2.1.2.1. Vai trò của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
a. Bảo đảm an sinh xã hội
BHXH tự nguyện bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ hết tuổi lao động, không còn thu nhập sẽ được hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm được hưởng theo quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH (Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến, 1998).
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành trên cơ sở đóng góp của người tham gia BHXH tự nguyện. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ không còn thu nhập khi hết tuổi lao động. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc (giữa các thế hệ) và chiều ngang (giữa các đối tượng tham gia đóng và hưởng BHXH trong cùng thế hệ), tức là thực hiện phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc, v.v... Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội (Lê ThịThu Hương, 2007).
c. Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người nông dân hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập, khi vềgià được BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của người lao động và gia đình họ được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người nông dân luôn yên tâm, gắn bó với công việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người nông dân nâng cao năng suất lao động cá nhân và kết quả là làm tăng năng suất lao động xã hội..(BộLao động Thương binh và Xã hội, 2012).
d. Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần ổn định đời sống của người lao động
Người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Mục đích lớn nhất của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ. Người lao động sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc giảm thu nhập, điều này sẽ động viên người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng khi có rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, BHXH tự nguyện góp phần hạn chế và điều hòa các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo môi trường làm việc bình đẳng, ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, công tác đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước (Đỗ Văn Quân, 2008).
e. Bảo hiểm xã hội tự nguyện làm gắn bó lợi ích giữa người dân và Nhà nước
Thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo cho mọi người lao động, mọi tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, công bằng trong lao động sản xuất, góp phần cho nền kinh tế, chính trị và xã hội phát triển (ĐỗVăn Quân, 2008).
BHXH tự nguyện góp phần phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.
g. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có vai trò phân phối thu nhập trong xã hội
Phân phối trong BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho người có thu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập của người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống (Trần Quốc Toàn và Lê Trường Giang, 2001).
h. Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước
Để có nguồn lực vật chất đảm bảo hoặc thay thế thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi gặp rủi ro, các bên tham gia BHXH phải đóng góp tài chính vào một quỹ tiền tệ tập trung, đó là quỹ BHXH. Quỹđược sử dụng để chi trả các chếđộBHXH cho người lao động và gia đình họ, một phần để chi quản lý sự nghiệp BHXH. Việc sử dụng quỹ BHXH không thực hiện cùng một lúc mà
dàn trải theo thời gian, vì vậy trong khoảng thời gian người lao động tham gia BHXH chưa đến độ tuổi nghỉ hưu, quỹ BHXH có một khoản tiền tương đối nhàn rỗi. Quỹ BHXH sẽ tham gia vào thị trường tài chính và trở thành nguồn cung ứng vốn lớn, ổn định đem đầu tư trong các chương trình, dự án lớn phát triển kinh tế - xã hội (Lưu Thị Thu Thủy, 2009).
2.1.2.2. Bản chất của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
a. Bản chất kinh tế của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bản chất kinh tế của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng thể hiện ở chỗ những người tham gia cũng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập (khoản đóng góp này sau khi đó chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu và các nhu cầu cần thiết và không ảnh hưởng lớn đến đời sống và SXKD của cá nhân) để lập một quỹ dự trữ. Mục đích của việc hình thành quỹ này để trợ cấp cho những người tham gia BHXH tự nguyện khi gặp rủi ro dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập. Như vậy BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu vềBHXH như ốm đau, sinh đẻ, già yếu, chết... Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối giữa chính bản thân người lao động theo thời gian (giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ hưu). Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh với người ốm đau; giữa người trẻ và người già; giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Nhờ sự phân phối lại thu nhập mà đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảo trước những bất trắc và rủi ro xã hội (Phạm Trọng Huế, 2013).
Tóm lại, BHXH tự nguyện được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất khảnăng thu nhập từlao động.
b. Bản chất xã hội của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện được thể hiện ngay trong mục tiêu của nó. BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu của bất kỳ hệ thống BHXH nào cũng là mục tiêu xã hội. Điều này được thể hiện thông qua việc chi trả chế độ BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất khả lao động. Do có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHXH tự nguyện nên mặc dù chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho Quỹ BHXH tự nguyện, nhưng có thểđược bồi hoàn một khoản thu nhập đủ lớn để giúp họ trang trải rủi ro. Ở đây, Quỹ BHXH tự nguyện đó thực hiện nguyên tắc "lấy của số đông, bù cho số ít" và BHXH tự nguyện được hiểu như một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm, bị mất. Trên góc độ vĩ mô, BHXH tự nguyện góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giúp phần xóa đói giảm nghèo (Phạm Trọng Huế, 2013).
Tóm lại, hoạt động BHXH tự nguyện không vì mục tiêu lợi nhuận, mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều này giải thích tại sao BHXH được coi là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
2.1.2.3. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHXH tự nguyện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Theo quy định, các chếđộ BHXH tự nguyện gồm hưu trí, tử tuất. Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từngày 01 tháng 01 năm 2018 trởđi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụkhông hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủđiều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủđiều kiện về thời gian đóng đểhưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người tham gia khác. (Phạm Trọng Huế. 2013)