Sau khi có quyết định giao chỉ tiêu dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn sẽ căn cứ các chỉ tiêu giao của huyện xây dựng dự toán thu ngân sách của đơn vị mình trình Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phê duyệt và UBND xã ban hành quyết định giao chỉ tiêu thu của đơn vị mình tới các bộ phận trước ngày 31 tháng 12 của năm trước. Các bộ phận căn cứ dự toán của UBND xã giao trong năm tiến hành thu theo quy định.
Các điều kiện về tự nhiên và xã hội cho thấy, Yên Khánh là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp và đa dạng. Về kinh tế, huyện Yên Khánh có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số huyện, thuộc loại trung bình khá ở cấp tỉnh. Thời kỳ 2013-2014, kinh tế của huyện Yên Khánh có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm nhanh, hộ trung bình và khá tăng lên rõ rệt, bộ
mặt nông thôn có những thay đổi cơ bản. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về số lượng và chất lượng, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể. Hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả, tăng bước nâng cao tiềm lực kinh tế xã hội, góp phần nâng tỷ lệ tăng nguồn thu ngân sách hàng năm.
Công tác thu ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và triển khai các giải pháp đồng bộ về công tác thu thuế và phí, lệ phí phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, bảo đảm nuôi dưỡng các nguồn thu và tận thu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.
Công tác quản lý thu ngân sách trong 3 năm 2013-2015 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều đổi mới tích cực, từ khâu lập dự toán, chấp hành, đến khâu quyết toán. Trong công tác phân cấp ngân sách, đã ủy quyền thu một số sắc thuế hộ cá thể giao cho ngân sách cấp xã, thị trấn, đồng thời có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách huyện khi các đội thuế, các xã, thị trấn hoàn thành vượt chỉ tiêu cấp trên giao, tạo được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Có cơ chế hỗ trợ cho các xã, thị trấn từ nguồn tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp về cây, con giống, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của huyện Yên Khánh nói chung.
a. Các khoản thu thuế
Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách cấp xã, thị trấn nên những năm qua UBND huyện Yên Khánh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt được một số kết quả nhất định. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện và các xã, thị trấn không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được UBND tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên. Thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khoản thu chủ yếu, chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của xã, thị trấn và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện.
Tuy nhiên, công tác quản lý thu còn hạn chế, công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế chưa được đẩy mạnh dẫn tới tình trạng thất thu thuế diễn ra khá phổ biến dưới các hình thức như: nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế dẫn tới thất thu thuế còn khá lớn; nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa kê khai đúng số thuế phải nộp; hầu hết các hộ thực hiện thu thuế khoán, mức thuế khoán phải nộp thường thấp hơn rất nhiều so với doanh số thực tế phát sinh; nhiều cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không thực hiện kinh doanh mà để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp; nhiều doanh nghiệp chây ì, dây dưa nợ đọng thuế kéo dài, cố tình hạch toán chi phí sai qui định để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân còn thất thu nhiều, đặc biệt là đối với những cá nhân hành nghề tự do.
Từ việc phân tích quản lý các khoản thu thuế, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại mà nguyên nhân chủ yếu đó là:
Việc thực hiện khoán thuế có nhiều hạn chế, yếu kém đó là:
-Do không xác định được doanh thu của các hộ kinh doanh một cách cụ thể, chính xác (không điều tra cụ thể mà chỉ áng chừng) nên mức thuế khoán thường không phù hợp có khi quá thấp hoặc ngược lại. Có trường hợp vì chạy theo chỉ tiêu giao hay thành tích mà cán bộ thuế định mức thuế quá cao không phù hợp với tình hình kinh doanh của các hộ.
- Mức khoán thuế chủ yếu chỉ dựa vào cảm tính mà không dựa vào khoa học và thực tiễn. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là do chỉ tiêu của tỉnh giao cao nên ngành thuế phải tìm các điều chỉnh tăng thuế, tăng thu ở những lĩnh vực, ngành nghề thu được để bù đắp nơi không thu được nhằm hoàn thành chỉ tiêu.
