạn 2011-2016, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 về việc ban hành quy định mức thu, tỷ lệ phần trăm nộp ngân sách nhà nước và để lại đơn vị thu các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH

4.3.1. Định hướng về quản lý thu ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh huyện Yên Khánh

4.3.1.1. Quan điểm phát triển

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Khánh, xuất

phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển kinh tế xã- xã hội như sau:

Phát triển các ngành, lĩnh vực mà huyện có lợi thế. Huy động mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ.

Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh nhằm đảm bảo thu hẹp khoảng cách tránh tụt hậu so với các địa phương khác trong tỉnh. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, xoá đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch giữa các địa bàn trong huyện.

Giải quyết việc làm phải gắn với nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của nhân dân. Để giải quyết việc làm cần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để chuyển dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực như là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội huyện.

4.3.1.2. Quan điểm tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã ở huyện Yên Khánh

Việc tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

- Tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã, thị trấn phải dựa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh. Để tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy, UBND huyện Yên Khánh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện Yên Khánh mở rộng sản xuất kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở thành phố hiện nay là thu nhưng phải đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa

bàn tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là tăng cường quản lý thu thuế và các khoản đóng góp khác nhưng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Khánh vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu ngân sách nhà nước.

- Tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã, thị trấn phải dựa trên đa dạng hóa và khai thác các nguồn thu. Muốn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước cần phải thực hiện việc đa dạng hóa nguồn thu, tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Đồng thời, phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp.

- Tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã, thị trấn phải xuất phát từ tổ chức tốt bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước. Công tác quản lý thu ngân sách phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách. Nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách của đội ngũ cán bộ tài chính cấp huyện và cấp xã. Cán bộ quản lý thu ngân sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý thu ngân sách nói riêng trên địa bàn huyện Yên Khánh. Cần rà soát lại số lượng, năng lực cán bộ tài chính cấp huyện và cấp xã, thị trấn cũng như các đơn vị đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đặc biệt đối với cán bộ thuộc phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải có chiến lược đào tạo để phù hợp với yêu cầu hiện nay và sắp đến trong lĩnh vực này.

4.3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2016-2020

a. Mục tiêu tổng quát

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hóa, hiệu quả; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. Tập trung xây dựng nông thôn mới; giải quyết đồng bộ các vấn đề: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn; giảm nghèo,

đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa – xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng địa phương, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đưa Yên Khánh phát triển thành một huyện khá của tỉnh.

b. Các mục tiêu cụ thể

Bảng 4.25. Các chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế- xã hội của huyện Yên Khánh (2016-2020) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2016-2020 1 Tốc độ tăng trưởng % 9-9,3 - Công nghiệp, xây dựng, TTCN % 10,8 - Nông, lâm, thủy sản % 1,7

- Dịch vụ % 7,9

2 Cơ cấu GTSX (theo giá hiện hành) % 100 - Công nghiệp, xây dựng, TTCN % 73,3 - Nông, lâm, thủy sản % 11,1

- Dịch vụ % 15,6

3 Sản lượng lương thực có hạt 1000 tấn 95 4 Thu ngân sách trên địa bàn đến cuối nhiệm k ỳ Tỷ đồng 578,8 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 11 6 Trường đạt chuẩn quốc gia

Mầm non ( Mức độ 1) % 100

Mầm non ( Mức độ 2) % 40

Tiểu học ( Mức độ 2 ) % 82

Trung học cơ sở % 100

Trường chất lượng cao Trường 2

7 Tỷ lệ hộ nghèo % 3

8 Lao động

- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề % 44 - Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm Người 4.500-5.000 9 Tỷ lệ dân số được cung cấp nước hợp vệ sinh % 98 10 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới Xã 16 11 Xây dựng nhà văn hóa

- Xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm phố % 95 - Xây dựng nhà văn hóa xã % 100 Nguồn: UBND huyện Yên Khánh (2015)

- Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 9%- 9,3%/ năm, trong đó tốc độ tăng giá trị gia tăng hàng năm của các ngành như sau: dịch vụ là 7,9%, công nghiệp - xây dựng là 10,8%, nông - lâm - ngư nghiệp là 1,7%. Phấn đấu đạt mức thu ngân sách đến năm 2020 đạt 578,8 tỷ.

