3.1.3.1. Những thành tựu
Căn cứ vào nguồn lực tự nhiên và tài nguyên sẵn có như đã phân tích ở trên, có thể rút ra những lợi thế chính của huyện Kim Bôi về vị trí địa lý là khá thuận lợi, có hệ thống giao thông thủy bộ phong phú nên tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đối với thịtrường bên ngoài, tăng khảnăng cạnh tranh với các địa phương khác.
Điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu cho phép sản xuất nhiều mặt hàng nông nghiệp đa dạng, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu (cây lương thực, thực phẩm, hoa, rau an toàn, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…)
Mạng lưới điện phủ kín các xóm trong huyện là tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những lợi thế còn có những khó khăn thách thức đối với phát triển nông nghiệp của huyện Kim Bôi như sau:
(1) Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng năng suất, sản lượng cây trồng còn thấp, hệ số sử dụng ruộng đất thấp, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác còn chưa cao - các mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha còn chưa phổ biến.
(2) Chưa có nhiều mô hình canh tác quy mô lớn làm tiền đề cho phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện. Thiếu quy hoạch chi tiết và phát triển nông nghiệp nên việc chỉ đạo sản xuất còn gặp khó khăn, không có cơ sở khoa học. Cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang tính hiệu quả.
(3) Ruộng đất còn manh mún, tồn tại ô thửa, việc dồn điền đổi thửa trong thời gian qua còn hạn chếgây khó khăn cho các mô hình sản xuất, hạn chế trình độ và điều kiện thâm canh, khó khăn cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
(4) Tuy kinh tế của huyện vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng khá, song hiệu quả và tính bền vững chưa cao và chưa có bước đột phá. Sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của huyện như đất đai, lao động. Nguồn lực đầu tư phát triển tuy đã tập trung song việc tổ chức thực hiện các dự án còn chậm.
(5) Tình hình an ninh nông thôn ở một số địa phương còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, vi phạm hành lang giao thông, vi phạm các công trình thủy lợi còn nhiều, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng. Tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.
3.1.3.3. Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Thực hiện công cuộc đổi đất nước vào năm 1986, hệ thống bảo hiểm xã hội đã có những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và để quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/CP ngày 16/02/1995 thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất bao gồm ba cấp là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Theo Quyết định số 12/QĐ-TCCB của bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình ngày 28/06/1995, Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi thành lập trên cơ sở là một bộ phận trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội để giúp Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Nhà nước quy định. BHXH huyện là đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của BHXH tỉnh Hòa Bình.
Ngay từ khi thành lập BHXH huyện Kim Bôi đã dần ổn định tổ chức, duy trì hoạt động nhiệm vụ thường xuyên đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó từng bước hoàn thiện và không ngừng phát triển, công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
*Chức năng, nhiệm vụ:
BHXH huyện Kim Bôi trực thuộc BHXH tỉnh Hòa Bình, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Hòa Bình. BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chếđộ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng trên địa bàn huyện. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng góp BHXH như luật định.
- Hàng tháng phải nắm được danh sách số lượng các cán bộ công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia đóng BHXH.
- Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXH so với danh sách đã đăng kí để BHXH kịp thời điều chỉnh.
- Tổ chức đón tiếp công dân và người tham gia BHXH khi đến giao dịch, giải đáp thắc mắc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT, BHTN.
- Thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức triển khai thực hiện chi trả các chếđộ hàng tháng và ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, Dưỡng sức phục hồi sức khỏe, TNLĐ - BNN, chi lương hưu và trợ cấp BHXH, các chếđộ và quyền lợi về BHYT.
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Cấp thẻ BHYT cho người lao động và các đối tượng ưu đãi theo quy định của Nhà nước (trẻem dưới 6 tuổi, thân nhân sĩ quan, công an, quân đội nhân dân, người nghèo, cận nghèo).
- Thanh toán chi phí KCB cho các đối tượng khi đã có thẻ BHYT.
- Tiếp nhận các đối tượng hưu trí mới, quản lý các trường hợp chuyển đến, chuyển đi.
- Tiếp nhận và giải quyết chếđộ tử tuất cho thân nhân của đối tượng tham gia.
-Theo dõi biến động trong kỳ về số đối tượng mới tham gia, đối tượng hưởng chếđộ.
