Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 26 - 29)

2.3.1.1. Mt s kết qu nghiên cu v chn to ging đậu tương trên thế gii

Trong công tác chọn tạo giống thì việc nghiên cứu và đánh giá vật liệu khởi

đầu là bước rất quan trọng. Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ yếu

Indonexia, Hàn Quốc, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Nga với tổng số

45.038 mẫu giống (Trần Đình Long, 1991).

Hiện nay đậu tương được dùng để làm thực phẩm và làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp do đó mục tiêu chọn tạo giống đậu tương của các nước trên thế giới tập trung theo các hướng chủ yếu như tạo ra giống có năng suất hạt cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng bệnh gỉ sắt, kháng thuốc trừ cỏ. Đậu tương là một trong những cây trồng được sử dụng để

chuyển gen, công nghệ chuyển gen đã thu được những thành tựu đáng kể về

giống đậu tương có khả năng kháng sâu, bệnh,...

Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương nhờ

các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và chuyển gen. Những dòng nhập nội có năng suất cao đều được sử dụng làm vật liệu trong các chương trình lai tạo và chọn lọc. Vào năm 1804, Mỹđã tiến hành nghiên cứu đầu tiên tại bang Pelecibuahina đến năm 1893 Mỹđã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập từ các nơi trên thế giới. Giai đoạn 1928 - 1932 trung bình mỗi năm nước Mỹ

nhập nội trên 1.190 dòng từ quốc gia khác nhau. Hiện nay đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương, đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Rhizoctonia và thích ứng rộng như: Amsoy71, Lec36, Clark63, Herkey63. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu chọn giống là sử dụng các tổ

hợp lai cũng như nhập nội, thuần hóa trở thành giống thích nghi với từng vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ sung vào quỹ gen. Việc chọn ra những giống

đậu tương mới có khả năng thâm canh, phản ứng yếu với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến là mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ (Johnson H. W. and R.L. Bernard, 1967). Công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp gây đột biến tại nước Mỹ cũng đạt được nhiều kết quả, một số giống đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt lần lượt được tạo ra bởi Williams L.F 1950, Williams 1961. Đặc biệt những giống chống chịu bệnh gỉ sắt và bệnh virus.

Tại Braxin từ 1976 đến nay Trung tâm nghiên cứu giống đậu tương quốc gia của Braxin đã chọn từ tập đoàn 1.500 dòng đậu tương khác nhau để đưa ra những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như DoKo, Numbaira, Cristalina… trong đó giống có năng suất cao nhất là Cristalina đạt 38 tạ/ha (Tsukuba, 1983). Hướng tới của Braxin là chọn những giống đậu tương có thời gian sinh trưởng trung bình 107 - 120 ngày, có năng suất cao, chất lượng hạt tốt, kháng sâu bệnh khá. Trong vòng 3 thập kỷ gần đây, diện tích gieo trồng đậu

tương ở Braxin tăng cao, đạt 30,135 triệu hecta chiếm, 49% tổng diện tích gieo trồng ngũ cốc. Mùa vụ năm 2014/2015 (gieo hạt vào tháng 10 đến tháng 12, mùa thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 4) dự báo có thể đạt trên 200 triệu tấn hạt ngũ

cốc các loại, trong đó sản lượng đậu tương lần đầu vượt mốc 96,2 triệu tấn nhờ

tăng thêm 300 nghìn hecta diện tích gieo trồng mới và thời tiết ôn hòa và lượng mưa dồi dào.

Theo kết quả nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương trong 5 năm (2001 – 2005) của Nguyễn Thị Út (2006), tại trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset), giai

đoạn 1 đã phân phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia.

Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chọn giống đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính và ứng dụng công nghệ gen từ năm 1913, đến năm 2005 đã chọn được khoảng 1100 giống. Hầu hết các giống này đều có tiềm năng năng suất và chất lượng cao, hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu tốt với dịch hại và điều kiện bất thuận. Đặc biệt, giống Xindadou 1 đạt năng suất kỷ lục 5,96 tấn/ha khi canh tác trên một diện tích lớn ở khu tự trị Tân Cương, giống Lunxuan 1 đạt năng suất 5,97 tấn/ha, giống lai

đầu tiên là Hybsoya 1 có năng suất cao hơn 21,9% so với giống gốc ban đầu (Yayun Chen et al., 2006). Từ cuối năm 1990, một số giống có hàm lượng dầu cao (từ 21,5% trở lên) được phát triển nhanh chóng và được đưa vào sản xuất thương mại.

Theo Vũ Tuyên Hoàng và cs. (1995), tại Đài Loan Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu tiến hành chương trình chọn tạo giống và đưa vào sản xuất các giống Kaosing 3, Tainung 3, Tainung 4 vào năm 1961. Đây là các giống được tạo ra thông qua xử lý Nơtron và tia X cho các giống đột biến Tainung. Tainung 1 và Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu, vỏ quả

không bị nứt và được sử dụng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như trạm khí tượng Marjo (Thái Lan), trường

Đại học Philippin.

Ở Indonesia, 13 giống có năng suất cao đã được tạo ra và khuyến cáo gieo trồng từ mục đích cải tiến giống có năng suất cao, trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 – 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có hạt dạng thon dài. Trong đó, giống Wilis

được trồng phổ biến nhất, có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha. Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đậu tương

đạt 25 tạ/ha, chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng thích ứng với môi trường không thuận lợi… (Sumarno and T. Adisan wanto, 1991).

Là nước sản xuất đậu tương đứng thứ 5 thế giới và là một trong những nước sản xuất đậu tương hàng đầu ở Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ rất chú trọng phát triển cây đậu tương. Có khoảng 75 giống đậu tương được chọn tạo và đưa vào canh tác ởẤn Độ từ năm 1980 đến nay, trong đó có nhiều giống có khả năng kháng hoặc bị nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt và bệnh khảm vàng, năng suất đều trên 20 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày (Krishnadubey, 2012).

Tại Thái Lan hai Trung tâm MOAC và CGPRT đã phối hợp với nhau trong công tác nghiên cứu giống đậu tương nhằm cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn...,

đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, hạn hán và ngày ngắn...

2.3.1.2. Nhng nghiên cu v thi v trng đậu tương trên thế gii

Đối với mỗi loại cây trồng để có được năng suất cao, chất lượng tốt thì cây trồng đó cần có các điều kiện thuận lợi về sinh thái để sinh trưởng phát triển. Với mỗi quốc gia, khu vực có một thời vụ gieo trồng thích hợp cho mỗi loại cây trồng do đó các nhà khoa học đã nghiên cứu vềảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng trong đó nghiên cứu về thời vụ

gieo trồng của đậu tương cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo lời dẫn của Ngô Thế Dân và cs. (1999), khi nghiên cứu về thời vụ

trồng đậu tương ở vùng nhiệt đới tác giả Hinson K và cs đã và chỉ ra rằng thời vụ gieo trồng chủ yếu do mùa mưa quyết định, thời gian gieo trồng thay đổi trong năm.

Tác giả Baihaki và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến 4 giống và 44 dòng đậu tương đã thu được kết quả là thời vụ có tương tác chặt tới 12 tính trạng nghiên cứu trong đó có năng suất hạt (Theo lời dẫn của Ngô Thế

Dân và cs.,1999).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống đậu tương cho vụ hè thu và vụ đông tại huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 26 - 29)