Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)

Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn các phương thức đóng góp khác nhau, tùy từng điều kiện, nhu cầu của người tham gia.

Có các hình thức, loại hình đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp sẽ thu hút được nhiều người tham gia, ngược lại loại hình đóng bảo hiểm không phù hợp sẽ gây nên nhiều hạn chế tiêu cực đối với nhiều đối tượng dù muốn tham gia.

2.1.4. Các yếu tốảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân nông dân

2.1.4.1. Nhóm yếu tố chính sách Nhà nước

Đó là các chính sách bảo đảm và phát triển an sinh xã hội như chính sách BHXH, BHYT, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, bảo trợ xã hội... Những chính sách này có vai trò vô cùng quan trọng không những góp phần ổn định đời sống của người dân, đảm bảo an toàn xã hội mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Nhóm yếu tố này là điều kiện liên quan trực tiếp đến việc bàn hành, thực hiện các chếđộ chính sách và sự quản lý của Nhà nước đối với loại hình BHXH tự nguyện. Nếu chính sách đềra có căn cứ pháp lý đảm bảo phù hợp với quyền lợi chính đáng và khả năng kinh tế của nông dân một cách nhất quán, lâu dài thì họ sẽ tự nguyện tham gia với tinh thần phấn khởi, hồ hởi và ngược lại, sẽ không hoặc có tham gia BHXH tự nguyện nhưng trong tâm tư vẫn hoài nghi, lo lắng và cầm chừng.

Ở đây, vai trò quản lý của Nhà nước về BHXH tự nguyện là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước "tạo ra" khung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. Đồng thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHXH tự nguyện ra đời và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân. Muốn vậy, các chế độ BHXH tự nguyện chẳng những cần được thể chế hoá thành luật BHXH mà còn cần được thể chế hoá trong các luật có liên quan với luật BHXH, như Luật Lao

động, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính..."Nhằm tạo thành khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ" để bảo vệ quyền lợi và điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc ban hành và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện đối với nông dân.

Chính sách BHXH tự nguyện phải luôn đảm bảo yêu cầu tự nguyện cho đối tượng tham gia cả về mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng và phương thức quản lý. Nghĩa là phải có cơ chế đa dạng, phong phú và phù hợp với nhiều loại đối tượng tiềm năng của loại hình này. Đồng thời phải dễ dàng chuyển đổi từ loại hình BHXH tự nguyện sang loại hình BHXH bắt buộc và ngược lại. Bên cạnh đó đảm bảo quyền bình đẳng và sự công bằng cho mọi người thuộc độ tuổi lao động khi tham gia loại hình BHXH tự nguyện trong việc đóng góp và hưởng thụ BHXH. Người tham gia phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện theo quy định; đóng góp cho chế độnào thì hưởng chế độấy; đóng nhiều thì hưởng nhiều, đóng ít thì hưởng ít. Do đó, chính sách cần quy định cụ thể đối với từng chế độ BHXH sẽ áp dụng cho loại hình BHXH tự nguyện và thống nhất một mức đóng với số đông người nông dân; mức hưởng BHXH phải luôn tương ứng với mức đóng và thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện (Phạm Trọng Huế, 2013).

2.1.4.2. Nhóm yếu tố dịch vụ của cơ quan bảo hiểm

- Hệ thống BHXH được tổ chức và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hệ thống này phải được sắp xếp một cách hợp lý và tinh gọn có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp ASXH của đất nước.

- Thủ tục tham gia và thanh toán bảo hiểm phải đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo pháp lý. Lấy người dân là mục tiêu và đối tượng phục vụ, tất cả đều hướng tới vì lợi ích của nhân dân.

- Làm tốt công tác Maketting về BHXH tự nguyện, không ngừng nâng cao thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh so với các hãng bảo hiểm thương mại khác.

- Một trong những điều kiện có tính chất quyết định để ban hành chính sách và thực hiện sự nghiệp BHXH tự nguyện là vấn đề tổ chức và cán bộ.

Cơ quan BHXH ở địa phương phải chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nội dung triển khai theo từng đề án cụ thể về thực hiện BHXH tự nguyện đối với người dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể ở từng

khu vực có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo theo phạm vi quản lý của mình và phối hợp với cơ quan BHXH ban hành những văn bản liên tịch đểhướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời làm tốt khâu giải thích những vướng mắc và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và yêu cầu tìm hiểu về chếđộ, chính sách BHXH tự nguyện.

