Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 46)

3.1.2.1. Dân số và phân bổ dân cư

Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2015 là 138.721 người. Mật độ phân bố trung bình là 997 người/km2. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 1,13% năm 2012 xuống còn 0,38% năm 2015.

Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng với tốc độ khá chậm từ 90,7% năm 2012 xuống 90,4% năm 2015. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 125.371 người chiếm tới 90,4% (tính tới năm 2012) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,6%. Qua đó có thể thấy tỉ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm với tốc độ đô thị hóa là 12,78%/năm trong cả thời kỳ 2011-2015. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam

nhưng độ chênh lệch không lớn. Đến năm 2015 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,2% và 50,8%.

Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 Bình quân Tổng dân số Người 137.229 138.196 138.721 100,70 100,38 100,54 Nam Người 67.379 68.241 68.251 101,28 100,01 100,65 Nữ Người 69.850 69.955 70.470 100,15 100,74 100,44 Thành thị Người 12.799 13.013 13.350 101,67 102,59 102,13 Nông thôn Người 124.430 125.183 125.371 100,61 100,15 100,38 Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2015)

3.1.2.2. Lao động

Giai đoạn 2012-2015 dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số (thời điểm đầu của dân số vàng). Hoạt động chủ yếu trong hoạt động nông nghiệp, một bộ phận có thêm việc làm thêm ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, lao động ở Yên Khánh vẫn mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 40,5%). Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định). Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.

Bảng 3.2. Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 2015 Năm

BQ 2013- 2015

Lực lượng lao động từ 15 tuổi

trở lên Người 85.109 85.682 86.007 85.599 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang

làm việc trong nền kinh tế quốc dân Người 83.342 84.300 84.620 84.087 Cơ cấu lao động 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 47,6 45,4 44,3

- Công nghiệp và xây dựng % 35,5 36,7 37,5 - Dịch vụ % 16,9 17,9 18,2

Số lao động được tạo việc làm Người 4.000 4.150 4.350 4.167 Số lao động được đào tạo trong năm Người 1.750 2.000 2.150 1.967 Tỷ lệ số lao động được đào tạo trên

tổng số lao động % 38,5 39,0 40,5

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)