Nhận thức rõ điều này, Chi cục thuế huyện Yên Khánh đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Khánh. Căn cứ nhiệm vụ
được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục thuế huyện Yên Khánh đã phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện giao dự toán cho các xã, thị trấn. Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế huyện cùng với các xã, thị trấn tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Vì vậy, trong những năm qua phòng Tài chính- Kế hoạch với chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc cấp phép, quản lý đăng kí hộ kinh doanh hộ cá thể đã đẩy mạnh công tác cấp phép theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện công khai các thủ tục, ngày hẹn chi trả cho nhân dân tại Bộ phận một cửa UBND huyện và trên trang thông tin điện tử của UBND huyện, tạo điều kiện tốt nhất để người dân được tiếp cận với các thông tin. Chi cục thuế phối hợp với UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác chống thất thu, trong đó: truy thu thuế xây dựng nhà ở tư nhân, vận tải tư nhân, cho thuê nhà, truy thu hóa đơn, truy thu các quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên Chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình sản xuất kinh doanh, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cơ sở nộp thuế theo kê khai chiếm 58% đến 60% tổng số thuế ngoài quốc doanh thu được, qua đó cho thấy, việc quản lý thu thuế tốt đối với các đối tượng này là vấn đề quyết định cho việc hoàn thành kế hoạch thuế ngoài quốc doanh của huyện hàng năm. Đối với những cơ sở vi phạm ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan thuế còn tiến hành ấn định thuế, nhằm tác động tích cực đến việc ghi chép sổ sách, kê khai thuế, chống tình trạng ghi sổ kiểu đối phó, nhằm trốn thuế. Bên cạnh công tác kiểm tra đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại theo chuyên đề phù hợp với loại hình tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục thuế tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện từ năm 2010. Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, thị trấn tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn. Ngoài ra, Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.
Bảng 4.5. Kết quả thu các sắc thuế các xã, thị trấn của huyện Yên Khánh
TT Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
Giá trị (Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr. Đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr. Đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 A Tổng cộng 3.527 100 3.094 100 3.824 100 87,7 123,6 1 Thuế môn bài hộ nhỏ 291 8,25 300 9,69 304 7,94 103,1 101,2 2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 847 24,00 844 27,26 924 24,17 99,6 109,6 3 Thuế GTGT và TNDN 1.181 33,47 1.033 33,39 1.014 26,53 87,5 98,2 4 Thuế thu nhập cá nhân 867 24,59 528 17,08 966 25,26 60,9 182,9 5 Thuế tài nguyên 3 0,07 4 0,14 6 0,16 167,0 140,1 6 Lệ phí trước bạ nhà đất 339 9,62 384 12,43 610 15,94 113,3 158,6 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Yên Khánh (2015)
b. Các khoản thu phí, lệ phí
Thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí, công tác quản lý có nhiều tiến bộ. UBND huyện Yên Khánh đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm chỉnh công tác thu phí, lệ phí theo đúng quy định của HĐND tỉnh, kịp thời việc nộp và ghi thu, ghi chi phí và lệ phí vào ngân sách theo định kỳ, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về thu các loại phí phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị tích cực khai thác nguồn thu về phí và lệ phí. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành. UBND các xã, thị trấn là một trong các đơn vị được giao thu phí, lệ phí. Nhìn chung các xã thị trấn đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao: phí chợ, lệ phí chứng thư, phí địa chính, phí đò.
