Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 39)

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Văn Giang qua 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL % SL % SL % 2013/2012 2014/2013 BQ

A. Tổng DT đất tự nhiên Ha 7.181,00 100,00 7.181,00 100,00 7.181,00 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Diện tích đất nông nghiệp Ha 4.427,50 61,66 4.395,40 61,21 4.355,16 60,65 99,27 99,08 99,18

1, Đất sản xuất nông nghiệp Ha 3.910,30 54,45 3.901,50 54,33 3.875,30 53,97 99,77 99,33 99,55

1.1. Đất trồng cây hàng năm Ha 2.909,20 40,51 2.682,50 37,36 2.693,20 37,50 92,21 100,40 96,22

a. Đất trồng lúa Ha 1.659,80 23,11 1.578,90 21,99 1.568,10 21,84 95,13 99,32 97,20 b. Đất trồng cây hàng năm Ha 1.249,40 17,40 1.103,60 15,37 1.125,10 15,67 88,33 101,95 94,90

1.2. Đất trồng cây lâu năm Ha 1.229,30 17,12 1.219,00 16,98 1.182,10 16,46 99,16 96,97 98,06

2. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 450,80 6,28 442,50 6,16 432,50 6,02 98,16 97,74 97,95

3. Đất nông nghiệp khác Ha 66,40 0,92 51,40 0,72 47,36 0,66 77,41 92,14 84,45

II. Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 2.753,50 38,34 2.785,40 38,79 2.825,84 39,35 101,16 101,45 101,31

1. Đất ở Ha 801,20 11,16 814,60 11,34 893,84 12,45 101,67 109,73 105,62 2. Đất chuyên dù ng Ha 1.615,10 22,49 1.618,40 22,54 1.625,36 22,63 100,20 100,43 100,32 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng Ha 21,50 0,30 23,60 0,33 25,53 0,3 6 109,77 108,18 108,97

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL % SL % SL % 2013/2012 2014/2013 BQ

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ha 49,90 0,69 66,30 0,92 65,00 0,91 132,87 98,04 114,13 5. Đất sông, mặt nước chuyên dùng Ha 265,80 3,70 262,50 3,66 216,11 3,01 98,76 82,33 90,17

B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQDT đất nông nghiệp/khẩu m2 47,07 43,69 42,07 2. BQDT đất nông nghiệp/hộ m2 290,93 282,12 275,50

Huyện Văn Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 71,81 km2 (Bảng 3.1). Tính đến năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 4.355,16 ha (60,65%), đất phi nông nghiệp 2.825,84 ha (39,35%). Trong đó, đất nông nghiệp được phân ra làm 3 loại căn cứ vào mục đích sử dụng: diện tích sản xuất nông nghiệp là 3.875,3 ha (53,97%); diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 432,50 ha (6,02%); diện tích đất nông nghiệp khác 47,36 ha (0,66%). Diện tích đất phi nông nghiệp được phân làm 5 loại: diện tích đất ở là 893,84 ha (12,45%); diện tích đất chuyên dùng 1.625,36 ha (22,63%); diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng 25,53 ha (0,36%); Đất nghĩa trang, nghĩa địa 65,00 ha (0,91%); diện tích đất sông, mặt nước chuyên dùng 216,11ha (3,01%).

3.1.2.2 Tình hình dân số lao động

Dân số của huyện Văn Giang tính đến năm 2014 là 106.954 người, trong đó thành thị là 10.377 người chiếm là 9,71%, nông thôn là 96.578 người chiếm 90,29% (Bảng 3.2). Tốc độ gia tăng dân số của huyện có xu hướng ngày càng tăng, bình quân là 2,67%. Tốc độ tăng này chịu sự tác động lớn của tốc độ tăng dân số cơ học, khi một lượng lớn lao động từ các địa phương khác có xu hướng đến Văn Giang tạo dựng và tìm kiếm việc làm

Trong những năm gần đây, tình hình lao động huyện Văn Giang có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản giảm đáng kể, cụ thể: nếu như năm 2012 tổng số lao động nhóm ngành này là 37.035 người (chiếm 37,04% trong cơ cấu lao động toàn huyện) thì sang năm 2013 con số này là 36,960 người (chiếm 34,56%). Như vậy bình quân mỗi năm chuyển dịch được 9,9% lao động từ nông nghiệp, thủy sản sang những ngành nghề khác. Sự giảm tương đối cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản kéo theo đó là tỷ lệ lao động khối ngành công nghiệp, xây dựng và khối ngành thương mại, dịch vụ tăng lên. Đối với ngành công nghiệp, xây dựng tỷ lệ lao động đã tăng từ 7,09% năm 2012 lên 7,39% năm 2014, như vậy bình quân mỗi năm lao động trong khối ngành này tăng lên khoảng 5,59%. Các con số tương ứng đối với khối

ngành thương mại, dịch vụ là 8,15% (năm 2011) lên 8,23% (năm 2012) và 8,90% (năm 2013) (Bảng 3.2)

Tổng số hộ của toàn huyện cũng tăng từ 27,114 hộ (năm 2012) lên 27,450 hộ (năm 2014), như vậy bình quân tăng khoảng 0,62%/năm. Tỷ lệ lao động bình quân/hộ có xu hướng ngày càng tăng từ 1,93 lao động lên 1,98 lao động. (Bảng 3.2).

