2.2.1.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở Pháp
BHXH nông dân Pháp ra đời từ rất sớm, do người nông dân tự thành lập các quỹ tương tự bảo hiểm cho mình vào cuối thế kỷ19 đầu thế kỷ 20. Một tổ chức
được nhà nước tài trợ là Tương tế xã hội nông nghiệp có chức năng của một cơ quan thực hiện BHXH đối với nông dân và những người làm trong nông nghiệp.
Tổ chức Tương tế xã hội nông nghiệp được nhà nước tài trợ áp dụng các chếđộ sau:
- BHXH cho nông dân (bảo hiểm bệnh tật, sinh đẻ, thương tật, tử vong). - Trả tiền hưu trí cho nông dân.
- BHXH hưu trí đối với những người làm trong ngành nông nghiệp. - Bảo hiểm thất nghiệp lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người làm công. Nhân viên phần lớn là người tình nguyện có mặt tại các xã tổng. Quỹ tương tế xã hội nông nghiệp ở các tỉnh hoặc liên tỉnh và 3 quỹtrung ương ở cấp quốc gia. Việc quản lý mỗi tổ chức này được đảm nhận bởi các đại diện do nông dân, người làm công nông dân có sử dụng lao động bầu ra, bởi các đại diện do các hộ gia đình và 2 đại diện trong số nhân sự của quỹ do bên kinh doanh chỉ định. Mỗi quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm về các khoản đóng góp của thành viên, thu tiền đóng góp và trả các khoản tiền. Ba quỹ trung ương đảm nhận việc thực hiện chính sách xã hội nông nghiệp dưới sự chỉ đạo của cùng một hội đồng quản trị.
Hình thức đóng phí: Do đặc điểm thu nhập của người dân nông thôn, để có cách đóng góp BHXH phù hợp khác với khu vực làm công ăn lương, BHXH Pháp đã tính toán mức đóng sau đó tính ra số “điểm”, mỗi “điểm” tại mỗi thời điểm có thể khác nhau tuỳ vào giá trị đồng tiền tại thời điểm tính và tổng lượng tiền dự kiến cơ quan BHXH thu được trong năm (ĐỗNhư Nam, 2012).
2.2.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong 5 nước đông dân nhất thế giới. Hoa Kỳ thực hiện đa dạng hoá các loại hình BHXH với 4 loại hình chủ yếu: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHXH quân nhân và quỹhưu trí. Trong đó BHXH bắt buộc là một hệ thống quốc gia có liên quan đến 95% lực lượng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (148 triệu người) chủ yếu là lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. Tiền trợ cấp về BHXH chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu vềtài chính cho NLĐ. Nên họ phải tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung khác như tiền tiết kiệm, tiền BHXH tự nguyện.
Về BHXH tự nguyện, Hoa Kỳ thực hiện rộng rãi việc tư nhân hoá loại hình BHXH tự nguyện, chủ yếu cho các doanh nghiệp tư nhân lập ra để phục vụ
NLĐ. Trong tổng số 5 triệu doanh nghiệp có khoảng 700.000 doanh nghiệp đã thực hiện đóng BHXH tự nguyện với tổng số khoảng 50 triệu người. Ở Hoa Kỳ, NLĐ có thể vừa tham gia loại hình BHXH bắt buộc vừa có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện.
Cơ sở pháp lý của loại hình BHXH tự nguyện là Bộ Lao động Hoa Kỳ, còn cơ quan BHXH Hoa Kỳ không quản lý loại hình này.
Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành từ sự đóng góp của cả NLĐ và người sử dụng lao động. Mức đóng góp tối thiểu được quy định theo luật BHXH và Luật thuế do Hạ viện ban hành, các mức khác do người tổ chức BHXH tự nguyện quy định và phải được Bộ Lao động chấp thuận. Luật cũng quy định người nhận lương hưu cao cũng phải nộp thuế thu nhập. Quỹ BHXH tự nguyện hiện nay rất lớn, chiếm tới 20% thịtrường tài chính Hoa Kỳ.
