NGUYỆN CHO NÔNG DÂN HUYỆN KIM BÔI , TỈNH HÒA BÌNH 4.3.1. Định hướng
Qua những năm đầu thực hiện BHXH dành cho nông dân đã khẳng định quan điểm chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước vềchăm lo cho người dân, theo quan điểm tất cả mọi người dân đềđược hưởng các chính sách của nhà nước khi hết độ tuổi lao động. Để những người nông dân có tiền lương khi về già, họ sống tựtin hơn, không phụ thuộc vào con cái.
Tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều vấn đềkhó khăn, hiện nay qua điều tra và tìm hiểu các số liệu báo cáo, huyện Kim Bôi cũng như các địa phương khác tình hình tham gia bảo hiểm còn nhiều hạn chế, số người tham gia BHXH tự nguyện còn ít.
Nguyên nhân do kinh tế của các người dân trên toàn huyện còn nhiều khó khăn, nhiều người không có tiền để tham gia, nhiều người chưa hiểu rõ quyền lợi mà họ được hưởng khi tham gia, nhiều người chưa sẵn sàng tham gia, công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện còn hạn chế nên nhiều người dân chưa biết đến dẫn đến việc tham gia BHXHTN còn ít.
Vì vậy trong thòi gian tới muốn phát triển BHXH tự nguyện cần có những định hướng đúng đắn phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế xã hội của huyện cũng như người nông dân huyện Kim Bôi như:
- Cần có kế hoạch cụ thể về tỷ lệtăng sốngười tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn toàn huyện để làm mục tiêu cụ thể cần đạt được.
- Cần phải tăng cường sâu rộng việc tuyên truyền đến người nông dân về chính sách, quyền lợi mà người nông dân được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.
- Có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển, cần phân loại các hội theo thu nhập, theo độ tuổi để có những giải pháp tuyên truyền phù hợp.
4.3.2. Giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Qua việc đánh giá tình hình phát triển BHXH tự nguyện huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là đưa ra được những yếu tổ ảnh hưởng đến tình hình phát triển BHXH của huyện, cơ quan bảo hiểm huyện cần đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tếnhư sau:
4.3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Kim Bôi về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Để nâng cao được nhận thức của người dân trong huyện về BHXH tự nguyện thì việc tuyên truyền về BHXH, tổ chức các lớp tập huấn về BHXH tự nguyện và đặc biệt cần tăng cường sự vào cuộc của các tổ chức chính trị ở địa phương trong việc phổ biến kiến thức về BHXH tự nguyện cho người dân.
a) Giải pháp tăng cường sự tham gia của cán bộ địa phương trong việc nâng cao nhận thức của người dân.
Từ quá trình điều tra, kết quả nghiên cứu cho thấy việc triển khai vận động nông dân tham gia BHXH tự nguyện có những tồn tại, khó khăn, BHXH tự nguyện cho nông dân huyện Kim Bôi hiện tại đang được thực hiện dưới hình thức tự nguyện, kết quả thực hiện phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người lãnh đạo trong cả hệ thống chính trị của huyện. Thời gian qua, BHXH tự nguyện cho nông dân không thể hoạt động tốt nếu không có sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Qua thời gian, đã có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với chính sách BHXH tự nguyện. Huyện uỷ ra Chỉ thị, Nghị quyết, sau đó UBND huyện chỉ đạo việc thực hiện BHXH tự nguyện trong nhân dân. Nhiều xã, thị trấn gần đây đã thành lập Ban chỉ đạo BHXH tự nguyện cấp xã với các nội dung thiết thực, tính hình thức đang được khắc phục. Nơi nào có sự chỉ đạo sát sao, các ban chỉ đạo hoạt động tích cực, nơi đó có những kết quả tốt hơn trong vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện. Thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân gắn liền với nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy, cần phát huy tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân.