Nói chung, tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp, thủy sản sang các ngành kinh tế khác ở Văn Giang trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ giảm mạnh mẽ của diện tích đất nông nghiệp thì có thể nói đây là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Khi diện tích đất nông nghiệp giảm sụt nhanh chóng, kéo theo đó là tỷ lệ lao động nông thôn mất đất sản xuất càng nhiều.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Giang trong 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL % SL % SL % 2013/2012 2014/2013 BQ

1. Tổng dân số Người 104.808 100 106.072 100 106.954 100

- Thành thị Người 9.870 9,41 9.596 9,14 10.377 9,71 97,22 108,12 102,67 - Nông thôn Người 95.938 90,59 96.276 90,86 96.578 90,29 100,35 100,31 100,33

2. Giới tính Người 104.808 100,00 106.072 100,00 106.954 100,00 101,20 100,83 101,01

- Nam Người 50.116 48,06 50.983 48,06 51.822 49,16 101,72 101,64 101,68 - Nữ Người 50.983 51,94 55.089 51,94 55.132 51,84 108,05 100,07 104,06

3. Lao động Người 52.278 52,28 53.705 53,39 54.383 50,85 102,73 101,26 101,99

- Nông nghiệp, thủy sản Người 37.035 37,04 38.103 37,88 36.960 34,56 102,88 97,00 99,90 - Công nghiệp, xây dựng Người 7.089 7,09 7.327 7,28 7.904 7,39 103,36 107,87 105,59 - TM - DV Người 8.154 8,15 8.275 8,23 9.519 8,90 101,48 115,03 108,05

4. Tổng số hộ Hộ 27.114 27,11 27.260 27,10 27.450 25,67 100,54 100,70 100,62

5. Một số chỉ tiêu bình quân

a. BQ khẩu/hộ Khẩu 3,69 0,00 3,75 0,00 3,90 0,00 101,63 103,90 102,76 b. BQLĐ/hộ LĐ 1,93 0,00 1,97 0,00 1,98 0,00 102,07 100,57 101,32 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Giang

Chất lượng lao đô ̣ng trong nông nghiê ̣p nông thôn còn thấp , tỷ lệ lao đô ̣ng qua đào ta ̣o là rất thấp . Qua đó có thể thấy lực lượng lao đô ̣ng trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiê ̣p nhiều hơn . Đây là tín hiê ̣u tốt cho tiến trình chuyển di ̣ch cơ cấu lao đô ̣ng nông nghiê ̣p , nông thôn nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp do lao động nông nghiê ̣p chủ yếu là lao đô ̣ng cao tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thu ật hạn chế nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học , kỹ thuâ ̣t và công nghê ̣ mới trong sản xuất nông nghiê ̣p gă ̣p khó khăn . Mặt khác khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao đô ̣ng phi nông nghiê ̣p; giữa lao động nông thôn và lao động thành thị có xu hướng gia tăng sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình di ̣ch chuyển lao đô ̣ng của huyê ̣n. Bên cạnh đó, cùng với sự mất đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng khá lớn đến việc làm giảm tỷ lệ thoát nghèo của các hộ có ít lao động, và lao động già yếu trên địa bàn huyện.

3.1.2.3 Tình hình kinh tế của huyện

Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế Văn Giang đã có được những kết quả đáng chú ý. Bảng 3.3 thể hiện chi tiết điều này. Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2012 - 2014 ( từ 3.817 tỷ năm 2012 đồng lên gần 5.400 tỷ đồng).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện trong giai đoạn 2012 - 2014 của Văn Giang cũng đạt được những kết quả rất tích cực. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm (từ 28 % năm 2012 xuống còn 27% năm 2014) thay vào đó là cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Tổng giá trị sản phẩm có tốc độ phát triển BQ là 12,45%/năm trong 3 năm 2012 - 2014. GDP/người và giá trị/ha canh tác đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Văn Giang 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

2013/2012 2014/2013 BQ

1. Thu ngân sách trên địa bàn Triệu đồng 71.800,00 90.352,00 208.384,00 125,84 230,64 170,36

2. Tổng giá trị sản xuất(Ptt) Tỷ đồng 3.817,00 4.643,60 5.376,00 121,66 115,77 118,68

- Nông nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 1.069,00 1.246,80 1.438,00 116,63 115,34 115,98

- Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 1.145,00 1.416,90 1.743,00 123,75 123,02 123,38

- Thương mại - Dịch vụ Tỷ đồng 1.603,00 1.979,90 2.195,00 123,51 110,86 117,02

3. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00

- Nông nghiệp, thủy sản % 28,00 26,00 27,00 - - -

- Công nghiệp - Xây dựng % 30,00 31,00 32,00 - - -

- Thương mại - Dịch vụ % 42,00 43,00 41,00 - - -

4. Tổng giá trị sản xuất (P2010) Tỷ đồng 1.461,40 3.936,00 4.435,00 269,33 112,68 174,21

- Nông nghiệp thủy sản Tỷ đồng 362,10 1.084,00 1.118,00 299,36 103,14 175,71

- Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 467,80 1.320,00 1.528,00 282,17 115,76 180,73

- Thương nghiệp, dịch vụ Tỷ đồng 631,50 1.532,00 1.789,00 242,60 116,78 168,31

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

2013/2012 2014/2013 BQ

- Công nghiệp - Xây dựng % 19,80 16,70 15,80 84,34 94,61 89,33

- Thương mại - Dịch vụ % 22,00 17,80 16,80 80,91 94,38 87,39

6.Tổng giá trị sản phẩm(Ptt) Tỷ đồng 2.306,00 2.805,00 2.916,00 121,64 103,96 112,45

7. GDP/ngƣời Triệu đồng 23,00 26,50 27,30 115,22 103,02 108,95

8. Giá trị/ha canh tác Triệu đồng 127,00 131,50 133,00 103,54 101,14 102,33

Tuy giá trị của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện là rất cao, nhưng giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ của huyện vẫn còn khá thấp chưa tương xứng tiềm năng và điều kiện như huyện Văn Giang. Do vậy, trong tương lại huyện cần có biện pháp kích thích thương mại dịch vụ của huyện phát triển nhằm phát triển kinh tế huyện phát triển hơn nữa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

3.2 ÐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG

3.2.1 Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang

NHCSXH huyện Văn Giang là đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên, được thành lập theo Quyết định số 387/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 08/2003. Với chức năng, nhiệm vụ được giao là chuyển tải vốn vay ưu đãi tới hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Sau khi thành lập, NHCSXH huyệnnhận bàn giao nguồn vốn và dư nợ của 2 chương trình tín dụng là Cho vay hộ nghèo (ủy thác qua Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn), Cho vay Giải quyết việc làm (do Kho bạc Nhà nước cho vay) với tổng dư nợ là 19070 triệu đồng. Đến nay NHCSXH huyện đã thực hiện cho vay 8 chương trình tín dụng do Chính phủ chỉ định. Nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng hàng năm.Sau 11 năm hoạt động, nguồn vốn tăng trưởng trung bình là 23,7%, dư nợ tăng trưởng trung bình là 23,5%.

Mục tiêu hoạt động: Ngân hàng CSXH huyện Văn Gianglà tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH huyện Văn Giang có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Văn Giang; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng

Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang là một loại hình Ngân hàng thực hiện những chức năng và nhiệm vụ như sau:

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.

 Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

NHCSXHVN có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước.

NHCSXHVN được thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ như:

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên được thể hiện qua sơ đồ 3.2

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có hệ thống màng lưới hoạt động trong toàn huyện theo địa giới hành chính. Hiện ngân hàng CSXH

huyện Văn Giang có 8 cán bộ làm nghiệp vụ và 1 cán bộ làm công tác bảo vệ, trong đó 8 cán bộ có trình độ đại học và một cán bộ co trình độ trung cấp. Điều hành hoạt động của nghệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các tổ chuyên môn nghiệp vụ tại ngân hàng CSXH huyện.

Tổ tiết kiệm và vay vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và các đối tượng chính sách cần vay vốn.

Sơ đồ 3.2 Bộ máy tổ chức nhân sự của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc: Giám đốc ngân hàng CSXH phụ trách chung công việc của toàn đơn vị, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện công việc của Phó giám đốc; quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các mặt công tác của ngân hàng CSXH

Giám đốc Phó Giám đốc Tổ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng Tổ kế toán ngân quỹ Kế toán Kế toán Thủ quỹ

huyện; ngoài những nhiệm vụ đã phân công cho phó giám đốc phụ trách… + Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Thực hiện giải quyết các công việc đột xuất khác do Giám đốc giao.

+ Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng:

- Tham mưu xây dựng kế hoạch tín dụng của đơn vị và chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của tổ tín dụng.

- Hướng dẫn các đơn vị nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

- Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)