trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
4.1.5.1. Tổ chức triển khai thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ngay sau khi Luật BHXH cho loại hình BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008; BHXH tỉnh Hoà Bình đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai tổ chức phổ biến, tuyên truyền về BHXH tự nguyện với nhiều hình thức phong phú đặc biệt tập trung vào các nhóm đối tượng có khả năng về tài chính trên địa bàn nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc.
Do đối tượng là những người dân chưa tham gia BHXH bắt buộc thường là những người lao động tự do, việc làm không ổn định hoặc đang trong thời gian tìm việc làm ở các doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức của nhà nước; hoặc làm việc trong các hộ gia đình làm nghề truyền thống. Những đối tượng này thường sinh sống và làm việc ở ngay trên địa bàn nơi cư trú. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh đã thực hiện phân cấp toàn bộ thu BHXH tự nguyện cho BHXH các huyện, thành phố thực hiện.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện BHXH tự nguyện của BHXH Việt Nam và trên cơ sơ kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao cho, BHXH tỉnh ra văn bản hướng dẫn BHXH các huyện, thành phố và giao kế hoạch thu để BHXH các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch thu BHXH tỉnh giao và văn bản hướng dẫn thực hiện BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam, BHXH huỵên triển khai phối hợp với các phòng, ban, ngành, các cơ quan đơn vị và nhất là UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức tuyên tuyền để mọi người dân biết chế độ, chính sách về BHXH tự nguyện. BHXH huyện tổ chức phân công cán bộ theo dõi thu BHXH tự nguyện định kỳ hàng quý xuống các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động, giải đáp chế độ, chính sách và những vướng mắc cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.
4.1.5.2. Hình thức tổ chức thu
BHXH huyện Kim Bôi tổ chức thu BHXH tự nguyện thông qua hai hình thức là:
- Thu qua đại lý: BHXH huyện Kim Bôi ký hợp đồng với tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm đại lý thu cho một số nhóm đối tượng. Các đại lý thu có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ đăng ký tham ra theo phương thức đóng mà đối tượng tự lựa chọn.
- Thu trực tiếp: Đối tượng tham gia trực tiếp đến trụ sở cơ quan BHXH đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục hồsơ, mức đóng, đối tượng lựa chọn mức đóng và phương thức đóng và nộp tiền tại BHXH huyện hoặc chuyển tiền qua tài khoản của BHXH huyện.
4.1.5.3. Phương pháp thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khi đối tượng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tiếp tại cơ quan BHXH huyện hoặc thông qua các đại lý thu được BHXH huyện hoặc đại lý hướng dẫn phương thức đóng theo 3 phương thức sau:
- Đóng theo tháng;
- Đóng theo quý: thời gian đóng tiền là: 15 ngày đầu quý;
- Đóng theo 6 tháng: thời gian đóng tiền là: 45 ngày của tháng đầu quý. Trường hợp đối tượng muốn thay đổi phương thức đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng. Các bước được thực hiện như sau:
+ Khi đối tượng đến đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn đối tượng kê khai nội dung cần thiết vào Tờ khai tham gia BHXH, hướng dẫn đối tượng về trách nhiệm, thời gian đóng, phương thức đóng.
+ Sau khi đối tượng lựa chọn mức phí tham gia BHXH tự nguyện, cán bộ một cửa chuyển hồsơ cho cán bộ thu để tính mức phí phải nộp.
+ Căn cứ mức phí phải nộp thủ quỹ thu tiền và viết biên lai thu tiền sau đó chuyển bộ phận thu 1 bản, 1 bản trả đối tượng và nhập tiền vào phần mềm quản lý thu.
+ Cán bộ thu kiểm tra thông tin trên tờ khai và đối chiếu số tiền đóng trình lãnh đạo ký sau đó chuyển 1 bản tờ khai tham gia BHXH tự nguyện cho bộ phận cấp sổ để in sổ, 1 bản tờ khai tham gia BHXH tự nguyện kèm theo sổ BHXH trảcho đối tượng.
+ Trường hợp thu qua đại lý thì đại lý hướng dẫn đối tượng lập tờ khai tham gia BHXH tự nguyện, thu tiền đóng BHXH theo quy định, sau đó lập danh sách người tham gia BHXH kèm theo Tờ khai tham gia BHXH và số tiền của từng người nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan BHXH.
Kết quả thu, chi về BHXH tự nguyện được thể hiện qua đồ thị cho thấy, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2017, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng vọt so với các năm trước đó. Nếu năm 2015 số người tham gia BHXH tự nguyện với con số là 850 người thì con sốnày trong năm 2017 đã lên tới 1825 người, đây là con sốđáng khích lệ đối với BHXH huyện Kim Bôi, tuy nhiên con số này vẫn chưa thật sựtương xứng với tiềm năng của huyện, đặc biệt là tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện, sốngười tham gia vẫn rất hạn chế.