BHXH tự nguyện chỉ quy định áp dụng chế độ hưu trí. Hiện tại có hai dạng xác định trợ cấp hưu trí như sau:
- Dạng cũ: Mức trợ cấp được xác định theo sốnăm đóng góp, tỷ lệđóng góp do Hạ viện quy định bằng 4% tiền lương tháng, người sử dụng lao động không phải đóng góp hàng tháng mà đóng góp hàng năm (theo luật định)
Tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí là 1% cho một năm đóng góp. Ví dụ: một lao động làm việc trong thời gian 30 năm cho một ông chủ, nghĩa là phải đóng 30 năm BHXH thì được hưởng 30% trợ cấp tiền lương. Phần lớn NLĐ tham gia loại hình BHXH này được trợ cấp từ 25 - 40% tiền lương hàng tháng.
- Dạng mới: Mức đóng góp xác định theo hình thức tài khoản cá nhân (quỹ tiết kiệm phòng xa). Trợ cấp được xác định trên cơ sở số tiền đóng góp của NLĐ và tiền lãi thu được do đầu tư được thông báo hàng năm và đồng thời thông báo cả mức trợ cấp sẽ được nhận theo số tiền đóng góp tương ứng cho NLĐ. NLĐ có quyền tham gia xem xét, kiểm tra quá trình đầu tư bằng số tiền đóng góp của mình.
Do đó, mức trợ cấp theo dạng này không cố định mà phụ thuộc vào mức đóng góp và hiệu quả đầu tư. NLĐ có quyền lựa chọn nhận trợ cấp 1 lần hoặc nhận thường kỳ hàng tháng.
Hiện nay, số lao động tham gia loại hình BHXH tự nguyện phân đều cho cả hai dạng trên nhưng xu hướng đang chuyển dần từ dạng cũ sang dạng mới.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu trợ cấp của NLĐ thì hiện tại có 97% lao động nông nghiệp, 40% lao động trong ngành tiểu, thủ công nghiệp và lao động làm việc trong khu vực phi kết cấu đã tham gia loại hình BHXH tự nguyện của tư nhân.
Với loại hình BHXH tự nguyện, ở Hoa Kỳ vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH tự nguyện rất to lớn và quan trọng. Nhà nước có cơ quan bảo hiểm quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHXH tự nguyện trong các trường hợp quỹ có nguy cơ đổ vỡ. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các tổ chức phi chính phủcũng theo dõi vềBHXH. Đây là cơ quan có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp BHXH, họ có thể phản đối toàn bộ hay chính sách hoặc phản đối với con số của chính sách BHXH đưa ra. Vai trò của tổ chức này là tư vấn cho Hạ nghị viện trong việc đề ra chính sách; đưa lên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về chính sách và giám sát, theo dõi thực hiện. Thường các tổ chức phi Chính phủ này đại diện cho người nghèo, người yếu thế không có tiếng nói trong Hạ viện đối với chính sách BHXH nhưng lại có tiếng nói hữu hiệu trong nhân dân (Phạm Trọng Huế, 2013).
2.2.1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở Trung Quốc
BHXH tự nguyện ở Trung Quốc được thực hiện dưới hai hình thức: Chương trình bảo hiểm hưu trí bổsung và chương trình BHXH tự nguyện nông thôn.
Chương trình hưu trí bắt buộc được áp dụng cho lao động ở khu vực thành thị, lao động ở khu vực nông thôn lại tham gia vào chương trình hưu trí tự nguyện.
Chương trình BHXH tự nguyện ở nông thôn được thực hiện như một chương trình tiết kiệm cá nhân, trong đó mức đóng hay tỷ lệ đóng do người lao động tự chọn.
- Đối tượng tham gia chương trình BHXH tự nguyện ở nông thôn là những lao động làm việc trong các hợp tác xã ở khu vực nông thôn.
- Cơ chếđóng, hưởng:
+ Mức đóng quỹ: Mức đóng hay tỷ lệ đóng quỹ là tự nguyện, HTX và người lao động có thể đóng cùng một mức, nhưng cũng có thể đóng với mức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng HTX và người lao động.
+ Phương thức đóng: Việc đóng của người lao động là tự nguyện, không hạn chế tuổi tác, có thể đóng một hay nhiều lần, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh riêng của người lao động.
+ Mức hưởng và phương thức hưởng:
Mức hưởng BHXH hàng tháng của người nghỉ hưu được xác định trên cơ sở lấy tổng số tiền trên tài khoản cá nhân chia ra 216 tháng (18 năm). Nếu người đóng quỹít người lao động thường xin nhận lại một lần với toàn bộ số tiền có trong tài khoản.
