Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 49)

Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên được thể hiện qua sơ đồ 3.2

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có hệ thống màng lưới hoạt động trong toàn huyện theo địa giới hành chính. Hiện ngân hàng CSXH

huyện Văn Giang có 8 cán bộ làm nghiệp vụ và 1 cán bộ làm công tác bảo vệ, trong đó 8 cán bộ có trình độ đại học và một cán bộ co trình độ trung cấp. Điều hành hoạt động của nghệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các tổ chuyên môn nghiệp vụ tại ngân hàng CSXH huyện.

Tổ tiết kiệm và vay vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và các đối tượng chính sách cần vay vốn.

Sơ đồ 3.2 Bộ máy tổ chức nhân sự của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc: Giám đốc ngân hàng CSXH phụ trách chung công việc của toàn đơn vị, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện công việc của Phó giám đốc; quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các mặt công tác của ngân hàng CSXH

Giám đốc Phó Giám đốc Tổ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng Tổ kế toán ngân quỹ Kế toán Kế toán Thủ quỹ

huyện; ngoài những nhiệm vụ đã phân công cho phó giám đốc phụ trách… + Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Thực hiện giải quyết các công việc đột xuất khác do Giám đốc giao.

+ Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng:

- Tham mưu xây dựng kế hoạch tín dụng của đơn vị và chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của tổ tín dụng.

- Hướng dẫn các đơn vị nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

- Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị xem xét phê duyệt cho vay.

- Phối hợp với các đơn vị nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay.

- Thực hiện công tác cho vay, thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công.

- Phối hợp với các bộ phậnh có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của lãnh đạo trực tiếp.

+ Bộ phận kế toán:

- Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng; thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách.

- Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc lĩnh vực của mình phụ trách cho bộ phận liên quan theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo.

- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ quản lý.

- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được

phân công…

+ Bộ phận thủ quỹ:

- Thực quy trình thu, chi tiền mặt đảo bảo chính xác.

- Bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị theo đúng quy định của Nhà Nước và của ngành

- Tổ chức thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng định mức quy định…

Ưu điểm của bộ máy tổ chức Ngân Hàng CSXH huyện Văn Giang: Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã Xây dựng, tổ chức bộ máy điều hành tinh gọn, chú trọng tăng cường, phát triển nguồn nhân lực; phương thức quản lý tín dụng chính sách ngày một hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm chi phí giao dịch cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Với những ưu điểm:

+ Toàn huyện có 13 điểm giao dịch được đặt tại các xã, thị trấn. Nguồn nhân lực có trên 11, trong đó 08 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng.

+ Bộ máy tổ chức của NHCSXH huyện thể hiện sự đặc thù, phù hợp với đặc điểm tín dụng chính sách là vừa bảo đảm tính chất của tín dụng, vừa mang tính xã hội rộng rãi. Ngoài bộ phận điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ chuyên trách, NHCSXH có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện gồm thành viên là lãnh đạo các Bộ ngành; lãnh đạo UBND cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội làm việc theo hình thức kiêm nhiệm.

+ Để giải ngân vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH huyện đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua việc uỷ thác một số công việc trong quy trình tín dụng cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Đến 31/12/2013, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý 157.330 triệu đồng, chiếm 98,6% tổng dư nợ của NHCSXH huyện, thành lập được trên 307 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

qua thực tiễn hoạt động được khẳng định là sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chính trị - xã hội của tín dụng chính sách.

3.2.4 Khái quát các chƣơng trình tín dụng đang thực hiện tại Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay Ngân hàng chính sách huyện Văn Giang đang thực hiện cho vay 8 chương trình tín dụng là: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo làm nhà ở và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó ngân hàng CSXH thự hiện cho vay trực tiếp 1 chương trình tín dụng là chườn trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã ký hợp đồng uỷ thác từng phần với 4 tổ chức Hội, đoàn thể (Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) 7/8 chương trình tín dụng với tổng số dư nợ uỷ thác đến 31/12/2013 là: 157.330 triệu đồng, chiếm 98,6% trên tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện, số hộ còn dư nợ được giải ngân thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể là: 9.395 hộ, ở 307 tổ TK&VV, bình quân dư nợ trên 1 hộ vay là 16,75 triệu đồng/hộ. Trong những năm qua Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương thành lập đươc 13 điểm giao dịch tài 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tại các điểm giao dịch đơn vị đã trang bị đầy đủ biển hiệu, bàn ghế, thông báo chính sách tín dụng ưu đãi, lãi suất tiền vay và sao kê số dư tiền vay, tiền gửi tiết kiệm của các hộ…Việc thực hiện giao dịch tại các xã, thị trấn được Ngân hàng CSXH huyện thực hiện nghiêm chỉnh, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được thao tác trên máy vi tính, việc thực hiện ngày, giờ giao dịch được thực hiện nghiêm túc kể cả thứ bẩy, chủ nhật... Qua đó đơn vị đã nâng cao được chất lương tín dụng, chất lượng phục nhân dân không để người dân nào phải ra ngân hàng CSXH vay vốn. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi đến giao dịch với ngân hàng CSXH và đã tiết giảm được rất nhiều chi phí đi lại cho người dân, hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Ngân hàng CSXH.

