3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ
a. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phı́a Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái(Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Phú Thọ, 2014).
b. Điều kiện kinh tế xã hội
Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 20,5 triệu đồng năm 2011 lên 25,6 triệu đồng năm 2014. Mặc dù thu nhập tăng nhưng đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Ngoài ra, tại một số huyện và nhiều xã, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh(Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2014).
Sự phân bố dân cư ở Phú Thọ không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 80,4% năm 2016, dân số thành thị chiếm 19,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước(trung bình cả nước là 31,7%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Phú Thọ trong những năm qua còn thấp(Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2014).
c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
* Thuận lợi
- Lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 840,4 nghìn người, chiếm 61,8% dân số, đang trong thời kỳ dân số trẻ(Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2014).
* Khó khăn
- Phú Thọ hiện nay đang đứng trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hóa mạnh, sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.
- Vốn của đại đa số các hộ làm nông nghiệp rất khó khăn, thiếu vốn để đầu tư, trong khi sản xuất nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng xác xuất rủi ro cao nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn.
Tỉnh Phú Thọ có mạng lưới tổ chức tín dụng rất lớn cho nên việc cạnh tranh của các Ngân hàng là hết sức gay gắt. BIDV Hùng Vương nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ.
3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)chi nhánh Hùng Vương là một trong 190 chi nhánh của BIDV, được thành lập theo Quyết định 589/NHNN ngày 25/4/2015 trên cơ sở sát nhập ngân hàng Nhà đồng bằng sông cửu long Chi nhánh Phú Thọ. Sau quá trình sáp nhập chi nhánh được giữ nguyên toàn bộ tài sản, trụ sở tại Số 1464, Đường Hùng Vương, Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và các đơn vị trực thuộc đều nằm trong phạm vi Tỉnh Phú Thọ. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của BIDV chi nhánh Hùng Vương bao gồm:
- Huy động vốn: Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng
bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước(NHNN)và sự phê duyệt của BIDV.
- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh
chính của BIDV Hùng Vương. Các hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương bao gồm cấp tín dụng bằng đồng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay cầm cố và chiết khấu các loại giấy tờ có giá và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Hùng Vương tập trung cung cấp
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước
vàquốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc, quản lý và trông
giữ hộ tài sản quý hiếm, giấy tờ có giá.
- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Hùng
lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính, tư vấn thu xếp vốn, điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán…
- Bộ máy tổ chức của BIDV Hùng Vương: tính đến thời điểm 31/12/2017
BIDV Hùng Vương có 83 cán bộ nhân viên được tổ chức thành 5 khối, 6 phòng nghiệp vụ và 8 phòng giao dịch được đặt ở các cụm dân cư trên địa bàn thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh,Thanh Sơn, Đoan Hùng.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hùng Vương
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương được tổ chức thành 5 khối tương ứng là các phòng nghiệp vụ và 8 phòng giao dịch dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc theo mô hình như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương
Nguồn: Phòng QLNB BIDV Chi nhánh Hùng Vương(2018) PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI Q.LÝ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GD KHÁCH HÀNG KHỐI TÁC NGHIỆP PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN LÝ NỘI BỘ PHÒNG KHÁCH HÀNG KHỐI TRỰC THUỘC GIÁM ĐỐC PGD VIỆT TRÌ PGD PHÙ NINH PGD NÔNG TRANG PGD THỌ SƠN PGD TÂN DÂN PGD VÂN CƠ PGD ĐOAN HÙNG PGD THANH SƠN
- Tính đến thời điểm 31/12/2018, BIDV Hùng Vương có tổng số có 90 cán bô ̣, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chı́nh được đào ta ̣o bài bản, có kinh nghiê ̣m. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Đô ̣i ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 15 cán bô ̣. Cán bô ̣, nhân viên nữ chiếm gần 66%. Lực lươ ̣ng lao đô ̣ng chủ yếu ở đô ̣ tuổi trẻ với đô ̣ tuổi bı̀nh quân là 36. Lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi trẻ với độ tuổi bình quân là 30.
Bảng 3.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hùng Vương
STT Chất lượng đội ngũ cán bộ Năm 2018 Tổng số Tỷ trọng (%) (Người) 1 Trình độ chuyên môn 90 100 Thạc sỹ 17 18,9 Đại học 65 72,2
Cao đẳng, cao cấp Ngân hàng 3 3,3
Trung cấp, sơ cấp 0 0
Chưa qua đào tạo (lái xe, bảo vệ) 5 5,6
2 Trình độ ngoại ngữ 85 94,4
Cử nhân Tiếng Anh 5 5,5
Chứng chỉ C 67 74.5 Chứng chỉ B 10 11,1 Chứng chỉ A 3 3,3 3 Trình độ tin học 85 94,4 Kỹ sư tin học 1 1,11 Tin học ứng dụng 84 93,3
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính BIDV Hùng Vương(2018) Trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, năm 2017 trình độ đại
học trở lên chiếm 80%, nhưng đến 2018 đã nâng lên 95% trên tổng số cán bộ, nhân viên, trong đó có 30% có trình độ sau đại học. Hầu hết lực lượng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ ngoại ngữ nhất định: có 3% có trình độ đại học; 52% có chứng chỉ C; 38% có chứng chỉ B; 7% là chưa qua đào tạo. Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá, đến nay lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 39%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 42%, từ 41 tuổi trở lên chiếm 19%.
