Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 69 - 72)

Trong thực tế sản xuất cũng như công tác chọn tạo giống một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất thực thu của đậu tương đáng kể là sâu, bệnh hại. Nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến tất cả các bộ

phận của cây.

Hơn nữa hiện nay thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng về số lượng và chủng loại để đảm bảo năng suất cây trồng, việc

sử dụng không đúng cũng như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của người sản xuất đã làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản tăng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là nhiều loài thiên địch đã bị tiêu diệt và nhiều loại sâu bệnh mới xuất hiện.

Vì vậy, nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống là rất cần thiết trong công tác chọn giống đậu tương mới cũng như công tác lựa chọn giống đậu tương phù hợp cho từng vùng sinh thái và thời vụ gieo trồng của vùng.

Đậu tương là loại cây trồng bị khá nhiều loại bệnh gây hại: bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh do vi khuẩn, bệnh do vi rút gây hại… và nhiều loại sâu hại: sâu xám, sâu đục thân, sâu đục quả,…

Mức độ bị nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, khả năng chống chịu của giống cũng như điều kiện ngoại cảnh thời vụ trồng và biện pháp kĩ thuật chăm sóc.

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2015 được thể hiện ở bảng 4.15.

* Sâu hại

Theo dõi tình hình nhiễm sâu hại của vụ hè thu và vụ đông năm 2015 cho thấy tất cả các giống đậu tương thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá và sâu đục quả gây hại với tỉ lệ khác nhau giữa các giống cũng như khác nhau giữa vụ hè thu và vụ đông. Cụ thể:

Vụ hè thu đậu tương thí nghiệm bị sâu cuốn lá với tỉ lệ cao hơn so với vụ đông, tỉ lệ này biến động từ 4,0 – 7,8%, giống ĐVN5 có tỉ lệ sâu cuốn lá cao nhất. Vụđông tỉ lệ sâu cuốn lá biến động từ 2,4 – 4,2%, giống bị sâu cuốn lá với tỉ lệ cao nhất là Đ8.

Sâu cuốn lá gây hại các lá đậu tương, sâu non nhả tơ cuốn tròn lá lại và sâu nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh để lại biểu bì làm giảm diện tích lá, giảm diện tích lá quang hợp, do đó năng suất có thể bị giảm nếu như lá bị sâu cuốn lá nhiều. Vì vậy trong sản xuất đậu tương cần có các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá kịp thời, bảo vệ bộ lá nhằm đạt năng suất cao nhất.

Sâu đục quảđậu tương gây hại từ khi quả non đến khi quả mẩy và chín. Sâu

giảm năng suất cũng như chất lượng hạt. Theo dõi tỉ lệ sâu đục quả của các giống

đậu tương thí nghiệm ở 2 vụ hè thu và vụđông cho thấy: tỉ lệ sâu đục quảở vụ hè thu cao hơn vụđông, tỉ lệ này biến động từ 2,1 – 6,0%, vụđông tỉ lệ sâu đục quả

biến động từ 2,4 – 4,7%. Ở cả hai vụ giống ĐT26 đều bị sâu đục quả với tỉ lệ cao nhất: vụ hè thu là 6,0% và vụđông là 4,7%. Giống Đ2101 và giống D140 đều có tỉ

lệ bị sâu đục quả gây hại ở vụ hè thu và vụđông thấp hơn đối chứng.

Bảng 4.15. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm năm 2015 Giống Vụ hè thu năm 2015 Vụđông năm 2015 Sâu cuốn (%) Sâu đục quả (%) Bệnh đốm nâu vi khuẩn (điểm 1-9) Bệnh lở cổ rễ (%) Sâu cuốn (%) Sâu đục quả (%) Bệnh sương mai (điểm 1-9) Bệnh lở cổ rễ (%) DT84 (ĐC) 6,1 4,9 3 2,9 3,4 4,4 1 3,0 D140 4,0 2,2 1 2,3 2,9 2,4 3 2,8 Đ2101 4,7 2,1 1 3,4 3,5 3,0 1 3,1 Đ8 6,2 5,1 1 2,2 4,2 3,5 1 3,6 ĐT20 5,9 4,1 3 3,3 3,7 2,8 1 3,0 ĐT26 4,4 6,0 1 2,1 2,4 4,7 1 2,7 ĐVN5 7,8 4,5 1 2,4 4,1 4,2 1 3,3 * Bệnh hại Với các thời vụ trồng khác nhau thì cây trồng có thể sẽ bị các loại bệnh giống và khác nhau gây hại. Theo dõi tình hình nhiễm bệnh hại chính của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè thu và vụđông cho thấy: cả hai vụđều bị

bệnh lở cổ rễ gây hại vào giai đoạn cây con, đến giai đoạn sau đậu tương vụ hè thu bị bệnh bệnh đốm nâu vi khuẩn gây hại còn vụđông thì đậu tương thí nghiệm bị bệnh sương mai gây hại là chính.

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh) gây hại nặng nhất trên đậu tương

ở giai đoạn cây con. Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị

chết. Tỷ lệ bệnh lở cổ rễ hại đậu tương vụ hè thu ở các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 2,1 – 3,4%. Trong đó giống đối chứng DT84 có tỉ lệ bị

bệnh là 2,9%, giống có tỉ lệ bị bệnh cao nhất là Đ2101 (3,4%) và giống có tỉ lệ

nhiễm thấp nhất là ĐT26 (2,1%). Vụđông tỷ lệ bệnh lở cổ rễ ở các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 2,7 – 3,6%. Trong đó giống đối chứng DT84 có tỉ lệ

bị bệnh là 3,0%, giống có tỉ lệ bị bệnh cao nhất là Đ8 (3,6%) và giống có tỉ lệ

nhiễm thấp nhất là ĐT26 (2,7%).

Bệnh đốm nâu vi khuẩn (Septoria glycines Hemmi) gây hại trên đậu tương vụ hè thu thí nghiệm năm 2015. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già, trên lá bị bệnh có các vết chết hoại lan rộng trên mặt lá do đó làm giảm diện tích quang hợp. Bệnh thường gây hại từ khi cây đậu tương ra hoa đến khi thu hoạch và gây hại nặng ở thời kỳ quả mẩy làm cho quả bị lép dẫn đến giảm năng suất. Kết quả theo dõi mức độ gây hại của bệnh đối với các giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2015 thì giống DT84 (đối chứng) và giống ĐT20 bị bệnh hại ở điểm 3, các giống còn lại hầu như không bị bệnh (điểm 1).

Bệnh sương mai (Peronospora manshurica) gây hại đậu tương thí nghiệm vụ đông năm 2015. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nếu cây bị bệnh nặng có thể

nhiễm bệnh sang quả và hạt làm cho quả và hạt không phát triển gây ảnh hưởng

đến năng suất và chất lượng hạt. Kết quảđiều tra mức độ nhiễm bệnh sương mai của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ đông năm 2015 cho thấy các giống đều bị nhiễm bệnh ở mức rất nhẹ (điểm 1) riêng giống D140 bị nhiễm bệnh nhẹ (điểm 3).

Như vậy, trong điều kiện sinh thái của địa phương thì mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương ở 2 vụở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng lớn

đến năng suất của các giống đậu tương. Tuy nhiên trong sản xuất cần làm tốt công tác phòng trừ dịch hại nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và đảm bảo năng suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 69 - 72)