Nhóm các yếu từ người nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 94 - 99)

4.2.1.1. Nhận thức của người nông dân huyện Kim Bôi về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Qua điều tra thực tế ta thấy rất nhiều những người nông dân có quan điểm được đến đâu hay đến đó, họ không quan tâm đến tương lai nếu như về già, không còn sức lực đểlao động thì họ sẽ phải trông cậy vào đâu, số này chiểm tới 46% so với tổng số những người được hỏi.

ĐVT: %

Biểu đồ 4.4. Định hướng cuộc sống của nông dân huyện Kim Bôi

khi hết tuổi lao động

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Một phần đầu tư cho con cái và họ tin rằng con cái sau này sẽ giúp bố mẹ lúc tuổi già số này chiếm 20%, một phần gửi tiết kiệm để phòng thân số còn lại chỉ chiếm có 13% trong đó có những người sẽ tham gia bảo hiểm. Điều này chúng ta có thê khắng định nhận thức của người dân trên địa bàn

huyện Kim Bôi về vai trò cũng như lợi ích của BHXH tự nguyện là rất thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến việc có quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không.

4.2.1.2. Trình độ học vấn của người dân huyện Kim Bôi ảnh hưởng đến việc tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Để tìm hiểu về trình độ học vấn ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH chúng tôi đã tiến hành điều tra trình độ học vấn của 120 người và kết quả có được thể hiện ở bảng 4.12 dưới đây.

Bảng 4.12. Cơ cấu trình độ của người dân Chỉ tiêu

Đang tham gia Chưa tham gia

Số người (n=60) Tỷ lệ (%) Số người (n=60) Tỷ lệ (%) Tiểu học 6 10,0 18 30,0 Trung học cơ sở 13 21,7 23 38,3 Phổ thông trung học 35 58,3 17 28,3 Cao đẳng 4 6,70 2 3,30 Đại học 2 3,30 0 0,00 Tổng số 60 100 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Khi tiến hành điều tra 120 người dân trong đó có 60 người có tham gia BHXH tự nguyện thì ta thấy sự khác biệt rõ rệt giữa bên tham gia và bên không tham gia BHXH, điều này cho thấy trình độ của người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyên. Đối với những người tham gia BHXH tự nguyện Trình độ tiểu học chỉ có 6 người chiếm 10% trong khi đó đối với những hộ không tham gia con số này là 18 chiếm 30,0%, Đối với trung học cơ sở những người tham gia BHXH tự nguyện là 13 chiếm 21,7%, những người không tham gia là 23 chiếm 38,3%. Nhưng ngược lại đối với trình độ càng cao thì số những người tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn số không tham gia BHXH tự nguyện.

Điều đó cho thấy, khi người nông dân có học vấn cao hơn, thường nhận thức và hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện sẽ đầy đủ hơn, họ hiểu được vai trò, tác dụng BHXH tự nguyện đối với bản thân và gia đình, hạn chế rủi ro, ổn định cuộc sống khi về già hoặc mất khảnăng lao động. Chính vì thế, họ sẽ có khảnăng tham gia nhiều hơn.

4.2.1.3. Hiểu biết của nông dân huyện Kim Bôi về chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyên

Nhận thức của người nông dân về BHXH tự nguyện cũng được phản ánh thông qua việc tự đánh giá sự hiểu biết của bản thân về BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, hầu hết người nông dân tham gia trả lời phỏng vấn đều chỉ dừng lại ở mức độ biết về BHXH tự nguyện chứchưa thực sự hiểu rõ và hiểu sâu sách những nội dung, vai trò, ý ngữa và quyền lợi mà BHXH tự nguyện mang lại.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.5. Mức độ hiểu biết của nông dân về chính sách BHXH tự nguyện

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Khi hỏi người nông dân về mức độ hiểu biết chính sách BHXH tự nguyên, kết quả phân tích cho thấy, trong có tới 41% cho rằng chỉ biết về chính sách BHXH tự nguyện, có tới 24% chưa biết về BHXH tự nguyện, thậm chí có người chưa nghe nói về chính sách BHXH bao giờ. Chỉ rất ít người được hỏi trả lời rằng biết khá rõ về BHXH tự nguyện, với 15% số người tham gia trả lời câu hỏi trên. Đại bộ phận những người biết hoặc biết rất rõ về chính sách BHXH tập trung ở nhóm đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy có thể thấy, nhóm đối.

4.2.1.4. Thu nhập của người dân huyện Kim Bôi

Qua nghiên cứu, điều tra sô liệu thực tế trên địa bàn huyện ta thấy thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động nói chung và người dân nông thôn nói riêng có thể tham gia BHXH tự nguyện được hay không.

Nếu như thu nhập của người nông dân ở mức cao, thì cơ cấu chi tiêu thường ít bị thay đổi lớn, trong khi đối với những người lao động có mức thu nhập vừa phải hoặc thấp, thì họ sẽ cần cân nhắc nhiều hơn trước khi tham gia BHXH tự nguyện. Cho nên, nếu thu nhập mà thấp sẽ không đủ khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện.

Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập của người dân huyện Kim Bôi đối với các nhóm hộđiều tra

Mức thu nhập bình quân người/tháng

Đang tham gia Chưa tham gia

Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Dưới 1 triệu đồng 2 3,30 10 16,70 Từ 1 - 2 triệu đồng 6 10,00 21 35,00 Từ 2 - 3 triệu đồng 14 23,30 17 28,30 Từ 3 - 4 triệu đồng 26 43,30 6 10,00 Trên 4 triệu đồng 12 20,00 6 10,00 Tổng số 60 100,00 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Lao động hoạt động trong các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp; Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại, dịch vụvà lao động khác muốn tham gia BHXH tự nguyện thì phải có khả năng đóng BHXH lúc đó "nhu cầu tham gia BHXH" mới trở thành "cầu tham gia BHXH" chỉ khi đó chính sách BHXH tự nguyện mới có thể dễ ràng thực hiện đạt kết quả cao như mọng đợi được. Hiện nay dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người nông dân còn rất thấp so với người dân thành thị và người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác. Hơn nữa thu nhập của người nông dân lại không ổn định.

Để đánh giá được ảnh hưởng của thu nhập đến kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, nghiên cứu này tiến hành so sánh mức thu nhập bình quân hàng tháng giữa 2 đối tượng có tham gia BHXH tự nguyện và chưa tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết nhóm đối tượng là người nông dân đang tham gia BHXH tự nguyện đều có mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng (43,3%); trong khi nhóm người nông dân chưa

tham gia BHXH tự nguyên có tập trung ở mức 1 - 2 triệu đồng (35,0%). Chỉ có một sốít lao động đang tham gia BHXH tự nguyện có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng và cũng có rất ít lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện có mức thu nhập lớn hơn 3 triệu đồng/tháng.

Kết quả này có thể rút ra nhận định rằng, nếu thu nhập của người nông dân càng lớn, họ càng có khả năng tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tính bao phủ của BHXH tự nguyện sẽ lớn hơn nếu thu nhập của người lao động nông thôn ngày một cải thiện. Hay nói cách khác, kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi sẽđạt ở mức cao hơn nếu như thu nhập bình quân của người nông dân tăng lên.

Bảng 4.14 Đánh giá sựổn định về thu nhập của các nhóm hộđiều tra

Diễn giải

Đang tham gia Chưa tham gia

Số người (n=60) Tỷ lệ (%) Số người (n=60) Tỷ lệ (%) Ổn định 35 58,34 15 25,0 Không ổn định 25 41,66 45 75,0 Tổng số 60 100 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua nghiên cứu cho thấy sựổn định trong thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong 60 người được hỏi về sựổn định thì nhóm những người tham gia bảo hiểm tự nguyện có tới 35 người chiếm 58,34% tả lời là có thu nhập ổn định, còn lại 41,66% có thu nhập không ổn định.

Số chưa tham gia BHXH tự nguyện thì con số có thu nhập không ổn định lên tới 75%, số còn lại chỉ có 25%. Qua đó cho thấy muốn phát triển BHXH tự nguyện không chỉ tuyên truyền vận động học tham gia mà cần phải có những cách thức giải quyết, đặc biệt là tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

4.2.1.5. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người nông dân

Trong những đối tượng được khảo sát thì nhóm tuổi từ trung niên trở lên đến ngoài tuổi lao động có nhu cầu tham gia lớn hơn so với nhóm tuổi trẻ (Nhóm 36- 45 tuổi: 92,5% có nhu cầu; nhóm từ 45 tuổi trở lên: 50% có nhu

cầu và nhóm 15- 25 tuổi: 45,5% có nhu cầu). Ở đây, có thể hiểu là khi những người lao động bước vào độ tuổi cao hơn, họ nhận thức được rõ hơn vai trò của việc tham gia BHXH tự nguyện so với lớp trẻ. Điều này cũng đặt ra một suy nghĩ là với mức độ phát triển của dân số Hòa Bình nói chung và huyện Kim Bôi nói riêng trong những năm trước đây, hiện nay số người bước vào độ tuổi lao động và dần chuyển lên các độ tuổi cao hơn năm sau luôn nhiều hơn năm trước, cộng thêm với nhận thức của nông dân về các vấn đề bảo hiểm, an sinh xã hội được nâng lên, cho thấy nhu cầu về BHXH tự nguyện sau này có thể còn lớn hơn hiện tại rất nhiều.

Bảng 4.15. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người nông dân

trên địa bàn huyện Kim Bôi

Đối tượng Mong muốn tham gia BHXH tự nguyên (%)

Có Không Không biết

Phân theo tuổi

Nhóm 15 - 25 45,5 11,6 48,4

Nhóm 26 - 35 75 6,5 18,5

Nhóm 36 - 45 92,5 - 7,5

Nhóm trên 45 50 32,5 17,5

Phân theo giới

Nam 76.8 7,41 14,81

Nữ 23,2 8,7 21,74

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Số nam giới có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cao hơn so với nữ giới (tương ứng là 76,8% và 23,2%). Như vậy có thể khẳng định: Nhu cầu, mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ rất lớn (74,5%) và tương lai nhu cầu này sẽ còn tăng cao nữa. Đây là điều kiện góp phần thuận lợi cho việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)