- Lập dự toán và thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng quy định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
- Quản lý lưu trữ hồsơ, khai thác danh sách đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Tiến hành thanh tra, xác minh các đơn thư khiếu nại, tố cáo để kết luận kịp thời khi đối tượng yêu cầu.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo như quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của cơ quan BHXH cấp trên.
- Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH huyện.
* Hệ thống tổ chức bộ máy
Để thực hiện nhiệm vụ BHXH tỉnh Hòa Bình giao, cơ quan BHXH huyện phân chia thành 06 bộ phận chức năng để thực hiện các chức năng một cách cụ thể. Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Kim Bôi:
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, phụ trách chung và chịu trách nhiệm Giám đốc BHXH tỉnh về công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, tham mưu cho Giám đốc BHXH tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức, triển khai và thực hiện chính sách pháp luật vềBHXH, BHYT trên địa bàn huyện.
Sơ đồ3.1: Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Hòa Bình (2017)
- Phó giám đốc: là người có nhiệm vụthường trực, giúp việc cho Giám đốc. Phó giám đốc thay thếcho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc đi vắng.
- Bộ phận thu: Bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, BHTN. Bộ phận này có các chức năng cơ bản như lập kế hoạch triển khai, phối hợp với các đơn vị trong việc tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, đôn đốc thu và báo cáo kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN về BHXH tỉnh theo quy định….
- Bộ phận chế độ chính sách: gồm những cán bộ chuyên quản lý và giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện bên cạnh đó theo dõi biến động các đối tượng hưởng, thôi hưởng chế độ….
- Bộ phận kế toán: bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH, BHYT, BHTN và chi quản lý bộ máy của đơn vị. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Ngoài ra còn chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị và chi trả trợ cấp BHXH 1 lần, trợ cấp BHTN, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT với cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
- Bộ phận cấp sổ thẻ: là bộ phận có trách nhiệm cấp sổ BHXH và thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT một cách kịp thời.
BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT BỘ PHẬN GIÁM ĐỊNH BHYT BỘ PHẬN THU BHXH, BHYT, BHTN BỘ PHẬN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BHXH BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
- Bộ phận giám định: chuyên theo dõi và giám định chi phí KCB nội trú, ngoại trú cho người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở KCB trên địa bàn huyện….
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Chuyên tiếp nhận và trảkết quả hồ sơ hồ sơ hưu trí, một lần, tử tuất, ốm đau thai sản, TNLĐ-BNN và các chế độ khác, hồ sơ thanh toán chi phí KCB BHYT.
Như vậy nhờ sự phân chia thành các bộ phận chức năng, BHXH huyện Kim Bôi đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp nhờ mỗi bộ phận đều thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình.
* Đội ngũ cán bộ, viên chức
BHXH huyện Kim Bôi được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 06/1995, với số cán bộ công chức là 6 người. Sau hơn 22 năm cùng với sự phát triển của ngành đến nay BHXH huyện tổng số19 người cán bộ và nhân viên hợp đồng. Cơ cấu cán bộ viên chức của đơn vịđược thể hiện như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ viên chức BHXH huyện Kim Bôi
Sốlượng (người) Độ tuổi Trình độ
Nam 10 25 - 57 tuổi 100% Đại học
Nữ 09 25 - 47 tuổi 100% Đại học
Nguồn: Phòng tổ chức CB - BHXH tỉnh Hòa Bình (2017)
Đội ngũ cán bộ viên chức bao gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung; 01 Phó Giám đốc thay thế cho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc đi vắng; 05 viên chức bộ phận thu; 02 viên chức bộ phận giám định; 02 viên chức bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; 02 viên chức bộ phận kế toán tài chính; 01 viên chức bộ phận chế độ chính sách; 01 viên chức bộ phận công nghệ thông tin; 02 viên chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; 02 viên chức bộ phận hành chính.
* Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Được sự quan tâm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình. Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi đã được trang bị vềcơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn, tính đến thời điểm hiện tại 100% cán bộ đã được trang bị máy vi tính và các phần
mềm nghiệp vụ.
Ngoài ra BHXH huyện Kim Bôi còn được BHXH tỉnh trang bị cho máy in, máy in chuyên dụng cho việc in thẻ BHYT, in sổ BHXH, máy chiếu.