Bảng 4.6. Kết quả thu phí và lệ phí theo đơn vị xã, thị trấn
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 (%) So sánh 2015/2014 (%) So sánh
Tổng cộng 1.028,56 1.142,20 1.322,71 111 116 1 Khánh Hoà 58,99 81,16 96,33 138 119 2 Khánh Phú 154,80 165,70 102,49 107 62 3 Khánh An 17,63 48,22 39,73 273 82 4 Khánh Cư 25,22 26,43 36,02 105 136 5 Khánh Vân 13,55 18,52 18,70 137 101 6 Khánh Hải 21,51 19,53 24,95 91 128 7 Khánh Lợi 13,39 19,43 29,65 145 153 8 Khánh Tiên 19,00 28,90 46,12 152 160 9 Khánh Thiện 63,08 79,94 81,26 127 102 10 Khánh Hội 30,16 28,74 39,20 95 136 11 Khánh Mậu 43,80 42,00 59,28 96 141 12 Khánh Nhạc 71,64 89,51 101,16 125 113 13 Khánh Hồng 41,60 45,43 55,14 109 121 14 Khánh Cường 44,53 84,00 80,25 189 96 15 Khánh Trung 72,67 88,17 173,99 121 197 16 Khánh Thành 125,41 200,00 248,00 159 124 17 Khánh Công 13,36 14,17 16,13 106 114 18 Khánh Thuỷ 23,14 22,10 33,39 95 151 19 TT Yên Ninh 175,08 40,27 40,92 23 102
Các khoản thu này thường thu gọn vì phải thu trực tiếp từ người dân, khi thu phải sử dụng biên lai thu phí theo quy định, vì vậy khoản thu này sẽ được thanh toán với cơ quan thuế và ban tài chính xã theo hàng tháng và nộp vào ngân sách theo quy định. UBND huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các xã, thị trấn. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện xã, thị trấn nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
Qua kết quả thu phí, lệ phí các xã, thị trấn giai đoạn 2013-2015 được thể hiện tại bảng số 4.6, ta nhận thấy tổng thu phí, lệ phí xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh tăng đều qua các năm: Năm 2013 thu được: 1.028,56 triệu đồng, đến năm 2015 thu được: 1.322,71 triệu đồng, tăng 28,6% so với năm 2013. Khoản thu phí, lệ phí của các đơn vị chủ yếu là từ các nguồn thu: thu phí xác minh công chứng, giấy tờ, thu phí đò, phí chợ. Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách cấp xã, thị trấn, nguồn thu từ phí, lệ phí là một trong những nguồn thu quan trọng giúp các xã, thị trấn đảm bảo cân đối thu- chi để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên trong năm.
Việc khai thác, quản lý nguồn thu ngân sách cấp xã, thị trấn vẫn chưa tốt Mặc dù trong ba năm gần đây, hầu hết các xã, thị trấn ở huyện Yên Khánh đều có số thu vượt dự toán rất nhiều, nguồn thu ngân sách cấp xã, thị trấn được hưởng 100% tăng cao, nhưng trên thực tế số thu về phí vẫn còn thất thoát, chưa thu đủ, kịp thời như thị trấn Yên Ninh có một số thu từ phí và lệ phí giảm trong 2 năm gần đây, năm 2013 là 175,08 triệu đồng, đến năm 2015 chỉ còn 40,92 triệu đồng, xã Khánh Phú số thu phí và lệ phí giảm năm 2013 là 154,80 triệu đồng đến năm 2015 chỉ còn 102,49 triệu đồng. Theo quy định của UBND tỉnh Ninh Bình, ngân sách cấp xã, thị trấn được hưởng 100% các khoản phí và lệ phí như; phí chợ, phí đò, lệ phí bến bãi, lệ phí hộ tịch, lệ phí xác nhận hồ sơ (phí chứng thư), mặc dù số thu từ phí và lệ phí trong cơ cấu nguồn thu không đáng kể, chiếm bình quân khoảng 0,9% tổng thu ngân sách cấp xã, nhưng vì đây là những nguồn thu theo quy định, cụ thể và ổn định hàng năm. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu phí và lệ phí, có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu. Nguồn thu phí từ chợ ở nhiều xã, thị trấn đạt tỷ lệ thấp, như chợ xã Khánh Thành chỉ đạt bình quân 60 triệu đồng/năm, trong khi nguồn thu này nếu quản lý tốt