Qua báo cáo của BHXH huyện Kim Bôi ta thấy số tiền thu bảo hiểm tự nguyện của huyện Kim Bôi tăng rất nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2017 là năm thành công số tiền thu BHXH tự nguyện lên tới 1.825 triệu đồng tăng hơn rất nhiều so với 960 triệu đồng năm 2016. Bên cạnh đó, chính sách BHXH tự nguyện quy định mức đóng căn cứvào lương cơ sở năm 2017 nên số thu BHXH tự nguyện toàn huyện cũng tăng nhanh. Kết hợp với các công tác vận động tuyên truyền nhận thức của người dân ngày càng được tăng lên, họ nhận thức được những lợi ích được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.
ĐVT: Triệu VNĐ
Biểu đồ 4.2 Kết quả thu bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm (2015-2017)
Nguồn: BHXH huyện Kim Bôi (2017)
4.1.5.4. Thực trạng thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Dựa vào kết quả thực hiện và kế hoạch thu BHXH tự nguyện đề ra trong 3 năm 2015 - 2017 của BHXH huyện Kim Bôi. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH tự nguyện huyện như sau:
Bảng 4.7. Kết quả việc thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện qua các năm
Diễn giải Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch (Trđ) 1.028 1.065 1.922
Thực hiện (Trđ) 850 960 1.825
Tỷ lệ (%) 82,67 90,11 94,93
Nguồn: BHXH huyện Kim Bôi (2017)
Kết quả thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi trong những năm qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, điều này góp phần thực hiện tốt kế hoạch thu hàng năm do BHXH huyện đề ra. Cụ thểnhư, năm 2015 đạt 82,67% so với kế hoạch được giao, đến năm 2016 là 90,11% và đặc biệt năm 2017 đạt tới 94,93% kế hoạch được giao.
Những kết quả trong công tác thu BHXH tự nguyện ở huyện Kim Bôi cho thấy việc thực hiện chủ trương thu BHXH tự nguyên trên địa bàn trong những năm qua đã và đang đạt được nhiều kết quả thuận lợi, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng qua các năm, nhưng vẫn thấp là do BHXH tự nguyện là một chính sách mới, lần đầu tiên người lao động khu vực phi chính thức được tham gia đóng BHXH nên sốngười tham gia còn ít. Trong khi BHXH huyện xây dựng kế hoạch để thực hiện chưa sát với tình hình thực tế, lực lượng cán bộ BHXH tự nguyện còn quá mỏng, chưa đủ độ nhiệt tình. Hơn nữa thu nhập người dân còn thấp nhiều người dân chưa đủ khả năng để tham gia bảo hiểm, một số có khả năng tham gia thì nhận thức về BHXH tự nguyện lại chưa cao. Do đó ảnh hưởng nhiều đến công tác thực hiện để hoàn thành kế hoạch thu BHXH tự nguyện.
4.1.5.5. Công tác chi Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tương ứng với sốthu hàng năm của BHXH tự nguyện thì gắn liền với đó là vấn đề chi trả. Có 2 hình thức chi trảtương ứng qua các năm gần đây đó là chi trả hàng tháng và chi trả 1 lần. Trong 2 hình thức chi trả này thì hình thức chi trả hàng tháng là cơ bản và chiếm tỷ phần lớn nhất so với hình thức chi trả 1 lần, mức tăng trưởng bình quân của hình thức chi trả hàng tháng trong 3 năm từ 2015 đến 2017 là 28.5%; đây là hình thức chi trả trọng điểm mà phía BHXH xác định trong các năm bên cạnh đó hình thức chi trả 1 lần vẫn được duy trì, tuy nhiên hình thức này chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ.
4.1.5.6. Thực trạng về kết quả tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
BHXH tự nguyện là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta, bắt đầu thực hiện kể từ ngày 01/01/2008 theo quy định của Luật BHXH năm 2006; trong đó, có các nội dung quy định về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng các chếđộ BHXH tự nguyện. Đến ngày ngày 20/11/2015 Quốc hội đã thông qua Luật BHXH số 58/2015/QH13 để thay thế Luật BHXH năm 2006 quy định về chính sách BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Theo Luật BHXH 2015, những vướng mắc liên quan đến BHXH tự nguyện đã được sửa đổi nhằm thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, tổng kết của BHXH Việt Nam cho thấy cho đến năm 2017, số người tham gia đóng BHXH tự nguyện đạt 203.560 người. Mặc dù số thu năm sau có tỷ lệ
cao hơn so với năm trước, nhưng số người tham gia đóng so với lực lượng lao động còn đạt tỷ lệ rất thấp (năm 2016 bằng 0,41%, năm 2017 bằng 0,36% lực lượng lao động).
Thực trạng BHXH tự nguyện cho nông dân của huyện Kim Bôi cũng không nằm ngoài khó khăn chung đó số người tham gia đóng BHXH tự nguyện đạt thấp là do nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện; thậm chí một bộ phận dân cư còn chưa biết có chính sách BHXH tự nguyện, mặt khác do thói quen và mức thu nhập thấp không ổn định nên nhiều người muốn tham gia cũng khó, do đó cần có sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH thường xuyên hơn.
Bảng 4.8 Tỷ lệ sốngười đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện so với đối tượng thuộc diện tham gia
Diễn giải Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số đối tượng thuộc diện tham gia
(Người) 50.770 50.920 51.250
Lao động nông nghiệp 43.420 43.410 43.290
Lao động phi nông nghiệp 7.350 7.510 7.960
Số người tham gia (Người) 620 890 1.226
Lao động nông nghiệp 295 370 485
Lao động phi nông nghiệp 325 520 741
Số người tham gia/số người thuộc
diện tham gia (%)
Lao động nông nghiệp 0,68 0,85 1,12
Lao động phi nông nghiệp 4,42 6,92 9,30 Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi (2017)
Qua bảng kết quả đóng BHXH tự nguyện ta thấy sốngười đang tham gia tăng rất nhanh qua các năm, đối với lao động nông nghiệp từ tỷ lệ0.68% tăng lên 1.12 % năm 2017, sốlao động phi nông nghiệp tăng nhanh qua các năm từ 4.42 % năm 2015 lên đến 9,30 năm 2017. Tuy tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyên tăng qua các năm nhưng xét về con số tuyệt đối thì kết quả này vẫn còn quá ít so với số lao động thuộc đối tượng tham gia. Điều đó cho ta thấy còn rất nhiều người dân chưa được tham gia BHXH tự nguyện đây là con sốđầy tiềm năng.
Đểđánh giá được tình hình phát triển bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi, đề tài tiến hành so sánh với các huyện khác đó là Cao Phong và Đà Bắc.
Bảng 4.9. Kết quảđóng bảo hiểm tự nguyện của các huyện
Diễn giải Kim Bôi Cao Phong Đà Bắc
Số đối tượng thuộc diện tham
gia (Người) 51.250 52.240 53.260
Lao động nông nghiệp 43.290 43.856 43.920
Lao động phi nông nghiệp 7.960 8.384 9.340
Số người tham gia (Người) 1.226 1.441 1.382
Lao động nông nghiệp 485 468 498
Lao động phi nông nghiệp 741 973 884
Số người tham gia/số người thuộc diện (%)
Lao động nông nghiệp 1,12 1,07 1,13
Lao động phi nông nghiệp 9,30 11,6 9,50 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình (2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy các đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm của các huyện đều chiếm khá cao và đều đều giống nhau, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nằm trong ngành nông nghiệp chiếm số lượng rất lớn. So với số lượng thuộc diện tham gia thì số người tham gia bảo hiểm tự nguyện chiếm tỷ lệ khá nhỏ, đối với huyện Kim Bôi là 1,12%, đối với huyện Cao Phong là 1,07%, huyện Đà Bắc là 1,13%. Tỷ lệ các người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện còn ít chứng tỏ nguồn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn nhiều. Vấn đề đó là phải đặt ra câu hỏi, làm thế nào đề người dân, đặc biệt là những người làm nông nghiêp, những người dân tham gia nhiều bảo hiểm tự nguyện hơn nữa.
Để trả lời câu hỏi tại sao người dân chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng ta những người làm bảo hiểm phải tìm ra nguyên nhân. Từđó đề tài tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến người dân chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên qua đồ thị sau:
ĐVT: %
Biểu đồ 4.3. Nguyên nhân chưa tham gia BHXH tự nguyện
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua số liệu điều tra về người lao động nông nghiệp với việc tại sao chưa hoặc không tham gia BHXH tự nguyện ta thấy 75% số người được hỏi trả lời nguyên nhân của việc chưa tham gia BHXH tự nguyện là do chưa hiểu gì về BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy việc tham gia BHXH tự nguyện của người dân phụ thuộc rất lớn vào thông tìn mà những người làm BHXH cung cấp xuống cho người dân. 54% trả lời không cần thiết phải tham gia, 65% là do thu nhập thấp, họ không sẵn sàng bỏ tiền để đóng bảo hiểm khi còn phải đang lo làm thế nào để có thu nhập trang trải cuộc sống, đặc biệt có tới 56% sốđược hỏi cho rằng chếđộkhông rõ ràng. Điều này cần phải có những biện phát tuyên truyền để giúp người dân hiểu một cách rõ ràng về quyền lợi của những người tham gia BHXH tự nguyên.
Có thể thấy rằng, giai đoạn từnăm 2008 đến năm 2017 mức đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của đa sốngười dân và trước năm 2018 chưa có sự hỗ trợ từngân sách nhà nước. Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn rất thấp (Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác), không thểthúc đẩy tăng nhanh đối tượng
tham gia, kể cả khi có hỗ trợ từNhà nước. Lý giải này cũng phù hợp khi có 20% số ý kiến cho rằng mức hỗ trợ thấp là nguyên nhân khiến họ chưa tham gia BHXH tự nguyện.
Ngoài những nguyên nhân trên, qua quá trình khảo sát, nghiên cứu nhận thấy cơ quan BHXH huyện Kim Bôi mới chỉ tập trung BHXH ở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn. Chưa có giải pháp tích cực trong triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, chưa coi trọng, chủ động tìm những biện pháp để khuyến khích người nông dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện, chưa điều tra được toàn diện đối tượng là nông dân tham gia BHXH tự nguyện nên chưa nắm được tình hình cụ thể tiềm