Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyệnVăn Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 61)

4.1.4.1 Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy số hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang là rất cao. Hầu như toàn bộ hộ nghèo trên địa bàn các xã, thị trấn đều được vay vốn với các mục đích khác nhau như sản xuất kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành,.... Cụ thể:

a, Tại các xã:

Số lượng hộ nghèo được vay vốn trên địa bàn các xã, thị trấn của huyệnVăn Giang được thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Số lƣợng và tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn tại các xã

Năm 2013 Năm 2014 Tổng số hộ nghèo trong danh sách (hộ) Tổng số hộ nghèo được vay vốn (hộ) Tỷ lệ % hộ nghèo được vay vốn Tổng số hộ nghèo trong danh sách Tổng số hộ nghèo được vay vốn (hộ) Tỷ lệ % hộ nghèo được vay vốn TT Văn Giang 250 240 96,00 217 206 94,93 Phụng Công 337 319 94,66 311 286 91,96 Xuân Quan 312 305 97,76 300 283 94,33 Liên Nghĩa 371 358 96,50 338 325 96,15 Long Hưng 367 348 94,82 317 306 96,53 Cửu Cao 346 322 93,06 292 272 93,15 Vĩnh Khúc 367 352 95,91 323 304 94,12 Nghĩa Trụ 377 359 95,23 323 295 91,33 Thắng Lợi 356 325 91,29 311 280 90,03 Mễ Sở 359 332 92,48 317 284 89,59 Tân Tiến 300 288 96,00 288 264 91,67 Tổng 3.842 3.548 3.337 3.105

Qua bảng trên chúng ta nhân thấy rằng, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Văn Giang vấn rất cao, số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế còn rất lớn. Đặc biệt là các xã Long Hưng, Liên Nghĩa và xã Vĩnh Khúc, các hộ vẫn cong nhu cây vay vốn nhiều hơn để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế goáp phần xóa đói giảm nghèo.

b, Tổng hợp toàn huyện:

Bảng 4.3. Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1- Số lượng hộ nghèo hộ 5593 5160 4774 4403 3949 2 - Số lượng hộ nghèo được vay vốn hộ 5499 4901 4519 4150 3673 3 - Tỷ lệ hộ nghèo dư nợ % 98,3 95,0 94,7 94,5 93.1

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang

Qua bảng trên ta thấy số lượng hộ nghèo , số hộ nghèo vay vốn và tỷ lệ hộ nghèo đang còn dư nợ tại ngân hàng CSXH hàng năm đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất cao so với mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương.Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn huyện đều đạt trên 93%.

4.1.4.2 Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo

Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng CSXH đã có rất nhiều cố gắng Ngân hàng CSXH luôn bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Trung ương sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, kiểm tra giám sát đôn đốc hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, tư đó đã phát huy được hiệu quả của chương trình tín dụng ưu dãi dành cho hộ nghèo.

đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua việc uỷ thác một số công việc trong quy trình tín dụng cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Đến 31/12/2014, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý 111.620 tỷ đồng, chiếm 98% tổng dư nợ của NHCSXH, thành lập được trên 300 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua thực tiễn hoạt động được khẳng định là sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chính trị - xã hội của tín dụng chính sách.

Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương hỗ trợ, Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác thành lập được trên 307 tổ TK&VV, thành lập được 11 điểm giao dịch tại 11/11 xã, thị trấn. Tại các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách các hộ vay vốn và quy trình thủ tục của Ngân hàng CSXH được niêm yết công khai; người vay đến giao dịch trực tiếp với Ngân hàng CSXH vào ngày giao dịch cố định hàng tháng tại điểm giao dịch để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền xã. Nhờ đó đã hạn chế được hiện thượng thất thoát xâm tiêu, tham ô, lợi dụng tiền vốn. Từ đó đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với hoạt động của ngân hàng CSXH.

Từ năm 2013, ngân hàng CSXH đã đưa ra hệ thống các tiêu chí để đánh giá xếp loại tổ TK&VV nhằm đưa chất lượng hoạt động của tổ TK&VV vào nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn trong việc vay vốn cũng như sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn. Năm 2013, số tổ TK&VV trên địa bàn huyện Văn Giang được xếp loại tốt là 307 tổ, đạt 100%.

