Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 25 - 26)

Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độđịa lý từ 20017’ đến 21040’ Vĩ độ Bắc, 102019’ đến 103019’ Kinh độ Đông. Huyện

Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong những năm gần đây khoảng 27,80C. Lượng mưa trung bình khoảng 1271,4 mm, độ ẩm trung bình 82,3%; số giờ nắng 1.700 - 1.800 giờ/năm. Mạng lưới sông, suối ở huyện Điện Biên khá dày đã tạo nên những dải đất phù sa, đồng thời là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Vùng lòng chảo Điện Biên có 2 sông chính là Nậm Rốm và Nậm Núa hợp lại tại Pá Nậm (cuối lòng chảo) tạo thành sông Nậm U và đổ sang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vào sông Mê Kông.

Huyện Điện Biên là huyện thuần nông bao quanh thành phốĐiện Biên Phủ

với tổng diện tích đất tự nhiên là 163.985 ha được chia thành 2 vùng là vùng lòng chảo ít bị chia cắt; tương đối bằng phẳng; có độ dốc nhỏ dưới 150; độ cao hơn 400m so với mực nước biển và vùng ngoài lòng chảo (vùng núi cao) chủ yếu là

đồi; núi; đất dốc; độ cao từ 1000m trở lên. Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2015 chiếm 85,23% tổng diện tích đất tự nhiên, gieo trồng các loại cây lương thực có hạt (lúa, ngô) cây lấy củ (khoai lang, sắn, dong riềng), cây công nghiệp (lạc, đậu tương, chè, cao su, cà phê), cây ăn quả và rau màu các loại (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2015 của huyện Điện Biên).

Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện chủ yếu là sản xuất các loại cây hàng năm trong đó lúa nước, lúa nương, ngô là những cây trồng chiếm diện tích sản suất nhiều nhất.

Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Điện Biên thì trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương của huyện có xu hướng giảm và

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của huyện Điện Biên Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2012 644 18,31 11791,64

2013 444 17,67 784,55

2014 450 17,00 765,00

2015 500 17,01 850,50

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên (tháng 3/2016) Đậu tương được trồng ở hầu hết các xã của huyện nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã như Thanh Yên, Thanh Luông, Thanh An, Nà Nhạn, Na Ư và giống

được sử dụng chủ yếu là DT84.

Tình hình phát triển của đậu tương của huyện trong những năm gần đây không ổn định; diện tích gieo trồng của toàn huyện giảm, năm 2013 diện tích giảm 200 ha so với năm 2012 nguyên nhân chủ yếu là do đậu tương cần đầu tư

nhiều công chăm sóc; thu hoạch cũng như bị nhiều loại sâu bệnh hại hơn các loại cây trồng khác, diện tích trồng đậu tương được thay thế bởi các cây trồng như

ngô, sắn, lúa nương.

Năng suất đậu tương có xu hướng giảm dần từ 18,31 tạ/ha năm 2012 đến năm 2014 năng suất đậu tương chỉ đạt 17,00 tạ/ha giảm 1,31 tạ/ha. Năng suất giảm là do người dân sử dụng giống đậu tương DT84 tựđể giống qua nhiều năm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Diện tích và năng suất giảm dẫn đến sản lượng đậu tương giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu sử

dụng đậu tương của người tiêu dùng.

Do đó tìm ra giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương cũng như cho năng suất cao là việc làm cần thiết để cây đậu tương lấy lại

được vị thế phát triển của nó, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 25 - 26)