b) Giải pháp tuyên truyền về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn về BHXH tự nguyện thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, văn hóa văn nghệ, thông tin cổđộng... là rất cần thiết. Do đó, nên có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền, công tác tuyên
truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, giáo dục người dân làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được trách nhiệm của mình với gia đình và cộng đồng xã hội.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHXH tự nguyện, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân. Thực tế cho thấy, có nhận thức đúng mới hành động đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết phải thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân, không thể để mặc người nông dân khi tuổi cao sức yếu, khi gặp những trường hợp rủi ro rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Hơn nữa, trình độ học vấn của người nông dân thường rất thấp, từđó khả năng tiếp cận và hiểu biết về chính sách còn hạn chế. Do đó, cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh, huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn về chính sách BHXH tự nguyện thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, thông tin cổ động... là rất cần thiết. Do đó, nên có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện. BHXH tự nguyện của nông dân hiện nay là tự nguyện đóng góp, người nông dân phải đóng góp từ khi còn khỏe mạnh, đến hai mươi năm sau mới được hưởng quyền lợi hưu trí, dẫn đến băn khoăn chần chừ, tính toán thiệt hơn, chưa nhiệt tình tham gia. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ngay cả khi đã có Luật BHXH. Giáo dục người dân làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình với bản thân và cộng đồng cộng đồng khi tham gia BHXH tự nguyện.
c) Mở các lớp tập huấn về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Việc tuyên truyền qua các kênh truyền thông, báo đài là cần thiết tuy nhiên đôi khi người dân không quan tâm, nhiều khi chỉ nghe rồi lại không thực hiện hoặc nghe rồi bỏ qua nên cần phải có những lớp tập huấn theo chuyên đề để nâng cao nhận thức của người dân. Qua các sô liệu báo cáo thì hàng năm BHXH huyện cũng tổ chức những lớp tập huấn cho người dân về BHXH tự nguyện tuy nhiên số lần còn ít, đặc biệt là chất lượng của những buổi tập huấn thì cần phải được chú trọng nhiều hơn nhằm phổ biến được cho họ hiểu về
cách thức tham gia, nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng khi tham gia.. nhằm thay đổi tư duy và nhận thức của các người dân khiến họ sẵn sàng với việc tham gia BHXH tự nguyện.
4.3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, Hòa Bình
a) Các chính sách hỗ trợ phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, Hòa Bình.
- Việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ trên địa bàn huyện Kim Bôi mà trên tất cả các vùng khác còn mới và ít người tham gia nên đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng liên quan cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với những người đặc biệt là lần đầu tiên tham gia như các chương trình ưu đãi, tài liệu, lệ phí ...
- Có những chính sách hỗ trợ cho những người làm công tác tuyên truyền, tập huấn và các cán bộ địa phương tham gia vào công tác phát triển BHXH tự nguyện của huyện, tạo cho họ quyền lợi cũng như trách nhiệm trong công việc nhằm đạt được hiệu quả cao.
- Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội liên quan tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển, thu nhập của người nông dân trên địa bàn được cải thiện, đời sống văn hóa nâng cao là điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện BHXH tự nguyện cho người nông dân trong giai đoạn trước mắt cũng như sau này.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ban đầu cho hệ thống BHXH tự nguyện cho người nông dân. Kinh nghiệm cho thấy, ngay ở các nước phát triển, hàng năm Ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ chi trả từ 75 - 80% cho BHXH.
b) Chính sách tăng cường công tác dịch vụ Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hoạt động dịch vụ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho nông dân trên đại bàn huyện Kim Bôi nói riêng còn nhiều bất cập. Thủ tục còn rườm rà nhiều giấy tờ, hơn nữa thái độ phục vụ của một số cán bộ công nhân, viên chức chưa được tốt. Làm việc còn hách dịch, quan liêu, thậm chí lợi dụng vai trò, nhiệm vụ của mình để nhũng nhiễu gây cản trở cho người dân đến làm thủ tục. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyên. Chính vì vậy, cần phải đổi mới tác phong làm việc, phong cách phục vụ. Cơ quan BHXH địa phương là nơi cung cấp dịch vụ, mỗi cán bộ, nhân viên làm việc trong
tổ chức này phải coi công việc của mình như một hoạt động dịch vụ, phải chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng (những người nông dân), đồng thời làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. Có như vậy, mới chiếm được lòng tin của nhân dân, từđó họ mới tự nguyện tham gia.
- Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là một bước đổi mới trong lĩnh vực an sinh xã hội xóa bỏ bao cấp, thực hiện theo đúng phương châm có đóng có hưởng. Từng bước xây dựng được một hệ thống chính sách BHXH đồng bộ đối với người dân trên địa bàn huyện.
