Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng vi khuẩn vibrio fischeri để tạo kit phát hiện nhanh độc tính cấp của nước sinh hoạt (Trang 68 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Nghiên cứu sự ức chế của một số hóa chất độc hại đến sự phát quang của

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất bảo vệ thực vật

4.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ DDT tới cường độ phát quang của Vibrio fischeri và ngưỡng độc tính

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sau khi hòa tan trong axeton được pha loãng bằng nước cất, sử dụng để xác định độc tính, theo dải nồng độ pha lỗng tại mục 3.5.2.3.1. Kết quả cho thấy:

Hình 4.2. Sự ảnh hưởng của DDT đến cường độ phát quang của

Vibrio fischeri

Từ đồ thị nhận thấy sự giảm không đồng đều mức phát xạ ánh sáng ở các khoảng thời gian thử nghiệm. Mức giảm ánh sáng ở 15 phút đầu nhanh hơn so với thời gian sau. Các giá trị EC10, EC50 và EC90 xác định được tại các khoảng thời gian tiếp xúc lần lượt là: ở thời gian 5 phút: 42 ± 1mg/l; 54 ± 1mg/l; >70mg/l, thời gian tiếp xúc 15 phút: 40 ± 1mg/l; 52 ± 1mg/l; >70mg/l, thời gian tiếp xúc 30 phút: <40 mg/l; 52 ± 1mg/l; >70mg/l, thời gian tiếp xúc 45 phút: <40 mg/l; 52 ± 1mg/l; 67±1mg/l.

4.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ Lindane (666) tới cường độ phát quang của Vibrio fischeri và ngưỡng độc tính

Hình 4.3. Sự ảnh hưởng của Lindane (666) đến cường độ phát quang của

Vibrio fischeri

Đồ thị cho thấy sự giảm không đồng đều mức phát xạ ánh sáng ở các khoảng thời gian thử nghiệm. Mức giảm ánh sáng tương đối đồng đều ở các khoảng nồng độ. Ở các khoảng thời gian có sự giảm ánh sáng nhẹ, biểu hiện ở khoảng các giữa các đường của 4 khoảng nồng độ nhỏ. Như vậy đối với lindane, ánh sáng phát ra phụ thuộc chính vào khoảng nồng độ hơn là thời gian tiếp xúc. Các giá trị EC10, EC50 và EC90 xác định được tại các khoảng thời gian tiếp xúc lần lượt là: ở thời gian 5 phút: 37 ± 1mg/l; 44 ± 1mg/l; >55mg/l, thời gian tiếp xúc 15 phút: 36 ± 1mg/l; 43 ± 1mg/l; >55mg/l, thời gian tiếp xúc 30 phút: <35 mg/l; 42 ± 1mg/l; 55 ± 1mg/l, thời gian tiếp xúc 45 phút: <35 mg/l; 41 ± 1mg/l; 54±1mg/l.

Khác với DDT, Lindane có khoảng phát hiện hẹp (35-55mg/L) và gây suy giảm ánh sáng nhanh chóng, do đó sự xác định EC10 khó có thể xác định một cách chính xác.

4.2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4D tới cường độ phát quang của Vibrio fischeri và ngưỡng độc tính

Tương tự các chất độc được thử nghiệm, 2,4 D được thử nghiệm với một dãy pha loãng từ 15-45 mg/l. Mức độ ảnh hưởng của các nồng độ và thời gian tiếp xúc được thể hiện trên đồ thị 4.12:

Hình 4.4. Sự ảnh hưởng của 2,4 D đến cường độ phát quang của

Vibrio fischeri

Từ đồ thị nhận thấy: Khác với DDT và Lindane, cả nồng độ và thời gian tiếp xúc đều có ảnh hưởng đáng kể đến độ phát quang của vi khuẩn. Ánh sáng giảm mạnh ở khoảng nồng độ 25-30mg/l. Mức giảm ánh sáng ở 15 -30 phút có sự thay đỏi ít hơn so với các khoảng thời gian còn lại. Các giá trị EC10, EC50 và EC90 xác định được tại các khoảng thời gian tiếp xúc lần lượt là: ở thời gian 5 phút: 15 ± 1mg/l; 31 ± 1mg/l; >45mg/l, thời gian tiếp xúc 15 phút: < 15 mg/l; 28 ± 1mg/l; 44 ± 1 mg/l, thời gian tiếp xúc 30 phút: <15 mg/l; 27 ± 1mg/l; 39 ± 1 mg/l, thời gian tiếp xúc 45 phút: <15 mg/l; 25 ± 1mg/l; 34±1mg/l.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng vi khuẩn vibrio fischeri để tạo kit phát hiện nhanh độc tính cấp của nước sinh hoạt (Trang 68 - 70)