Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 69)

Khi chúng ta đã làm tốt các bước trên thì hộ nghèo vay vốn Ngân hàng CSXH sẽ từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, tạo được việc làm cho người lao động là con em của hộ nghèo có việc làm ổn định,góp phần làm ra nhiều của cải cho gia đình và xã hội, tránh xa được các tệ nạn, đảm bảo trật tự và an toàn của xã hội. Từ thực tế cho thấy rất nhiều gương điển hình trước đây là hộ nghèo nhưng nhờ vào đồng vốn của

Ngân hàng CSXH đã biết sử dụng hiệu quả và nâng cao được thu nhập cho chính gia đình mình

Bảng 4.8. Thu nhập của hộ nghèo trƣớc và sau khi vay vốn

Năm

Thu nhập bình quân của hộ nghèo trƣớc khi vay vốn

(nghìn đồng)

Thu nhập bình quân của hộ nghèo sau khi vay vốn

(nghìn đồng)

% sau vay/ trƣớc vay

2013 3960 5160 130

2014 4320 5880 136

Nguồn: Số liệu sơ cấp (2014)

Với lãi suất cho vay ưu đãi, trong 5 năm ngần đã làm lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện số tiền lãi chênh lệch so với lãi suất các Ngân hàng thương mại trên địa bàn hơn 20.396 triệu đồng, tạo điều kiện cho hộ nghèo bớt khó khăn về kinh tế, có vốn tích luỹ để đầu tư tiếp vào các chu kỳ sản xuất sau. Từ đó nhiều hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng CSXH sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, đời sống của nhân dân được cải thiện

4.2.5 Tăng số hộ thoát nghèo tại địa phƣơng

Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện lập theo từng năm được thể hiện theo bảng 4.8

Từ bảng tổng hợp số hộ thoát nghèo tại các xã trên địa bàn huyện Văn Giang trong 02 năm 2013, 2014 ta thấy : Nhờ có hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện mà trong 02 năm qua đã giúp cho 988 hộ thoát nghèo trong đó xã Nghĩa Trụ có số hộ thoát nghèo nhiều nhất với 124 hộ. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Việc cho vay của ngân hàng kết hợp với các lớp tập huấn về công tác khuyến nông đã giúp cho hộ nghèo nâng cao

năng suất lao động, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương, giảm bớt gánh nặng xã hội.

Bảng 4.9. Số lƣợng hộ nghèo và số hộ thoát nghèo tại các xã

ĐVT: Hộ Năm 2013 Năm 2014 Tổng số hộ nghèo trong danh sách Tổng số hộ nghèo được vay vốn Số hộ thoát nghèo Tổng số hộ nghèo trong danh sách Tổng số hộ nghèo được vay vốn Số hộ thoát nghèo TT Văn Giang 250 240 33 217 206 26 Phụng Công 337 319 36 311 286 45 Xuân Quan 312 305 12 300 283 24 Liên Nghĩa 371 358 33 338 325 57 Long Hưng 367 348 50 317 306 71 Cửu Cao 346 322 54 292 272 69 Vĩnh Khúc 367 352 44 323 304 58 Nghĩa Trụ 377 359 54 323 295 70 Thắng Lợi 356 325 45 311 280 66 Mễ Sở 359 332 38 317 284 55 Tân Tiến 300 288 12 288 264 36 Tổng 3.842 3.548 411 3.337 3.105 577

Nguồn : Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang và Phòng LĐTBXH huyện Văn Giang

4.2.6 Thu hồi vốn cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng

Khi hộ nghèo đã biết làm kinh tế và vươn lên thoát nghèo, họ sẽ rất trân trọng đồng vốn của ngân hàng CSXH. Bên cạnh đó sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với các tổ TK&VV sẽ giúp cho việc thu lãi hàng tháng và thu nợ gốc đến hạn được thực hiện dễ dàng hơn.

không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lêch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; các khoản chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng cho tổ trưởng tổ TK&VV. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).

Tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang

- Hiện nay Ngân hàng CSXH uỷ tháng cho từng phần cho các tổ chức hội 6/10 công đạo của chươn trình cho vay hộ nghèo, qua đó các tổ chức Hội, đoàn thể có trách nhiệm bình xét cho hộ nghèo vay vốn và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn doanh số cho vay, thu nợ được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.10. Doanh số cho vay thu nợ chƣơng trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH huyện Văn Giang

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho vay 9.672 12.723 15.951 15.994 34.236 Doanh số thu nợ 7.272 9.424 12.041 15.993 23.229

Dư nợ 37.896 41.196 45.072 45.073 56.073 Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang

Doanh số cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã tăng rất nhanh qua từ năm. Doanh số cho vay hàng năm đã tăng từ 9,6 tỷ đồng năm 2010 lên trên 34 tỷ đồng vào năm 2014. Điều đó đã phản ánh ngân hàng CSXH huyện Văn Giang ngày càng chú trọng đến vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng khi mà các chính sách của Đảng nhà nước đang hướng mạnh vào phát triển kinh tế nông thôn, tổng dư nợ mỗi hộ nghèo được

vay vốn còn thấp nhưng khả năng an toàn vốn cao. Xu hướng tăng doanh số cho vay qua các năm cũng đã phản ánh được tinh thần, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành và trách nhiệm của toàn xã hội đối với người nghèo. Ở mọi cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện hàng năm đều rất quan tâm giành những khoản ngân sách thích đáng ủy thác đầu tư qua NHCSXH cho người dân thuộc đối tượng chính sách vay.

- Qua nghiên cứu chúng ta thấy kết quả thu hồi nợ, thu lãiđến hạn của chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyệnVăn Giang hàng năm đạt rất cao điều đó thể hiện việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo có hiệu quả thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11. Tỷ lệ thu nợ, thu lãi đúng hạn

Đơn vị tính: %

Năm Tỷ lệ thu nợ Tỷ lệ thu lãi

2010 99.6 99.9 2011 99.7 99.9 2012 99.8 100 2013 99.9 100 2014 100 100 Tổng 99,8 100

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng kết quả thu nợ, thu lãi đến hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang luôn đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng luôn được làm tốt và khắc phục được những hạn chế, rủi ro, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.12. Tình hình dƣ nợ quá hạn chƣơng trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang

Năm

Dƣ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo

(triệu đồng) Tổng dƣ nợ hộ nghèo (triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo (%) 2010 51 37.869 0,135 2011 52 41.169 0,126 2012 40 45.072 0,089 2013 42 45.073 0,093 2014 13 56.073 0,023

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang

Hiện nay tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng nhìn vào bảng trên ta thấy mặ dù dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên hàng năm đều tăng lên nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ công tác tín dụng tại ngân hàng luôn phát huy hiệu quả, ý thức của hộ nghèo vay vốn ngày càng được nâng lên, công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hôi và các tổ TK&VV ngày càng chặt chẽ. Chính những vấn đề này đã góp phần làm giảm tỷ kệ nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang.

Dự nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong giai đoạn từ 2010 - 2014 luôn ở mức rất thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 0,135% năm 2010 xuống còn 0,023% vào năm 2014. Như vậy, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt . Điều này có được một phần là từ việc thoát nghèo bền vững của các hộ, một phần xuất phát từ thực tế ngân hàng đang cho hộ nghèo vay các khoản vay an toàn, các khoản vay nhỏ nên việc thu hồi nợ của ngân hàng thường dễ dàng.

Việc sử dụng vốn sai mục đích cũng phản ánh phần nào quá trình kiểm soát lỏng lẻo của cán bộ ngân hàng. Phản ánh việc kiểm tra, giám sát, quản lý sau khi cho hộ vay vốn còn quan liêu, lỏng lẻo ít quan tâm đến hộ

để hộ sai mục đích của cán bộ ngân hàng. Điều này trong thời gian tới cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các khoản vay của hộ, đặc biệt là các khoản vay lớn, phải đảm bảo làm sao để hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ.

