Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật của các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Mục tiêu của các đối tượng này là lợi nhuận thu được, hạn chế các khoản đóng góp, càng ít đóng góp nghĩa vụ với nhà nước càng có lợi cho tổ chức và gia đình. Trình độ nhận thức về thuế và các khoản giao nộp khác cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế và nghĩa vụ tài chính đối với các khoản thu theo quy định của dân cư và các thành phần kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu ngân sách . Mọi chủ trương chính sách nói chung, thu ngân sách nói riêng nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì không thể thành công được, muốn được nhân dân ủng hộ và có ý thức chấp hành các chính sách, chế độ đó thì trước hết phải làm cho họ hiểu và tự giác thực hiện. Ngân sách nhà nước luôn yêu cầu thu đúng, thu đủ đảm bảo theo quy định, còn doanh nghiệp và nhân dân luôn muốn giảm chi phí đóng góp. Nếu nhân dân không hiểu hoặc luôn tìm cách để gian lận, trốn lậu thuế thì công tác quản lý thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 4.18. Tình hình chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách cấp xã của các tổ chức và cá nhân tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Đối tượng Tổng đối tượng điều tra Tổ chức, cá nhân nộp đủ Tổ chức, cá nhân không nộp Tổ chức, cá nhân nộp thiếu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Hộ kinh doanh 50 27 54 5 10 18 36 2 Doanh nghiệp TNHH 10 6 60 2 20 2 20 3 Công ty cổ phần 10 7 70 1 10 2 20 4 Doanh nghiệp tư
nhân 10 7 70 2 20 1 10 Tổng cộng 80 47 58,75 10 12,5 23 28,75 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Bảng 4.19. Lý do mà các tổ chức và cá nhân đưa ra trong việc chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách cấp xã tại huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Tổ chức cá nhân nộp đủ Tổ chức cá nhân không nộp Tổ chức cá nhân nộp thiếu
1
Nộp thuế, phí và các khoản đóng góp là quyền lợi và nghĩa vụ của hộ và tổ chức
Tổ chức và hộ gia đình kinh doanh làm ăn thua lỗ
Tổ chức hộ gia đình làm ăn không hiệu quả 2 Chính sách thuế và các khoản thu khác hợp lý
Chính sách thuế và các khoản thu khác không hợp lý
Điều kiện tài chính của tổ chức và hộ gia đình gặp khó khăn
3 Tổ chức và hộ gia đình kinh doanh có lợi nhuận UBND xã, thị trấn, cơ quan chuyên quản bỏ sót không thực hiện thu
UBND xã, thị trấn, cơ quan chuyên quản chưa đôn đốc việc chấp hành nộp của cá nhân
4 Thời điểm nộp hợp lý Thời điểm thu không hợp lý Thời điểm thu không hợp lý 5
Các khoản thu quỹ và đóng góp khác tự nguyện xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý
Không phải đóng bất kỳ khoản thu nào vì tự giải quyết lao động việc làm
Các khoản thu quỹ và các khoản đóng góp khác không hợp lý
Bảng 4.20. Đánh giá của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình quản lý thu ngân sách xã tại huyện Yên Khánh
TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
1 Tinh thần, thái độ của cán bộ
thu thuế 52 65 18 22,5 10 12,5 2 Nghiệp vụ của cán bộ thu thuế 19 23,75 59 73,75 2 2,5 3 Tính đa dạng trong các hình
thức nộp thuế ở địa phương 13 16,25 26 32,5 41 51,25 4 Sự minh bạch trong các khoản
thu thuế ở địa phương 36 45 43 53,75 1 1,25 5 Sự minh bạch trong các khoản
thu quỹ đóng góp ở địa phương 24 30 37 46,25 19 23,75 6
Việc quản lý, huy động, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân
16 20 31 38,75 33 41,25
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn cho thấy tinh thần thái độ, nghiệp vụ của các cán bộ thu được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, việc áp dụng linh hoạt hình thức nộp thuế, nộp phí và các khoản đóng góp khác ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, các hình thức nộp thuế đối với các hộ dân chủ yếu là thu trực tiếp, việc áp dụng nộp thuế qua kho bạc chưa được áp dụng đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Sự minh bạch trong các khoản thu thuế ở địa phương như thuế môn bài, thuế tài nguyên, phí và lệ phí, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ được đánh giá tương đối tốt. Thực tế các khoản thu này đều có các hóa đơn, chứng từ cụ thể và được thu theo các quy định, chính sách của Nhà nước do đó không có sự sai phạm trong việc quản lý các nguồn thu này.