Nghiên cứu sự ức chế của một số hóa chất độc hại đến sự phát quang của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng vi khuẩn vibrio fischeri để tạo kit phát hiện nhanh độc tính cấp của nước sinh hoạt (Trang 62)

ĐẾN SỰ PHÁT QUANG CỦA VI KHUẨN Vibrio fischeri

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra danh sách giá trị EC50 cho các độc tính khác nhau trên Vibrio fischeri trong báo cáo của các tác giả (Dutka, 1981; Bitton, 1983; Codina, 1993; McCloskey, 1996; Mowat, 2002; Fulladosa, 2005). Các báo cáo cho thấy các giá trị EC50 và khoảng giới hạn phát hiện trong cùng một độc tính đã có sự khác biệt, do đó các kết quả này khó để so sánh với các nghiên cứu trước, đặc biệt là khi các thí nghiệm đã được thực hiện dưới các điều kiện thí nghiệm khác nhau (Fulladosa, 2005). Ở Việt Nam, đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng cụ thể của từng chất độc đối với vi khuẩn tươi Vibrio fischeri, vì vậy số liệu thứ cấp về mối quan hệ giữa nồng độ của một chất độc và các phản ứng sinh lý đối với riêng chủng Vibrio fischeri đã phân lập được là rất hạn chế, chưa được công bố trong báo cáo nào.

Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả ảnh hưởng của một số chất gây độc tính cấp thường gặp trong nước sinh hoạt (chủ yếu là kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật) tới khả năng phát quang của Vibrio fischeri để xây dựng mội quan hệ phản ứng khi vi khuẩn Vibrio fischeri tiếp xúc với As5+, Pb2+, Hg2+, DDT, Lindane, 2,4 D, làm cơ sở thăm dò độ nhạy của bộ KIT. Kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật khi pha loãng tạo dãy nồng độ, mẫu gốc được đem phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định nồng độ chất có trong mẫu tự tạo. Kết quả cho thấy nồng độ khi phân tích bằng máy có giá trị tương đương với nồng độ cần pha, thể hiện tại Phụ lục 1. Tại các thử nghiệm, vi khuẩn tươi được pha loãng sao cho cường độ phát quang đạt 105-106 RLU/mL - giá trị này được dựa theo cường độ phát quang đo được của một ống KIT khi sử dụng của hãng ModernWater (Hoa Kỳ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng vi khuẩn vibrio fischeri để tạo kit phát hiện nhanh độc tính cấp của nước sinh hoạt (Trang 62)