Đốii với inền kiinh tếi thì phát triển dịch vụ thẻ thanh toán có ivai trò giiúp icác hoiạt điộng thainh tioán trởi nên thiuận lợi, i nhainh chónig và ian toàin hơni, đồng tihời
i
hạn chế điượic việic lưiu thôngi tiền mặt tri iong niền kinih tế, igiúp giảim đi miột cách
i
đángi kể ivề chii phí iin iấn, vận ichuyiển, ibảo qiuản, v.v…
Ngoiài rai đối viới xã hiội, việc cung i icấp cáic dịcih vụ thẻ thanh toán ngiày càing đa diạng, i hiện điại của ciác nigân hiàng icũngi sẽ giúpi cho ixã hộii nhanih chóing tiếp
i
cận hơin với icông nghiệ hiện đạii củia thế giới, đồi ing thời ikhách hiàng icó nhiiều sự ilựa
i
chọn ihơn, tiiết kiệim đưiợc nhiiều thiời giani và ichi phíi, chất lưiợng dịcih vụ icũng nigày ciàng đượic nânig cao.
Còin đốii với biản thâni ngâni hàng tihì phát triển dịch vụ thẻ thanh toán siẽ càing tạo iđiều ikiện chio các nigân hiàng thu hi iút khiách hàing nigày càing nihiều ihơn, niâng caoi uy tíin và mởi rộng tihị phiần, điồng thiời nó icũng đemi lại ciho ngiân hiàng nhiững khoiản thui đáng kể tiừ dịch ivụ phií.
Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác nhưng thẻ thanh toán ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác.
- Đối với người sử dụng thẻ
+ Sử dụng thẻ thanh toán tạo sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở
trong và ngoài nước: tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh
hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể cảm nhận được điều này khi đi du lịch hay công tác tại nước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007).
nhanh chóng ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua máy rút tiền tự động(ATM)và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007).
+ Kiểm soát được chi tiêu của bản thân: với sao kê hàng tháng do ngân
hàng gửi đến, chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng đồng thời tính toán được chi tiêu và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch. Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi. Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007).
- Đối với ngân hàng:
+ Đem lại lợi nhuận cho ngân hàng: lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho
ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận, thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí chuyển tiền, phí rút tiền, phí sử dụng thẻ, lãi suất cho thẻ tín dụng và chủ thẻ chậm thanh toán. Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ thanh toán đó là lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ muốn chuyển sang một ngân hàng khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Hiệu quả cao trong thanh toán: bằng việc khuyến khích khách hàng
sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích như thực hiện số giao dịch ít hơn, việc ghi nợ tương ứng vào các khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn. Hoạt động của ngân hàng nhờ đó cũng có hiệu quả hơn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng: thẻ thanh toán ra đời làm
phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang lại cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ song song khác như đầu tư hoặc bảo hiểm cho
các sản phẩm. Từ đó sẽ đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Tăng nguồn vốn cho ngân hàng: nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi
của khách hàng thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các cơ sở chấp nhận thẻ cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là nguồn sinh lợi cho ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: đưa thêm một loại hình thanh toán
mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoat động của ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
- Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
+ Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng: chấp
nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Do vậy, khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của cơ sở chấp nhận thẻ cũng tăng nhanh. Thẻ thanh toán tạo cho cơ sở chấp nhận thẻ một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Môi trường văn minh hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà đầu tư (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ An toàn, bảo đảm: giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của cơ sở
chấp nhận thẻ, nhưng dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng có ít nguy cơ bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm. Nhưng cũng với một số tiền như vậy được thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chẳng có ai quan tâm đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài cơ sở chấp nhận thẻ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Nhanh chóng giao dịch với khách hàng: khi giao dịch tiền mặt, việc
đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn khi giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại địa điểm bán hàng được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch sẽ được thực hiện. Hệ thống này giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ
(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Giảm chi phí bán hàng: thanh toán thẻ giúp cơ sở chấp nhận thẻ giảm
đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính. Nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
- Đối với nền kinh tế xã hội
Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong những năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở rộng, thẻ thanh toán ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội. Điều này được thể hiện trên các mặt sau:
+ Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: là phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở các nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: hầu
hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống kết nối mạng tạo sự thuận tiện, nhanh chóng hơn trong giao dịch (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước: trong thanh toán thẻ,
các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng, nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý của Nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách ngoại hối của nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Thực hiện biện pháp kích cầu của Nhà nước: sự tiện lợi mà thẻ mang lại
cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi tiêu bằng thẻ, điều này làm cho thẻ thanh toán trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp kích cầu của nhà nước. Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu
quả của ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
+ Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và
đầu tư nước ngoài: thanh toán bằng thẻ sẽ giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp
nhận với một phương tiện văn minh của thế giới, do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).