Các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sựđi vào cuộc sống, trở thành niềm tin và thành những hành động cụ thể trong thực tiễn của mỗi cá nhân và của mọi người. Là một nhiệm vụcó ý nghĩa quan trọng, thể hiện hiệu quả thực tế của cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực đó. Chính sách BHXH tự nguyện có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nông dân khi gặp rủi ro, khi vềgià hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Bởi lẽ, cơ quan BHXH là nơi cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để họ tự nguyện tham gia. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tốảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHXH tự nguyện cho nông dân (Phạm Trọng Huế, 2013).

2.1.4.3. Nhóm yếu tố thông tin tuyên truyền

Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Công tác thông tin tuyên truyền là một nhiệm vụ và luôn được quan tâm tổ chức thực hiện. Hệ thống thông tin tuyên truyền BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho nông dân nói riêng được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH.

Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân nên trình độ nhận thức và mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin nên người nông dân luôn trong tình trạng thiếu thông tin trầm trọng. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông, đơn giản hoá các vấn đề, đểngười dân dễ hiểu.

Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chếđộ, chính sách của Nhà nước. Từđó đem lại niềm tin và sựquan tâm hơn của mọi người dân. Với vai trò

và sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, kết quả là số nông dân tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn. Điều đó cho thấy công tác thông tin tuyên truyền có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện cho người nông dân (Phạm Trọng Huế, 2013).

2.1.4.4. Nhóm yếu tố từ người nông dân

a. Thu nhập của người nông dân

Điều kiện kinh tếlà điều kiện tiên quyết và trực tiếp đểngười lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện được hay không. Bởi vì, nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXH tự nguyện. Lao động hoạt động trong các ngành sản xuất nông nghiệp; trong các ngành tiểu thủ công nghiệp; thương mại, buôn bán, dịch vụvà lao động khác muốn tham gia BHXH thì phải có khảnăng đóng BHXH lúc đó "nhu cầu tham gia BHXH" mới trở thành "cầu tham gia BHXH" chỉkhi đó BHXH tự nguyện mới có thể ra đời và phát triển được. Nghĩa là, người lao động phải có điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh để có thu nhập. Hơn nữa, thu nhập này không những phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, mà còn phải có phần dư ra để tích luỹ. Một phần tích luỹđược sử dụng đểđầu tư thêm cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phòng cho cuộc sống tương lai của bản thân và trang trải khi gặp rủi ro xã hội, khi bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập thông qua việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già.

Như vậy, điều kiện kinh tế cho việc ban hành và thực hiện loại hình BHXH tự nguyện chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng đặc biệt là người nông dân, sao cho hiệu quả và thiết thực. Người nông dân chỉ khi nào đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình trở lên có tích luỹ mới có thể có phần dư ra đểtham gia đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người nông dân còn rất thấp so với người dân thành thị. Hơn nữa, thu

nhập của người nông dân lại rất bấp bênh, có tính chất thời vụ, thu nhập có thể bằng tiền cũng có khi lại bằng hiện vật nên khó xác định. Với tốc độ phát triển của nền kinh tếnhư hiện nay, người nông dân không có điều kiện để tích luỹ, dự phòng khi gặp các trường hợp rủi ro không may xảy ra. Nếu như rủi ro ập đến đa số nông dân không có đủ khả năng để chống đỡ và duy trì ổn định cuộc sống. Trong những trường hợp như vậy phải cần đến một khoản kinh phí lớn, lúc này họ chỉ còn cách vay mượn những người thân quen thậm chí còn phải vay nặng lãi. Trong khi đó thu nhập không đủ để chi phí hàng ngày lại phải cõng thêm khoản vay lãi, cứnhư thế người nông dân không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sựnghèo đói.

b. Trình độ nhận thức của người nông dân

BHXH tự nguyện đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác bình ổn cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của chính sách BHXH tự nguyện đối với nông dân là hết sức cần thiết. Nông dân hiểu được vai trò, tác dụng của chính sách BHXH tự nguyện thì mới tham gia. Nhiều nông dân đặc biệt là chủ hộ do không hiểu rõ về chính sách BHXH tự nguyện nên họ cũng thường không quan tâm. Trình độ học vấn của nông dân tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về chính sách BHXH tự nguyện, khi người nông dân hiểu biết, nhận thức đúng về chính sách BHXH tự nguyện thì mới thấy được vai trò, tác dụng BHXH tự nguyện với bản thân và gia đình, hạn chế rủi ro, ổn định cuộc sống khi về già hoặc mất khả năng lao động. Sự nhận thức, hiểu biết chính sách BHXH tự nguyện của nông dân tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện của họ. Nên việc đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện thông qua các hình thức như: báo, đài, hội nghị, tờrơi... là yêu cầu cấp bách để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng nói chung và người nông dân nói riêng về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện trong xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển BHXH tự nguyện cho nông dân, từng bước đảm bảo công tác ASXH quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)