Bảng 4.4. Dư nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang Năm Tổng dƣ nợ cho vay (triệu đồng) Trong đó Cho vay hộ nghèo (triệu đồng) %/ tổng dƣ nợ Cho vay các chƣơng trình tín dụng khác (triệu đồng) %/ tổng dƣ nợ 2010 74.390 37.869 50,9 36.521 49,1 2011 99.101 41.169 41,5 57.932 58,5 2012 116.955 45.072 46,2 71.883 53,8 2013 137.051 45.073 32,9 91.979 67,1 2014 158.422 56.073 35,4 102.349 64,6

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay hộ nghèo đã tăng đáng kể qua các năm. Từ năm 2010 mới là 37.869 triệu đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 45.072 triệu đồng và đến năm 2014 đã là 56.073 triệu. Kết quả này chứng tỏ việc cho vay các đối tượng chính sách của ngân hàng tập trung vào cho vay hộ nghèo nhằm đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng chính sách khác đã và đang được quan tâm. Cho vay hộ nghèo ngày càng đạt được kết quả cao như vốn để sử dụng cho vay hộ nghèo ngày càng tăng điều đó chứng tỏ qui mô về vốn của ngân hàng và nhu cầu về vốn của người dân phục vụ sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển, nhất là sau khi có Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

4.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƢNG YÊN

4.2.1 Hộ nghèo đƣợc vay vốn đúng đối tƣợng xin vay

Như chúng ta đã biết, để lập ra được danh sách hộ nghèo tại địa phương hàng năm là có sự tham gia của rất nhiều ngành, đoàn thể. Công

tác điều tra, rà soát danh sách hộ nghèo được thực hiện rất nghiêm túc.Hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH phải nằm trong danh sách hộ nghèo của địa phương, phải là thành viên của tổ TK&VV. Khi hộ vay có nhu cầu vay vốn phải viết giấy đề nghị vay vốn và được tổ họp bình xét cho vay. Sau cuộc họp tổ trưởng tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH, xin xác nhận của UBND xã về việc hộ vay thuộc đối tượng là hộ nghèo và gửi hồ sơ xin vay về Ngân hàng CSXH. Tại Ngân hàng, Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ cho vay. Nếu hợp lý thì trình lãnh đạo phê duyệt và thông báo kết quả cho vay tới UBND xã để thông báo cho hộ vay tới nhận tiền tại điểm giao dịch xã.

Như vậy, công tác bình xét cho vay diễn ra rất chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng xin vay.

Bảng 4.5. Số lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn và đầu tƣ vốn vay của hộ nghèo ĐVT: Triệu đồng Năm Số lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn (hộ) Doanh số cho vay Dƣ nợ bình quân/1 khách hàng Đối tƣợng đầu tƣ Trâu, bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con) Cá giống ( tấn) Cây ăn quả (nghìn cây) Cải tạo ao thả cá (nghìn m2) 2010 1.258 9.672 6,88 0,8 20 23 1,5 0,1 2,3 2011 1.306 12.723 8,40 1,3 21 30 3 0,2 4,3 2012 1.608 15.951 9,97 1,8 23 26 4 0,4 5,8 2013 1.867 15.994 10,86 2,7 25 25 5 0,5 7,2 2014 2.187 34.236 15,26 3,4 31 16 6,5 0,8 9,4 Tổng 8.226 88.576 10.2 10 120 120 20 2 29

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang

Qua bảng 4.5 và đồ thị 4.2 chúng ta nhân thấy trong 5 năm, từ 2010 đến 2014, Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho 8.226 lượt khách hàng thuộc diện hộ nghèo được vay vốn, số tiền giải ngân 88.576 triệu

đồng, dư nợ bình quân một khách hàng từ 6,88 triệu đồng năm 2010 lên 15,26 triệu đồng năm 2014. Với doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thêm vốn để sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, thu nhập của hộ nghèo được tăng lên đáng kể so với trước khi vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 8,7% năm 2002 xuống còn 4,45% năm 2014. Từ nguồn vốn trên các hộ được vay đã đầu tư mua được trên 10 ngàn con trâu, bò; hơn 120 ngàn lợn giống; hơn 2 triệu con gia cầm, gần 20 tấn cá giống; mua trên 60 ngàn cây ăn quả, cải tạo trên 29.000m2

ao thả cá..