Bảng 3.4 Các chƣơng trình tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang đang thực hiện

Chƣơng trình tín dụng và đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng Lãi suất

(%/năm)

1 Cho vay hộ nghèo 7,2

2 Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 7,2

3. Cho vay giải quyết việc làm

- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật 3,9

- Cho vay người tàn tật 6

- Cho vay các đối tượng khác 7,2

4 Cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài 7,2

5 Cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn 9,6

6 Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 9,6

7 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3

8 Cho vay hộ cận nghèo 8,64

Nguồn Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

- Ngân hàng CSXH thành lập các tổ giao dịch lưu động để thực hiện giao dịch với khách hàng trực tiếp tại các điểm giao dịch đặt tại các UBND xã, thị trấn. Tổ giao dịch lưu động là một nhóm cán bộ NHCSXH gồm hai hoặc ba các bộ thực hiện hoạt động giao dịch tại xã theo sự phân công của Giám đốc phòng giao dịch.

3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

3.3.1.1 Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ: Ban giám đốc, cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; tổ trưởng các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các xã, thị trấn huyện Văn Giang để tìm hiểu số liệu về tình hình tình hình thực hiện và

hiệu quả chương trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Ngân hàng CSXH Việt Nam, Ban xóa đói giảm nghèo huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.Các loại sách và bài giảng, các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website, các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu để nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: hiệu quả chương trình cho vay đối với hộ nghèo.

3.3.2.2 Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Địa bàn huyê ̣n Văn Giang gồm 11 xã và thị trấn. Xét trên mức độ tập trung, tôi lựa chọn nghiên cứu 3 xã đại diện cho huyện đó là Xã Tân Tiến , xã Long Hưng, xã Liên Nghĩa để nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi tiến hành điều tra 100 hộ nông nghèo thuộc ba xã của huyê ̣n dựa trên danh sách nghèo do xã cung cấp. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra nhập và xử lý số liệu do có 12 hộ (4 hộ ở xã Tân Tiến, 1 hộ ở xã Long Hưng 7 hộ ở xã Liên Nghĩa) không có nhiều thông tin, và thông tin không được chính xác nên đã loại bỏ. Khi xử lý chỉ còn 88 hộ ở 3 xã (29 hộ nghèo ở xã Tân Tiến, 32 hộ nghèo ở xã Long Hưng, 27 hộ nghèo ở xã Liên Nghĩa).

Bảng 3.5. Số lƣợng mẫu điều tra

Số lƣợng hộ nghèo (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ số hộ điều tra/ tổng số hộ nghèo (%) Tân Tiến 288 29 10 Long Hưng 317 32 10 Liên Nghĩa 338 27 8 Tổng cộng 993 88 8.9

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nội dung điều tra phỏng vấn các hộ nghèo bao gồm:

- Đặc điểm các hộ điều tra bao gồm: điều kiện và quy trình cho vay - Nhu cầu vay vốn của hộ, mức tiền được vay vốn, lãi suất vay vốn của hộ. - Đánh giá của hộ về thời hạn vay,....

chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành ( Ban giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang và một số huyện lân cận) để nghiên cứu đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyên Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

3.3.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, Từ đó tính các chỉ tiêu bình quân như tốc độ phát triển, số tiền cho vay, số hộ nghèo, tỷ lệ hộ được vay, tỷ lệ hộ vay sai mục đích,…Từ đó ta có các số liệu phục vụ cho việc đánh giá, phân tích nhằm làm rõ đề tài nghiên cứu.

3.3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các số trung bình, số hộ được vay vốn, số hộ thoát nghèo, …Từ đó chọn lọc thông tin để diễn tả tổng thể.

3.3.2.3 Phương pháp so sánh

Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán từ đó so sánh qua các năm, so sánh với mục tiêu chương trình như số hộ thoát nghèo qua các năm, số dự nợ qua các năm, nợ khó đòi qua các năm, tỷ lệ hộ được vay vốn giữa các xã,...

3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích

Trong đề tài chúng tôi đã sử dụng ngững chỉ tiêu chủ yếu sau đây để phân tích và đánh giá kết quả, chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH:

- Nguồn vốn cho hộ nghèo vay: là tổng số tiền ngân hàng huy động được từ các nguồn dùng để cho vay đối với hộ nghèo

- Dư nợ cuối năm: là tổng số tiền ngân hàng đã cho vay mà các hộ nghèo đã vay chưa đến thời hạn trả nợ.

- Số hộ dư nợ cuối: là số hộ đã vay vốn chưa đến hạn trả nợ

- Dư nợ bình quân hộ: là số tiền mà hộ nghèo đã vay chưa đến hạn trả tính trên tổng số hộ dự nợ

- Doanh số cho vay: tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với hộ nghèo trong thời gian nhất định, thường là 2 năm

- Mức vốn cho một lượt hộ vay: phản ánh số tiền mà mỗi hộ được vay trong một đợt vay là bao nhiều

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay so với số hộ nghèo: là tỷ lệ % số hộ được vay vốn so với tổng số hộ nghèo

- Tỷ lệ hộ được vay theo đăng ký vay: là tỷ lệ % số hộ được vay vốn so với hộ đăng ký vay vốn, phản ánh việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Tỷ lệ này càng cao thì sự đáp ứng nhu cầu vay vốn càng cào và ngược lại.

- Tỷ lệ đáp ứng mức vốn vay là tỷ lệ % giữa mức vốn vay của hộ nghèo được duyệt so với mức vốn vay hộ nghèo đề nghị, phản ánh việc đáp ứng về nhu cầu vay của hộ đối với ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì số vốn được vay của hộ cao, tạo điều kiện đầu tư sản xuất hơn, khả năng thu nhấp sẽ cao hơn.

- Số thu hồi nợ theo thời hạn: là tổng số tiền các hộ vay đã hết thời hạn vay cần thu hồi, phản ánh số tiền đã cho vay đến thời hạn phải thu về.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VÃN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1 Mục đích và điều kiện cho vay

a, Mục đích cho vay

Ngân hàng CSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 49)