Phương thức hưởng đối với người lao động cũng rất linh hoạt, người lao động có thể được nhận tiền hàng tháng hoặc có thể được nhận một lần. Trong quá trình đóng quỹ, người lao động có thể nhận lại tiền đóng của mình trong các trường hợp như phải di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác hoặc có lý do chính đáng khác, nhưng chỉ được nhận lại số tiền do chính bản thân mình đóng góp, còn phần đóng của hợp tác xã thì người lao động được nhận.
- Điều kiện hưởng:
+ NLĐ tham gia quỹ và số tiền được hưởng trong tài khoản của cá nhân. + NLĐ được nhận chếđộBHXH khi: nam đủ 60 tuổi và nữđủ 55 tuổi trở lên. - Chính sách khuyến khích:
+ Thực hiện chính sách khuyến khích thông qua lãi suất tài khoản cá nhân, với mức hiện nay bằng 2,5%, trong khi đó lãi suất gửi tiết kiệm một năm là 1,9% và lãi suất được tính gộp (tức là lãi được cộng vào vốn), đây là biện pháp khuyến khích mạnh mẽngười lao động tham gia đóng quỹ.
+ Người lao động chỉ phải trừ chi phí quản lý 3% trong năm đầu đóng quỹ, từnăm thứ hai không phải trừ một loại chi phi nào khác. Trong trường hợp thiếu chi phí quản lý sẽđược bổ sung từ ngân sách của địa phương.
- Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý thuộc chương trình BHXH tự nguyện nông thôn của tỉnh hiện nay có 205 người, được chia thành 4 cấp, có chức năng, nhiệm vụsau đây:
+ Cấp tỉnh: Có trách nhiệm xây dựng chương trình, ban hành cơ chế, chính sách chung của địa phương.
+ Hạt, quận: Có nhiệm vụ thể chếhoá cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành. + Cơ sở (thị trấn): Thực hiện đăng ký tham gia quỹ BHXH tự nguyện nông thôn đối với các hợp tác xã và người lao động.
+ Làng: Thực hiện việc thu tiền của HTX và người lao động.
Giữa các cấp có mối quan hệ rất chặt chẽvà thường xuyên có sựtrao đổi, liên hệ với nhau trong công việc. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động của chương trình nhịp nhàng và đồng bộ.
Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu triển khai loại hình mới về thí điểm bảo hiểm dưỡng lão cho người nông dân (gọi tắt là lương hưu mới của người nông dân). Chính sách này nhằm mục tiêu xây dựng chếđộlương hưu mới cho người nông dân, kết hợp giữa việc cá nhân đóng góp, tập thể và Chính phủ hỗ trợ đảm bảo người già nông thôn có cuộc sống cơ bản. Năm 2009, thí điểm 10% huyện (thành phố, xã) của cả nước, sau đó dần dần mở rộng phạm vi thí điểm, trước năm 2020 cơ bản thực hiện trên phạm vi cảnước.
Quá trình thực hiện chính sách nhằm thể hiện sâu rộng quan điểm phát triển khoa học, nhanh chóng thiết lập hệ thống ASXH của cư dân nông thôn và thành thị, từng bước giải quyết vấn đềlương hưu cho người nông dân.
Đối tượng: Nông dân đủ 16 tuổi (không bao gồm học sinh), không tham gia chương trình hưu trí cho công nhân viên chức thành thịđều có quyền tham gia chính sách này.
Nguyên tắc cơ bản của việc thí điểm lương hưu mới cho người nông dân: đảm bảo về mặt cơ bản, bao phủ rộng, có tính đàn hồi linh hoạt, có tính bền vững”.
- Xuất phát từ thực tế, nông dân phát triển từ trình độ thấp, cho nên tiêu chuẩn tăng vốn và tiêu chuẩn đãi ngộ phải chấp nhận năng lực tương ứng với các mặt phát triển kinh tế.
- Cá nhân (gia đình), tập thể, chính phủ phân chia trách nhiệm hợp lí, quyền lợi và nghĩa vụđi liền với nhau.
- Chính phủ chỉ đạo và nông dân tự nguyện phối hợp, hướng dẫn cư dân nông thôn tham gia bảo hiểm rộng rãi. (ĐỗNhư Nam. 2012)
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ởViệt Nam