4.2.2 Điều kiện và quy trình cho vay phải phù hợp với hộ nghèo

a) Điều kiện vay vốn:

Hộ nghèo khi tham gia tổ TK&VV và có nhu cầu xin vay tại ngân hàng CSXH thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay, ó tên trong danh sách hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ, hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã, chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.

b) Quy trình cho hộ nghèo vay vốn:

Khi hộ nghèo đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn thị phải thực hiện các bước sau trong quy trình cho vay

Bước 1: Đối với hộ nghèo:

- Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Khi giao dịch với Bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán

trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay. Bước 2:Tổ TK&VV Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên; Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội, trưởng thôn tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN) kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã. UBND xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã Bước 5:UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên /hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay tại điểm giao dịch xã được đặt tại UBND các xã, thị trấn.

Những ý kiến đánh giá về điều kiện và quy trình cho vay được phản ánh qua điều tra thực tế tại 88 hộ vay và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Bảng câu hỏi trả lời ý kiến đánh giá của hộ nghèo về điều kiện và quy trình cho vay

Tiêu chí Số lƣợng ý kiến Tỷ lệ( %)

1.Điều kiện vay - Rất phù hợp - Phù hợp - Không phù hợp 65 23 0 74 26 0

2. Quy trình cho vay - Đơn giản - Phức tạp - Rất phức tạp 78 10 0 89 11 0

Qua ý kiến đánh giá của các hộ vay ta thấy điều kiện và quy trình cho vay của chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang là rất phù hợp, thủ rục đơn giản và dễ giải quyết không gây bất kỳ khó khăn vướng mắc gì cho hộ vay. Chính điều đó đã tạo được niềm tin đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu và thăm dò ý kiến của khách hàng về thời hạn và mức cho vay chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang tại 88 hộ nghèo và có được kết quả như sau:

Bảng 4.7. Ý kiến trả lời của hộ nghèo về thời hạn và mức vốn cho vay

Tiêu chí Số lƣợng ý kiến Tỷ lệ (%) 1.Thời hạn vay - Rất phù hợp - Dài - Ngắn 75 0 13 85 0 15 2. Mức vốn vay - Phù hợp - Cao - Thấp 80 0 8 91 0 9

Nguồn: Số liệu điều tra ( 2013)

Qua bảng trên ta thấy rằng, thời hạn và mức cho vay của chương trình cho vay hộ nghèo là rất phù hợp và thực tế, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay cũng như kỳ hạn thu hoạch để hộ vay có điều kiện thu xếp và trả nợ cho ngân hàng.

4.2.3 Sử dụng vốn vay đúng mục đích

Hộ nghèo khi vay vốn Ngân hàng CSXH phải sử dụng đúng mục đích xin vay đã được ghi trên Giấy đề nghị vay vốn.Để làm tốt vấn đề này thì ngay từ khâu bình xét cho vay, tổ TK&VV phải hướng dẫn cho hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Khi hộ vay nhận tiền xong, cán bộ ngân hàng và tổ trưởng tổ TK&VV phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hộ vay sử

dụng vốn đúng mục đích. Có như vậy, đồng vốn mới đem lại hiệu quả cho người vay vì nếu người vay sử dụng không đúng mục đích sẽ dẫn đến rủi ro và dễ gây thất thoát vốn.Trong hoạt động ngân hàng việc sử dụng vốn vay đúng mục đích là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của nghèo đối với ngân hàng. Vấn đề này được phản ánh qua đồ thị 4.4:

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang

Đồ thị 4.1. Tình hình sử dụng vốn vay sai mục đích của các hộ

Nhìn vào đồ thị chúng ta thấy rằng trong những năm trước đây tỷ lệ hộ vay sử dụng vốn sai mục đích là rất lớn. Chính vì thế chất lượng tín dụng chưa đảm bảo, dễ dẫn đến phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.

4.2.4 Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo

Khi chúng ta đã làm tốt các bước trên thì hộ nghèo vay vốn Ngân hàng CSXH sẽ từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, tạo được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)