* Chức năng của các Phòng:
Phòng quản lý khách hàng:
- Tổ quản lý khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
- Tổ Quản lý khách hàng cá nhân: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.
Các phòng tác nghiệp
- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.
- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; Thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.
- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; Quản lý thông tin tín dụng.
Phòng nội bộ
kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
- Bộ phận Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.
- Bộ phận Kế hoạch Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
- Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.
Phòng quản lý rủi ro:
- Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.
Các phòng giao dịch trực thuộc
- Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
3.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Dưới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua BIDV chi nhánh Hùng Vương đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau đây
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hùng Vương
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng/giảm (%)
17/16 18/17
Các chỉ tiêu chính
Lợi nhuận trước thuế 56 65,8 72 11,8 10,9
Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3,121 3,868 4,654 12,4 12 Huy động vốn cuối kỳ 2,247 2,696 3,312 12 12,3 Chỉ tiêu quản lý Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 2,261 2,745 3,128 12,1 11,4 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ 1,708 2,049 2,554 12 12,5 Thu dịch vụ ròng 16 19,3 22,5 12,1 11,7 Thu ròng từ dịch vụ bán lẻ 7,67 9,94 11,15 12,9 11,2 Các chỉ tiêu khác Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,45 1,45 1,25 0 - 13,79 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ (%) 0,80 0,32 0,22 - 60,00 - 31,25 Tỷ lệ nợ xấu nhóm 2 (%) 12 11 6 - 8,33 - 45,45
Nguồn: Bộ phân Tài chính kế toán BIDV Hùng Vương(2016, 2017, 2018) Trong 3 năm, từ 2016 đến 2018 tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay trong tổng lợi nhuận có xu hướng giảm dần, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay vẫn ở mức khá cao, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là: 18%. Lãi treo chiếm tỷ lệ lớn so với lợi nhuận từ hoạt động cho vay, năm 2016 chiếm tỷ trọng 53% lợi nhuận từ hoạt động cho vay, đến năm 2018 tỷ lệ này là 95%, trong đó tập trung chủ yếu vào một số khách hàng nợ xấu và gặp khó khăn không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và bị cộng dồn lũy kế qua các năm. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân ở mức 18%, tuy nhiên tăng trưởng không đều, năm 2017 giảm 21% so với năm 2016.
Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hùng Vương
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng thu nhập 107,6 174,1 255,8
Tổng chi phí 51,6 108,3 183,8
Lợi nhuận trước thuế. 56 65,8 72
Bảng 3.3 cho thấy: Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2016. Do năm 2017 ngân hàng thu được món nợ ngoại bảng của một doanh nghiệp, cộng với việc áp dụng lãi suất cho vay phù hợp trên địa bàn nên lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Hùng Vương tăng 9,8 tỷ đồng. Năm 2018 lợi nhuận tăng thêm 6,2 tỷ đồng. Do chất lượng tín dụng của BIDV trong thời gian này phát triển mạnh, nợ xấu trong cho vay được kiểm soát, tăng thu dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và thu nhập từ dịch vụ mua bán vốn FPT. Đạt được điều này là do BIDV Hùng Vương đã làm tốt công tác phòng
ngừa rủi ro, có các biện pháp xử lý và cải thiện các khoản nợ xấu, giúp giảm
được các khoản chi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Các dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao và phát triển, cải tiến công nghệ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Hiện tại, chi nhánh có danh mục dịch vụ ngân hàng bán lẻ tương đối đa dạng, hướng tới phần lớn khách hàng thuộc thành phần khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Các sản phẩm của BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Hùng Vương nói riêng về cơ bản đã bám sát thị trường, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng tích hợp được nhiều tiện ích tăng tính đa dạng và hấp dẫn cho sản phẩm, cụ thể:
- Huy động vốn: chi nhánh đang thực hiện huy động vốn với 10 sản phẩm dịch vụ khác nhau, các sản phẩm tiền gửi tương đối linh hoạt về kỳ hạn, phương thức lĩnh lãi, đối tượng khách hàng.. đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau. Công tác triển khai các sản phẩm khuyến mãi theo chiến dịch