Bảng 4.13. Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Nợ quá hạn

Nguyên Nhân nợ quá hạn Do rủi ro bất khả kháng Do ngƣời vay trốn chết, mất tích mà hộ không có khả năng trả nợ Do sản xuất kinh doanh thua lỗ Sử dụng vốn vay sai mục đích, không có vật tƣ đảm bảo Do ngƣời vay chây Nguyên nhân khác 1 2 3 4 5 6 7 13 2010 51 33 4 - 8 - 6 2011 52 29 10 - 7 - 6 2012 40 20 10 - - - 10 2013 42 23 9 - - 10 - 2014 13 6 5 2 - - -

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang

Đến thời điểm năm 2014, Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang vẫn còn 03 hộ nợ quá hạn với số tiền là 13 triệu đồng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người vay gặp nguyên nhân khách quan đó là chăn nuôi gặp dịch bệnh số tiền là 6 triệu đồng( 01 hộ), 01 hộ vay mắc bệnh hiểm nghèo và chết, hiện đang dư nợ 5 triệu đồng và 01 hộ vay sản xuất kinh doanh thua lỗ với số tiền là 2 triệu đồng. Chúng ta thấy rằng nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn chủ yếu là nguyên nhân khách quan, còn tại đơn vị không có nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn.

Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên rõ ràng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo và các đối tượng chính sác khác, mục tiêu là nhằm

xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và anh sinh xã hội. Chính vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp...

4.3 CÁC YỂU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

4.3.1 Yếu tố từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang

Bên cạnh những kết quả trong chương trình cho vay đối với hộ nghèo mà Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã đạt được trong những năm qua thì chương trình cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang cũng còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế cần tiếp tục được khắc phục, đó là:

a, Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự cân đối chi phí theo chỉ tiêu đơn giá và khoán tài chính được giao đồng thời phải thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCS trong thời gian qua, xét về bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn tín dụng theo ưu đãi nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Do vậy tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của NHCSXH còn hạn chế.

Theo phương thức tạo vốn trong thời gian qua, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh chủ yếu do Trung ương phân bổ và chuyển về; tại Trung ương vốn huy động chính thông qua huy động và vay theo lãi suất thị trường (43% tổng nguồn vốn), vay NHNN, Kho bạc Nhà nước, vay nước ngoài (30% tổng nguồn vốn). Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào mức cấp bù chênh lệch lãi xuất từ Ngân sách Nhà nước hàng năm. Tại các Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, nguồn vốn huy động được không được tự sử dụng để tăng trưởng nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng mà phải

phụ thuộc vào kế hoạch tăng trưởng do Chính phủ giao theo từng chương trình tín dụng và sự điều hành kế hoạch chung trong toàn hệ thống nên Chi nhánh NHCSXH tỉnh chưa có sự chủ động trong điều hành và cơ cấu kỳ hạn cũng như lãi suất huy động vốn trên thị trường. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong quản lý và điều hành vốn tín dụng cho vay hộ nghèo, hạn chế việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, tăng trưởng dư nợ cho vay.

b. Xác định đối tượng hộ nghèo của ngân hàng

Nguyên tắc đặt ra là NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn theo chuẩn mực phân loại hộ đói nghèo do bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ, song phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất.

Nhưng trong thực tế việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng việc lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện (tổ TK&VV phối hợp với trưởng thôn tổ chức bình xét) được Ban XĐGN xã xác nhận nên phụ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng địa phương bởi vậy mang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo giữa các địa phương. Phần lớn các địa phương khi rà soát, phân loại, đánh giá và lập danh sách hộ nghèo hàng năm đều chưa phân ra danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn mà chỉ lập danh sách hộ nghèo chung, trong đó nhiều hộ nghèo không có đủ điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất; hộ nghèo già cả neo đơn, tàn tật thuộc diện cứu trợ xã hội; hộ nghèo do mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp hoặc cá biệt có những hộ không phải là hộ nghèo. Chính việc rà soát, lập danh sách hộ nghèo như vậy là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho tổ TK&VV trong việc bình xét cho vay, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tính hiệu quả của chương trình.

Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân như thiên tai bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn có những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm

ra không tiêu thụ được...ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Bản thân các hộ nghèo là đối tượng dễ bị “tổn thương” nhất khi có các biến cố tác động ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh nói riêng hay cả nền kinh tế nói chung bởi: hộ nghèo với đặc điểm là tư liệu sản xuất ít, tài sản nhỏ bé, quy mô sản xuất nhỏ lẻ có khi chỉ là 1 vài sào ruộng, con bò hay vài ba con lợn... nên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi gây mất mùa; thiên tai dịch bệnh sảy đến làm thiệt hại đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 69)