Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31)

2.2. 1 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay xóa đói giảm nghèo ở một số nƣớc trên thế giới

2.2.1.1 Bangladesh

Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000 km2, dân số khoảng 120 triệu người, thuộc nước nghèo nhất thế giới; trong đó, 80% dân số sinh sống ở nông thôn. GDP bình quân đầu người dưới 200 USD, nhưng bình quân GDP của nông dân chỉ hơn 100USD/năm. Dân trí thấp, nhiều người mù chữ. Bangladesh là nước đồng bằng, thiên tai thường xuyên xảy ra. Do đó, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn.

Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm

tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng. Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Nông dân nghèo muốn được vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một Tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết, dũng cảm và chăm chỉ, cũng như “16 quyết định”, bao gồm:

Duy trì mô hình gia đình nhỏ, tất cả trẻ em đều được đến trường, thực hiện tiến bộ gia đình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại chi nhánh Ngân hàng Grameen.

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn; khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay; tổ trưởng tín dụng là người vay cuối cùng. Khi tổ trưởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy chế này được lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.

Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.

Hiện nay, Ngân hàng Grameen có hơn 5 triệu thành viên, hơn 94% thành viên là nữ; vốn điều lệ 150 triệu taka, tương đương 3,75 triệu USD; trong đó, Nhà nước góp cổ phần 18 triệu taka, số còn lại là giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TW Bangladesh, các NHTM, các tổ chức quốc tế là thành viên. Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính; hạch toán kinh tế chung của cả hệ thống và kinh doanh phải có lãi, Nhà nước không bù lỗ.

Về mặt pháp lý: Nhà nước Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen. Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen TW. Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của thành viên. Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà (trong buổi họp các thành viên). Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nước.

Ủy ban quốc gia kiểm soát về tài chính - tín dụng, có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chế độ; kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàng Grameen và các chi nhánh của Ngân hàng này.

Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tương đương 3 triệu đồng.( Ngân hàng Việt Nam, 1995).

Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen

Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.

Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.

Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.

Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.

Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.

Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.( Ngân hàng Việt Nam, 1995).

2.2.1.2 Ấn Độ

Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10- 20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi (khoảng 20- 40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNo). Hiện nay NHNo của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ được

đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống. (NHNg Việt nam ,2001)

2.2.1.3. Thái Lan

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Kết quả là năm 1995 BAAC tiếp cận được 85% khách hàng là nông dân và có tổng nguồn vốn là 163.210 triệu Bath. Sở dĩ có được điều này là một phần do Chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại khác phải dành 20% số vốn huy động được để cho vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhưng thông thường các ngân hàng thường gửi BAAC.

2.2.1.4. Malaysia

Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn có cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tố chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp – nông thôn. BPM không phải gửi

tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trung ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước. (NHNg Việt nam , 2001),

2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng chƣơng trình cho vay hộ nghèo cho Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang

Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Thứ nhất, Về nguồn vốn dành cho XĐGN: Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo là của toàn Đảng toàn dân. Do đó cần có sự lỗ lực của tất cả mọi người, trước hết là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hàng năm cần dành một phần ngân sách và có những quy định cụ thể cho các địa phương phải trích một tỉ lệ nhất định từ nguồn vượt thu để để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng CSXH tăng nguồn lực cho chương trình XĐGN, mặt khác cần đa dạng hoá các nguồn lực trong cộng đồng, hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính, nguồn vốn viện trợ nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc...

Thứ hai, về thành lập Tổ TK&VV vay vốn: Nên bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ làm ăn tốt, có kinh nghiệp trong SXKD với các hộ cần sự gúp đỡ để họ có thể giúp nhau, quy mô Tổ tiết kiệm và vay vốn nên từ 40 - 50 thành viên ( hiện nay theo quy định mới tối đa 60 thành viên) cùng làng xóm, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên phải gửi tiền tiết kiệm định kỳ hàng tháng theo đúng quy ước hoạt động của tổ TK&VV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba,về hình thức giải ngân: Giải ngân nhanh chóng, kịp thời giải ngân nguồn vốn mới và vốn quay vòng không để tồn đọng vốn. Tiền vay được giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn) tại điểm giao dịch của ngân hàng CSXH được đạt tại các xã, thị trấn.

Thứ tư, Triển khai tổ chức thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo hiệu quả

Thứ năm, Phải tăng cường năng lực cho đội ngũ các bộ các tổ chức hội, đoàn thể và Ban quản lý các tổ TK&VV và không ngừng nâng cao

nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác và các tổ TK&VV tránh tình trạng vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác bị lu mờ.

Thứ sáu, Chuẩn hoá các tiêu chí xây dựng các đối tượng được thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước. |Trong đó xây dựng đối tượng tại địa phương cần có sự minh bạch, công bằng. Tổ chức điều tra, xác định và phân loại hộ nghèo để có biện pháp hỗ phù hợp.

Thứ bẩy, Hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ tại các xã,thị trấn.

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ÐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Văn Giang

Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, cách tỉnh lỵ Hưng Yên 40 km về phía Đông Nam, có vị trí địa lý và địa hình như sau:

* Vị trí địa lý

- Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.

- Phía Tây giáp sông Hồng và huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. - Phía Đông giáp huyện Văn Lâm, Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

- Phía Nam giáp huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên.

* Đặc điểm địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.

Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Văn Giang qua 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL % SL % SL % 2013/2012 2014/2013 BQ

A. Tổng DT đất tự nhiên Ha 7.181,00 100,00 7.181,00 100,00 7.181,00 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Diện tích đất nông nghiệp Ha 4.427,50 61,66 4.395,40 61,21 4.355,16 60,65 99,27 99,08 99,18

1, Đất sản xuất nông nghiệp Ha 3.910,30 54,45 3.901,50 54,33 3.875,30 53,97 99,77 99,33 99,55

1.1. Đất trồng cây hàng năm Ha 2.909,20 40,51 2.682,50 37,36 2.693,20 37,50 92,21 100,40 96,22

a. Đất trồng lúa Ha 1.659,80 23,11 1.578,90 21,99 1.568,10 21,84 95,13 99,32 97,20 b. Đất trồng cây hàng năm Ha 1.249,40 17,40 1.103,60 15,37 1.125,10 15,67 88,33 101,95 94,90

1.2. Đất trồng cây lâu năm Ha 1.229,30 17,12 1.219,00 16,98 1.182,10 16,46 99,16 96,97 98,06

2. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 450,80 6,28 442,50 6,16 432,50 6,02 98,16 97,74 97,95

3. Đất nông nghiệp khác Ha 66,40 0,92 51,40 0,72 47,36 0,66 77,41 92,14 84,45

II. Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 2.753,50 38,34 2.785,40 38,79 2.825,84 39,35 101,16 101,45 101,31

1. Đất ở Ha 801,20 11,16 814,60 11,34 893,84 12,45 101,67 109,73 105,62 2. Đất chuyên dù ng Ha 1.615,10 22,49 1.618,40 22,54 1.625,36 22,63 100,20 100,43 100,32 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng Ha 21,50 0,30 23,60 0,33 25,53 0,3 6 109,77 108,18 108,97

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL % SL % SL % 2013/2012 2014/2013 BQ

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ha 49,90 0,69 66,30 0,92 65,00 0,91 132,87 98,04 114,13 5. Đất sông, mặt nước chuyên dùng Ha 265,80 3,70 262,50 3,66 216,11 3,01 98,76 82,33 90,17

B. Một số chỉ tiêu bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31)