- Phát triển mạng lưới đại lý ở các thôn, xóm, xã, thị trấn. Các đại lý này là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân, cơ chếthông qua đại lý thu BHXH tự nguyện ở xã, phường, thị trấn để vận động, thu phí BHXH tự nguyện. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách về BHXH tự nguyện đến mọi người dân sinh sống quanh khu vực. Có như vậy, mới giảm được áp lực cho bộ máy BHXH và đem lại kết quả cao trong việc triển khai BHXH tự nguyện cho người nông dân.
c) Bổ sung chế độ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Những yếu tố về chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHXH cho người nông dân. Bên cạnh những vấn đềnhư việc ban hành, quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách cần thực sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người dân, có như vậy chính sách BHXH tự nguyện mới có tính khả thi cao trong quá trình triển khai, thực hiện. Ngoài ra vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự nguyện của nông dân. Do đó, để phân tích ảnh hưởng của chính sách đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện của NLĐ, nghiên cứu nhận thấy chế độ tham gia trong chính sách BHXH tự nguyện đã ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người nông dân. Việc thiết kế 2 chế độ hưu trí và tử tuất trong chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đã đáp ứng nhu cầu của tuyệt đối đại đa số người nông dân thuộc đối tượng tham gia. Vì cả hai chế độ này trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống gia đình của họ khi họ về già hoặc bị tửvong. Hơn nữa, chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH tự nguyện về cơ bản được quy định tương tự như chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH bắt buộc, do đó đã tạo sự liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Chính việc quy định này đã giúp cho
người nông dân dễ dàng tham gia và chuyển đổi từ loại hình BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc. Đồng thời, rất phù hợp với đặc điểm của thị trường lao động hiện nay. Theo kết quảđiều tra cho thấy đa số ý kiến hỏi kể cảngười nông dân, cán bộ làm công tác BHXH và cơ quan BHXH đều đồng ý với việc phương án đề xuất cần có thêm các chếđộốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để người nông dân thấy rõ hơn cả lợi ích trước mắt và lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện. Xét về mặt tâm lý thì đại đa số người nông dân thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện ở Kim Bôi đều hướng tới lợi ích nước mắt. Nếu chỉ thực hiện 2 chế độ hưu trí và tử tuất thì quyền lợi mà BHXH mang lại còn khá lâu sau họ mới nhận được, ít nhất 20 năm sau khi đóng góp. Vì thế nên nghiên cứu triển khai tiếp 2 chếđộốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Những chếđộ này đều có mức đóng góp thấp, nhưng khi có quyền lợi thì việc san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính thể hiện trực tiếp và rõ hơn. Cho dù mức đóng góp hàng tháng vào quỹBHXH có tăng nhưng lợi ích mang lại cho NLĐ là rất lớn và thể hiện rất rõ.
4.3.2.3. Nhóm giải pháp đối với cán bộ làm công tác phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bôi, Hòa Bình.
a) Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Bảo hiểm xã hội
Qua nghiên cứu ta thấy trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác về BHXH cũng tương đối cao, đã đáp ứng được nhu cầu công việc trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để BHXH tự nguyện trên toàn huyện phát triển mạnh mẽhơn thì việc học tập, nâng cao trình độ là vô cùng cần thiết, đặc biệt các lớp tập huấn về chính sách mới, những nhận thức về sự thay đổi kinh tế, xã hội, thay đổi về luật bảo hiểm để tuyên truyền sâu rộng hơn đến người dân.
b) Giải pháp về tổ chức và cán bộ
- Việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động phải có bước đi thích hợp, không ồ ạt, tràn lan theo kiểu phong trào. Mà ngược lại, phải thực hiện thận trọng, trước tiên thực hiện ở phạm vi hẹp rút kinh nghiệm, sau đó mở rộng dần từng bước cho người lao động. Nghĩa là, trước tiên cần chọn một số xã có thu nhập khá, đời sống nhân dân và tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn đinh và phát triển làm thí điểm. Sau đó rút kinh nghiệm để mở rộng cho các xã/thị trấn khác trong huyện đối với các địa phương chọn làm thí điểm cần có sựđiều tra mức sống thực chất của người lao động để phân chia thu nhập của họ
thành các nhóm giàu, khá, trung bình và nghèo. Trên cơ sở kết quả phân chia đó