- Về cơ cấu kinh tế: Đảm bảo Yên Khánh có một cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó : Các thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn. Tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2013-2015. Duy trì mục tiêu cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng, TTCN- Nông, lâm, thủy sản- Dịch vụ: 73,3%-11,1%-15,6%.

- Về xã hội: Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,16%. Tăng mức độ đô thị hoá lên 25,3% vào năm 2020. Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm từ 4.500-5.000 lao động. Đảm bảo trên 44% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững, năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn khoảng 3%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 11%. Đến năm 2020 khắc phục cơ bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu; 85% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Đến năm 2020 có 100% phòng học cao tầng, kiên cố; 100% trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng 02 trường chất lượng cao. Năm 2020 đảm bảo đủ giường bệnh, khoảng 20,0 giường và 4,1 bác sĩ /vạn dân, nâng cao chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh. Đảm bảo 100% số hộ được sử dụng điện và 100% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách cấp xã tại huyện Yên Khánh

4.3.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý thu ngân sách nhà nước

Đối với văn bản pháp luật, Luật NSNN, Luật Thuế là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tỉnh cần ban hành chính sách trong phân cấp quản lý nguồn thu theo từng thời kỳ ổn định ngân sách. Xây dựng chính sách theo hướng: Các khoản thu điều tiết ngân sách địa phương cần phân cấp mạnh cho ngân sách cấp huyện và cấp xã nhằm khuyến khích tăng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tạo môi trường thông thoáng, thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo

hướng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bằng các biện pháp hành chính, thay vào đó là các biện pháp gián tiếp thông qua các công cụ vĩ mô, trong đó có công cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phân cấp mạnh trong quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế - tài chính và xác lập rõ trách nhiệm của các cấp cơ sở .

Để hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã: HĐND tỉnh Ninh Bình cần có cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã, nên phân cấp nguồn thu nhiều hơn cho ngân sách cấp xã, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất, bảo đảm cho cấp xã có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương mình. Cần xem xét việc phân cấp cho chính quyền cấp xã có nguồn thu độc lập tương đối, như vậy sẽ tạo cho cấp xã tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu. Khoản thu độc lập, có tính ổn định cao sẽ giúp chính quyền cấp xã chủ động bố trí các khoản chi tiêu cố định của mình, không bị lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên.

Việc phân cấp nguồn thu ngân sách phải rõ ràng, hợp lý: Do hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp nguồn thu ngân sách là một tất yếu khách quan. Thực chất của phân cấp nguồn thu ngân sách là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong toàn bộ hoạt động của NSNN. Thông qua phân cấp thu NSNN, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền được xác định cụ thể; đồng thời, phân cấp thu NSNN còn phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cấp ngân sách, giữa các địa phương. Phân cấp thu ngân sách không chỉ tập trung vào việc nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương mà còn phải hướng đến nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch.

Quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và của huyện. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, đổi mới xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài. Tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp,

dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh.

Công tác quản lý thu NSNN theo hướng kịp thời, hiệu quả đảm bảo đúng chế độ quy định, công khai, minh bạch. Các cơ quan chức năng cần phối hợp trong công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng, chống buôn lậu và chống gian lận thương mại.

4.3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý

Qua nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện huyện Yên Khánh mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ. Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu ngân sách luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách của toàn huyện. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và khắc phục các lỗi trong quá trình quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra quản lý thu NSNN trên địa bàn đa phần thực hiện theo kế hoạch, số cuộc thanh tra, kiểm tra tiến hành theo các yêu cầu thực tế phát sinh còn ít. Để tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc cuộc thanh tra kiểm tra liên quan đến nội dung quả lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý thu NSNN. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, HĐND cấp huyện và xã đưa ra chủ trương, nghị quyết thực hiện về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)