Khi hộ nghèo đã biết làm kinh tế và vươn lên thoát nghèo, họ sẽ rất trân trọng đồng vốn của ngân hàng CSXH. Bên cạnh đó sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với các tổ TK&VV sẽ giúp cho việc thu lãi hàng tháng và thu nợ gốc đến hạn được thực hiện dễ dàng hơn.
không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lêch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; các khoản chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng cho tổ trưởng tổ TK&VV. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).
Tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang
- Hiện nay Ngân hàng CSXH uỷ tháng cho từng phần cho các tổ chức hội 6/10 công đạo của chươn trình cho vay hộ nghèo, qua đó các tổ chức Hội, đoàn thể có trách nhiệm bình xét cho hộ nghèo vay vốn và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn doanh số cho vay, thu nợ được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.10. Doanh số cho vay thu nợ chƣơng trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH huyện Văn Giang
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số cho vay 9.672 12.723 15.951 15.994 34.236 Doanh số thu nợ 7.272 9.424 12.041 15.993 23.229
Dư nợ 37.896 41.196 45.072 45.073 56.073 Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang
Doanh số cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã tăng rất nhanh qua từ năm. Doanh số cho vay hàng năm đã tăng từ 9,6 tỷ đồng năm 2010 lên trên 34 tỷ đồng vào năm 2014. Điều đó đã phản ánh ngân hàng CSXH huyện Văn Giang ngày càng chú trọng đến vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng khi mà các chính sách của Đảng nhà nước đang hướng mạnh vào phát triển kinh tế nông thôn, tổng dư nợ mỗi hộ nghèo được
vay vốn còn thấp nhưng khả năng an toàn vốn cao. Xu hướng tăng doanh số cho vay qua các năm cũng đã phản ánh được tinh thần, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành và trách nhiệm của toàn xã hội đối với người nghèo. Ở mọi cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện hàng năm đều rất quan tâm giành những khoản ngân sách thích đáng ủy thác đầu tư qua NHCSXH cho người dân thuộc đối tượng chính sách vay.
- Qua nghiên cứu chúng ta thấy kết quả thu hồi nợ, thu lãiđến hạn của chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyệnVăn Giang hàng năm đạt rất cao điều đó thể hiện việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo có hiệu quả thể hiện qua bảng 4.11
Bảng 4.11. Tỷ lệ thu nợ, thu lãi đúng hạn
Đơn vị tính: %
Năm Tỷ lệ thu nợ Tỷ lệ thu lãi
2010 99.6 99.9 2011 99.7 99.9 2012 99.8 100 2013 99.9 100 2014 100 100 Tổng 99,8 100
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Văn Giang
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng kết quả thu nợ, thu lãi đến hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang luôn đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng luôn được làm tốt và khắc phục được những hạn chế, rủi ro, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 4.12. Tình hình dƣ nợ quá hạn chƣơng trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang
Năm
Dƣ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
(triệu đồng) Tổng dƣ nợ hộ nghèo (triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo (%) 2010 51 37.869 0,135 2011 52 41.169 0,126 2012 40 45.072 0,089 2013 42 45.073 0,093 2014 13 56.073 0,023
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang
Hiện nay tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng nhìn vào bảng trên ta thấy mặ dù dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên hàng năm đều tăng lên nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ công tác tín dụng tại ngân hàng luôn phát huy hiệu quả, ý thức của hộ nghèo vay vốn ngày càng được nâng lên, công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hôi và các tổ TK&VV ngày càng chặt chẽ. Chính những vấn đề này đã góp phần làm giảm tỷ kệ nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang.
Dự nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong giai đoạn từ 2010 - 2014 luôn ở mức rất thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 0,135% năm 2010 xuống còn 0,023% vào năm 2014. Như vậy, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt . Điều này có được một phần là từ việc thoát nghèo bền vững của các hộ, một phần xuất phát từ thực tế ngân hàng đang cho hộ nghèo vay các khoản vay an toàn, các khoản vay nhỏ nên việc thu hồi nợ của ngân hàng thường dễ dàng.
Việc sử dụng vốn sai mục đích cũng phản ánh phần nào quá trình kiểm soát lỏng lẻo của cán bộ ngân hàng. Phản ánh việc kiểm tra, giám sát, quản lý sau khi cho hộ vay vốn còn quan liêu, lỏng lẻo ít quan tâm đến hộ
để hộ sai mục đích của cán bộ ngân hàng. Điều này trong thời gian tới cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các khoản vay của hộ, đặc biệt là các khoản vay lớn, phải đảm bảo làm sao để hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ.
Bảng 4.13. Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Nợ quá hạn
Nguyên Nhân nợ quá hạn Do rủi ro bất khả kháng Do ngƣời vay trốn chết, mất tích mà hộ không có khả năng trả nợ Do sản xuất kinh doanh thua lỗ Sử dụng vốn vay sai mục đích, không có vật tƣ đảm bảo Do ngƣời vay chây ỳ Nguyên nhân khác 1 2 3 4 5 6 7 13 2010 51 33 4 - 8 - 6 2011 52 29 10 - 7 - 6 2012 40 20 10 - - - 10 2013 42 23 9 - - 10 - 2014 13 6 5 2 - - -
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang
Đến thời điểm năm 2014, Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang vẫn còn 03 hộ nợ quá hạn với số tiền là 13 triệu đồng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người vay gặp nguyên nhân khách quan đó là chăn nuôi gặp dịch bệnh số tiền là 6 triệu đồng( 01 hộ), 01 hộ vay mắc bệnh hiểm nghèo và chết, hiện đang dư nợ 5 triệu đồng và 01 hộ vay sản xuất kinh doanh thua lỗ với số tiền là 2 triệu đồng. Chúng ta thấy rằng nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn chủ yếu là nguyên nhân khách quan, còn tại đơn vị không có nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn.
Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên rõ ràng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo và các đối tượng chính sác khác, mục tiêu là nhằm
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và anh sinh xã hội. Chính vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp...